Về xu hướng tiêu dùng trong chi tiêu.

Một phần của tài liệu NGHIÊN cứu KHOA học đề tài XU HƯỚNG TIÊU DÙNG TRONG bối CẢNH DỊCH COVID 19 (Trang 52 - 54)

Trong đại dịch Covid 19 xu hướng tiết kiệm và giảm chi tiêu của người tiêu dùng Việt Nam đi đầu trong khu vực châu Á.

Đại dịch đã làm thay đổi bối cảnh tài chính cá nhân tại Việt Nam, khi người tiêu dùng giờ đây thận trọng hơn về thói quen tiêu dùng ngắn hạn cũng như các kế hoạch tài chính dài hạn của họ. Niềm tin rằng tình hình dịch bệnh đang dần cải thiện tăng vọt kể từ khi quy định giãn cách xã hội được nới lỏng ở Việt Nam, với sự lạc quan tăng từ khoảng 30% vào tháng 9/2021 lên đến 80% - gần như ngang bằng mức trước đại dịch vào tháng 10/2021.

Hàng triệu người đang phải chịu áp lực tài chính vì covid 19. Điều này có thể khiến chúng ta cẩm thấy kiệt sức, tức giận và mất tập trung.

Những nhu cầu của trẻ nhỏ hoặc lứa tuổi teen cố thể khiến bạn đau đầu. Tuy nhiên, có nhứng cách có thể giúp bạn vượt qua những khó khăn về tài chính này.

Báo cáo đành giá tác động đã khảo sát 498 hộ gia đình. Kết quả khảo sát này cho thấy, tác động kinh tế là rất lớn, trong đó 88% hộ gia đình bị ảnh hưởng việc làm vào tháng 7/2021 và 63,5% hộ gia đình bị giảm thu nhập từ 30% trở lên so với thời kì trước đại dịch (tháng12/2019). Các hộ gia đình làm du lịch, nhà hàng, khách sạn và vận tải hành khách bị ảnh hưởng nặng nề nhất.

Tác động kinh tế cũng rất đáng kể. Sức khỏe tinh thần là một vấn đề cấp bách đâng nổi lên, vì tình trạng phong tỏa diễn ra phổ biến và kéo dài. Hai phần ba (66,4%) hộ gia đình lo lắng về tác động của Covid-19. Đáng chú ý, chủ hộ là nữ có tỷ lệ mắc các vấn đề sức khỏe tâm thần (81,6%) cao hơn so với chủ hộ là nam (62,8%)

Tuy nhiên, bất chấp triển vọng tích cực đối với “bình thường mới”, các gia đình vẫn đang đối phó với tác động của Covid-19 lên hoạt động tài chính cá nhân của họ, vốn đã bị ảnh hưởng đáng kể vào năm 2021 so với các đợt bùng phát dịch trước đó.

Một điểm tích cực phải kể đến đó là 28% người tiêu dùng Việt Nam đã tăng mức tiết kiệm trong thời gian xảy ra đại dịch, với quy định “làm việc tại nhà” dẫn đến giảm chi tiêu cho các khoản tiêu dùng không thiết yếu, gồm du lịch, giải trí và ăn uống.

Những thay đổi do đại dịch Covid-19 đã khiến người tiêu dùng phải đánh giá lại thói quen tiêu dùng hiện tại và kế hoạch tài chính dài hạn của mình. Hơn 53% người tiêu dùng Việt Nam cắt giảm các khoản chi tiêu khơng thiết yếu trong 6 tháng qua. Trong khi đó, 80% dự định sẽ tiếp tục cắt giảm trong tương lai.

Đánh giá ở góc độ người tiêu dùng cho thấy, bất chấp những biến động kinh tế đang diễn ra, người tiêu dùng Việt Nam nhìn chung vẫn lạc quan. Những người tham gia khảo sát đánh giá mức độ tin cậy vào tổng quan nền kinh tế Việt Nam ở mức 7,2/10 trong vòng từ 3-5 năm tới (thang đo mức độ tin cậy từ 0 – 10, tương ứng từ mức độ tin cậy thấp nhất đến mức độ tin cậy cao nhất).

Ghi nhận thực tế cho thấy, mặc dù người tiêu dùng Việt Nam đã giảm quy mô giỏ hàng về số lượng hàng hóa ở mỗi lượt mua sắm hàng tạp hóa, nhưng giá trị giỏ hàng lại tăng cao đáng kể. Đồng thời, người dân sẵn sàng chi nhiều hơn cho mỗi đơn vị hàng hóa hay giá trị giỏ hàng mỗi lượt mua sắm tiêu dùng trong sinh hoạt hàng ngày.

Xu hướng này, khá phù hợp với hiện trạng nhiều gia đình ưu tiên mức chi dùng hàng tháng theo kế hoạch cho thực phẩm chế biến sẵn và tươi sống, thực phẩm đồ hộp... tăng cao trong thời gian qua. Đặc biệt, với tác động của dịch COVID-19, hành vi

người tiêu dùng đã có sự thay đổi lớn, đó là gia tăng chi tiêu hàng tháng vào sản phẩm chăm sóc sức khỏe như: nước rửa tay và khẩu trang.

Ngược lại, chi tiêu hàng tháng theo kế hoạch của hộ gia đình dành cho đi lại đã giảm do biện pháp giãn cách xã hội khiến người dân tiết chế nhu cầu đi lại bên ngoài. Tương tự, người dân chi dùng cho dịch vụ giáo dục cũng hạn chế, bởi đây là lĩnh vực không thiết yếu trong giai đoạn dịch bệnh.

Một phần của tài liệu NGHIÊN cứu KHOA học đề tài XU HƯỚNG TIÊU DÙNG TRONG bối CẢNH DỊCH COVID 19 (Trang 52 - 54)