Các giải pháp.

Một phần của tài liệu NGHIÊN cứu KHOA học đề tài XU HƯỚNG TIÊU DÙNG TRONG bối CẢNH DỊCH COVID 19 (Trang 58 - 65)

Giải quyết vấn về thu nhập, việc làm

Vấn đề thu nhập, việc làm là vấn đề cốt lõi xây dựng nên tiềm lực về mức chi tiêu, từ đó thì khả năng tiêu dùng mới tăng cao.

Theo Sở Lao động - Thương binh & Xã hội Hà Nội, dịch Covid-19 diễn biến phức tạp đã ảnh hưởng đến việc làm, thu nhập của hơn 1 triệu lao động trên địa bàn, khiến cuộc sống của nhiều người, nhiều gia đình gặp khó khăn.

Nhằm hỗ trợ người lao động vươn lên, tiếp cận với cơ hội việc làm, các cơ quan, đơn vị, địa phương đã và đang triển khai linh hoạt, đồng bộ nhiều giải pháp. Trong đó, giải pháp cấp bách được thực hiện là hỗ trợ trực tiếp cho người lao động bị ảnh hưởng sâu bởi dịch Covid-19 từ gói an sinh xã hội 62.000 tỷ đồng của Chính phủ. Đến nay, tồn thành phố đã hỗ trợ cho hơn 514.000 người với số tiền hơn 600 tỷ đồng, tập trung chủ yếu ở nhóm người bị mất việc làm, lao động thuộc hộ nghèo, cận nghèo… Là đối tượng được thụ hưởng, chị Nguyễn Thị Thuận, thôn Đại Bái, xã Đại Thịnh (huyện Mê Linh), cho hay: “Tôi đã sử dụng số tiền hỗ trợ từ gói an sinh xã hội để trang trải cho cuộc sống trong giai đoạn khơng có việc làm. Khi dịch Covid-19 lắng xuống, tôi đã đi làm trở lại và nay cuộc sống dần ổn định”.

Qua diễn biến của thị trường lao động, việc làm trên địa bàn Hà Nội cho thấy, một bộ phận không nhỏ người lao động bị thất nghiệp rất khó tìm được việc làm, cịn nhà tuyển dụng lại khó tuyển được người đáp ứng u cầu cơng việc. Ngun nhân là đa số người có nhu cầu tìm việc thuộc nhóm lao động phổ thơng nên khó đáp ứng được tiêu chí của nhà tuyển dụng.

Để rộng mở cơ hội việc làm trong những năm tới, bà Nguyễn Thị Nhạn, cán bộ phụ trách nhân sự Công ty cổ phần Đầu tư thương mại Bách Tường Phát (phường Xuân Tảo, quận Bắc Từ Liêm) cho rằng, các cơ quan chức năng nên quan tâm, động viên, thu hút người lao động tham gia học nghề ở nhiều mức trình độ. Cịn người lao động nên chủ động trang bị cho bản thân những kiến thức, kỹ năng nghề phù hợp với thời kỳ mới.

Tiêu biểu, hiện nay, đối với một số doanh nghiệp gỗ, khi giãn cách xã hội và hạn chế giao tiếp, đi lại đã tác động đến doanh số của doanh nghiệp khi không thể trực tiếp làm việc cùng với các đối tác; điều này thơi thúc các doanh nghiệp này tìm ra các giải pháp để đưa các mặt hàng đến với khách hàng với cách tiếp cận hiệu quả mà không cần đến trực tiếp các gian hàng. Cụ thể, phương pháp bán hàng online đang được nhiều doanh nghiệp áp dụng. Đây cũng là phương pháp bán hàng đang được khuyến khích trong bối cảnh dịch bệnh lan rộng. Hoặc mới đây, một cách làm mới của các doanh nghiệp gỗ thuộc HAWA (Hội Mỹ nghệ và chế biến gỗ TP. Hồ Chí Minh) khi áp dụng cách làm mới trong bán hàng thông qua triển khai triển lãm trực tuyến bằng các showroom. Khi truy cập triển lãm trực tuyến với công nghệ mới 3D dễ dàng giúp cho khách hàng xem cụ thể, đầy đủ các mặt hàng, sản phẩm gỗ. Triển lãm với hình thức trực tuyến này giúp doanh nghiệp tiếp cận được rất nhiều khách hàng, đặc biệt là các khách hàng quốc tế.

Cùng với tiện ích trên, triển lãm trực tuyến ứng dụng các nền tảng công nghệ vào thương mại điện tử, sự kiện hội thảo, kết nối giao thương trực tuyến… Qua đó, giúp nhà triển lãm có thể thống kê, phân tích, trải nghiệm và nắm bắt nhu cầu của khách tham quan, thu thập dữ liệu khách hàng tiềm năng, nghiên cứu thị trường, xu hướng tiêu dùng. Đồng thời phát triển các gói dịch vụ về tiếp thị và truyền thơng cho nhà triển lãm; nâng cao tỷ lệ chốt đơn hàng thành công.

Không chỉ các doanh nghiệp tư nhân mới cần “suy nghĩ” để vượt qua khó khăn thời dịch COVID-19, một số doanh nghiệp nhà nước đã chủ động không ngừng đổi mới chất lượng dịch vụ để thu hút khách hàng. Tiêu biểu ở khu vực này, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank), từ ngày 16/7/2020 đã chính thức ra mắt dịch vụ Ngân hàng số hoàn toàn mới (VCB Digibank) trên cơ sở hợp nhất các nền tảng giao dịch trực tuyến và thay thế cho các dịch vụ Internet Banking và Mobile Banking trước đây của ngân hàng.

Với dịch vụ này sẽ cung cấp các trải nghiệm liền mạch, thống nhất cho khách hàng trên các phương tiện điện tử như máy tính và thiết bị di động, giúp khách hàng dễ dàng thực hiện giao dịch tài chính, thanh tốn và mua sắm. Cụ thể, khách hàng sẽ được trải nghiệm mọi tiện ích tài chính hiện đại và nhanh chóng bao gồm: chuyển tiền

nhanh 24/7, đặt lịch chuyển tiền, gửi tiết kiệm online, thanh tốn hóa đơn điện, nước, viễn thơng, y tế, giáo dục, bảo hiểm, thanh tốn dịch vụ hành chính cơng, nạp tiền điện thoại, đặt vé máy bay, khách sạn, mua sắm trực tuyến,… Điều này, đã góp phần hạn chế đi lại của người dân trong bối cảnh giãn cách, hạn chế tiếp xúc nơi đông người.

Mặc dù Covid-19 mang lại nhiều bất lợi và khó khăn cho doanh nghiệp, nhưng thực tế cho thấy, đây cũng là cơ hội để doanh nghiệp có thể phát triển theo hướng bền vững hơn, hướng tới các giá trị cộng đồng nhiều hơn. Để làm được điều đó, các doanh nghiệp kinh doanh, sản xuất, phân phối có thể tham khảo những khuyến cáo sau:

- Sử dụng vật liệu xanh, thân thiện với môi trường trong kênh phân phối;

- Cho phép người tiêu dùng chủ động trong việc không dùng sản phẩm nhựa khi mua hàng từ xa;

- Tạo cơ chế để người tiêu dùng tiếp tục mua hàng một cách bền vững thông qua cơ chế “làm đầy” (refill) – cho phép người tiêu dùng mang chai, lọ đã sử dụng đến để đựng sản phẩm. Hoạt động này nhằm giảm lượng bao bì nhựa chỉ sử dụng 1 lần hoặc những sản phẩm khó phân huỷ, bao gồm các sản phẩm gia dụng thường gặp trong nhà, dành cho cả người lớn và trẻ em, hoặc khi mang đi;

- Khơng gói hàng q kỹ, q nhiều gây lãng phí ngun, vật liệu;

- Nếu có thể, cân nhắc việc thay thế quy trình sản xuất sử dụng năng lượng tự nhiên sang năng lượng tái tạo như điện gió, điện mặt trời…

Chủ trương của Nhà nước

Nhằm chia sẻ khó khăn cùng nhân dân cả nước và cộng đồng doanh nghiệp trong việc giảm thiểu tác động của dịch Covid-19, bảo đảm an tồn đời sống và sức khỏe của nhân dân, giữ gìn an ninh trật tự, phấn đấu thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, Chính phủ quyết nghị thực hiện các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư cơng, ứng phó với đại dịch Covid-19 như sau:

1. Quán triệt sâu sắc tinh thần chỉ đạo và thực hiện quyết liệt, hiệu quả các giải pháp phịng, chống dịch của Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng và chỉ đạo thực hiện của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ.

2. Các bộ, cơ quan trung ương và địa phương căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao, thực hiện ngay các giải pháp thuộc thẩm quyền để tháo gỡ khó khăn và hỗ trợ doanh nghiệp giảm chi phí sản xuất, kinh doanh, duy trì hoạt động; thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư cơng; khẩn trương chuẩn bị và hồn thiện hồ sơ trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định đối với những nội dung vượt thẩm quyền.

3. Thực hiện “nhiệm vụ kép” vừa ưu tiên phòng chống dịch, vừa duy trì sản xuất, kinh doanh, giữ vững ổn định xã hội; nỗ lực phấn đấu cao nhất thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2020 đề ra theo Kết luận của Trung ương và các Nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ.

4. Trong thời gian có dịch cần tập trung vào các giải pháp nhằm giảm gánh nặng, giảm chi phí đầu vào, trách nhiệm các khoản phải đóng… nhằm giúp các doanh nghiệp tồn tại, cầm cự, vượt qua khó khăn về tài chính, duy trì sản xuất và việc làm cho người lao động, nâng cao khả năng chống chịu trong thời gian có dịch và sớm quay trở lại hoạt động sản xuất, kinh doanh khi có điều kiện thuận lợi trở lại. Đồng thời, chuẩn bị tốt các điều kiện cần thiết để đón bắt thời cơ, thu hút đầu tư và các nguồn lực bên ngoài từ nhiều quốc gia, khu vực phục vụ phát triển đất nước.

5. Kiên quyết xử lý nghiêm và kịp thời các tổ chức, cá nhân, cán bộ công chức, viên chức cố tình gây khó khăn, làm chậm thời gian, tiến độ thực hiện các nhiệm vụ được giao. Kỷ luật, thay thế những cán bộ, công chức, viên chức yếu kém về năng lực, trình độ hoặc suy thối về đạo đức nghề nghiệp, gây nhũng nhiễu, thao túng, chi phối khi thực thi công vụ, vi phạm quy định của pháp luật.

Đối với người tiêu dùng

Dịch COVID-19 đã thúc đẩy hoạt động mua sắm của người dân theo xu hướng có kế hoạch, chủ đích và chuyển sang tiêu dùng bền vững, hợp lý.

Người dân cũng ưu tiên lựa chọn những mặt hàng chất lượng có giá cả phù hợp, cũng như săn hàng khuyến mãi, giảm giá... để tiết kiệm trong đời sống sinh hoạt hằng ngày. Do đó, nhiều doanh nghiệp, nhà bán lẻ, đơn vị sản xuất kinh doanh... đang đối mặt với bài toán thị trường sau giãn cách xã hội để nhanh chóng bắt kịp thói quen tiêu dùng mới của người dân.

Ngày càng nhiều người dân thành phố tăng nhu cầu mua sắm và mở rộng nhóm ngành hàng tiêu dùng thiết yếu của bản thân, gia đình khi những trung tâm thương mại, siêu thị, chuỗi cửa hàng... mở cửa trở lại trên địa bàn thành phố.

Chị Liên Phương, cư ngụ tại thành phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh chia sẻ, cuối tuần vừa qua chị cùng con gái đã đến một số trung tâm thương mại để mua sắm quần áo, giày dép...Gia đình khá đơng thành viên, nhất là có nhiều trẻ con nên có nhiều nhu cầu mua sắm những mặt hàng quần áo, giày dép nhưng do thời gian giãn cách xã hội kéo dài nên trước đây gần như khơng có cơ hội tiêu dùng những ngành hàng này.

Cùng quan điểm, chị Nguyễn Thái, cư ngụ tại quận Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, trong hai ngày cuối tuần cũng đã tranh thủ thời gian đến các cửa hàng thời trang, mỹ phẩm để lựa chọn và mau sắm những sản phẩm cần thiết.

Trong thời gian qua, các hộ gia đình sử dụng rất nhiều biện pháp để đối phó với đại dịch như sau: Một là các hộ gia đình đều hết sức thận trọng trong phịng chống dịch COVID-19 như thực hiện sử dụng khẩu trang, rửa tay với xà phòng, sử dụng nước sát khuẩn tay và giữ khoảng cách tiếp xúc trực tiếp: 99,7% hộ gia đình thực hiện đeo khẩu trang, 91,5% rửa tay bằng xà phòng và sử dụng nước sát khuẩn tay, và 94% giữ khoảng cách khi tiếp xúc trực tiếp vào tháng 7/2021 (xem Hình 5). Tỷ lệ thực hiện các biện pháp phịng tránh cao vì nguy cơ lây nhiễm gia tăng đáng kể trong đợt đại dịch thứ 4 vào tháng 7/2021. Tuy nhiên, mua sắm trực tuyến chỉ được thực hiện bởi 10% hộ gia đình, một phần do sự gián đoạn của dịch vụ vận chuyển trong thời gian giãn cách xã hội. 12,4% hộ gia đình sử dụng thanh tốn điện tử.

Hai là cắt giảm chi tiêu là biện pháp phổ biến nhất được áp dụng bởi các hộ gia đình bị ảnh hưởng. Hầu hết trong số họ cắt giảm lương thực, tiếp theo là sử dụng điện. Bốn trong năm hộ gia đình bị ảnh hưởng (79,4%) đã cắt giảm chi tiêu. 43,4% giảm chi tiêu ít hơn 30%. 17,7% cắt giảm trên 30%. Phần lớn việc cắt giảm được áp dụng với chi tiêu cho thực phẩm. 71% số hộ gia đình bị ảnh hưởng đã cắt giảm chi tiêu cho thực phẩm. Việc cắt giảm chi phí lương thực và tình trạng thiếu lương thực được ghi nhận ở các hộ gia đình dễ bị tổn thương, những người bị sa thải trong nhiều tháng, đặc biệt là người di cư. Tình trạng nghiêm trọng hơn đã được báo cáo ở các hộ gia đình có con nhỏ. Mặt hàng cắt giảm nhiều thứ hai là tiêu dùng điện, khi 37,6% hộ gia đình bị ảnh hưởng cắt giảm chi tiêu này.

Ba là tìm kiếm sự hỗ trợ. Bốn trong mười hộ gia đình bị ảnh hưởng phải đi vay để phục vụ sinh hoạt hộ gia đình, chủ yếu vay từ bạn bè 39,6% số hộ phải dựa vào vay nợ để phục vụ tiêu dùng hộ gia đình. Trong đó, 16,8% có khoản vay mới, 14,9% khất trả nợ các khoản vay hiện có và 8% nợ chủ cửa hàng khi mua hàng hóa tiêu dùng. Trong số mạng lưới hỗ trợ tài chính của họ, bạn bè là nguồn quan trọng nhất được yêu cầu hỗ trợ khoản vay. Các thành viên trong gia đình rất khó tiếp cận trong hồn cảnh đại dịch. Nghiên cứu định tính cho thấy việc vay mượn ngày càng trở nên khó khăn khi tất cả các mạng lưới đều bị ảnh hưởng nặng nề.

Bốn là, một số hộ gia đình đã sử dụng tiền tiết kiệm nhưng chỉ ba trong mười hộ gia đình có thể sử dụng tiền tiết kiệm (31%), họ đã sử dụng tiền tiết kiệm của họ cho tiêu dùng trong đợt dịch đang bùng phát. Những người phải sử dụng tiền tiết kiệm kể từ tháng 4/2021, giai đoạn bắt đầu của đợt bùng phát COVID-19 lần thứ 4, phải đối mặt với một vấn đề nghiêm trọng hơn khi 55,5% trong số họ khơng cịn tiền tiết kiệm cho tháng tiếp theo.

Năm là, di cư ra khỏi các tỉnh bị bùng phát COVID-19 với ảnh hưởng nặng nề, là biện pháp bất đắc dĩ cuối cùng, nhiều trường hợp khó khăn đã về quê hoặc vẫn kẹt lại thành phố bị bùng phát dịch. Dòng di cư ào ạt diễn ra khỏi các tỉnh có dịch COVID-19 bùng phát trên 3 tháng. Những lý do chính bao gồm: khơng cịn tiền tiết kiệm để tiêu dùng cho thực phẩm và tiền thuê nhà, khơng có thành viên trong gia đình để chăm sóc nếu nhiễm bệnh, khơng gian sống quá chật hẹp dẫn đến các vấn đề sức khỏe tinh thần nghiêm trọng, quá lo lắng về việc bị nhiễm bệnh, nhất là đối với trẻ em và những người có tình trạng sức khỏe ốm yếu hoặc bệnh đặc biệt, ví dụ đang mang thai và bị cao huyết áp. Nhưng nhiều người trong số họ khơng thể về q. Do kiểm sốt luồng di chuyển nên không ai được tự ý đi ra khỏi các tỉnh thành đang bùng phát dịch. Ở trong những căn phịng trọ vơ cùng chật hẹp ở các thành phố, các hộ gia đình phải đối mặt với nhiều khó khăn về sức khỏe tinh thần, thiếu lương thực, thiếu năng lượng và khơng có thuốc điều trị khi ốm đau.

Thứ sáu, tiêm chủng phòng ngừa COVID-19 mới chỉ bắt đầu được triển khai, 2/3 số người được hỏi đã sẵn sàng tiêm chủng 62,4% số người được hỏi cho biết họ không được đưa vào diện cần được ưu tiên tiêm chủng phòng ngừa COVID-19 và đành chờ đợi. 21,4% cho biết họ được ưu tiên tiêm chủng. 16% khơng biết thơng tin gì về diện cần chính sách ưu tiên tiêm chủng. Các nữ chủ hộ ở mức dễ bị tổn thương hơn khi

20,4% trong số họ khơng có thơng tin về chính sách tiêm chủng, cao hơn so tỷ lệ 15% ở nhóm nam chủ hộ. Có thể nếu thơng tin về chính sách ưu tiên tiêm chủng được cung cấp cho tất cả mọi người thì khả năng sẵn sàng tiêm chủng cao hơn. 19,3% số người được hỏi báo cáo rằng họ đã được tiêm chủng phòng ngừa COVID-19. 66,2% đã sẵn sàng tiêm chủng phịng ngừa COVID-19. Trong số đó, 85% cho biết đã sẵn sàng cho bất kỳ nhãn hiệu vắcxin nào. 14,9% chờ đợi một nhãn hiệu vắc-xin cụ thể. 58,9%

Một phần của tài liệu NGHIÊN cứu KHOA học đề tài XU HƯỚNG TIÊU DÙNG TRONG bối CẢNH DỊCH COVID 19 (Trang 58 - 65)