Nâng cao cơng nghệ quản lý món vay

Một phần của tài liệu KHÓA LUẬN tốt NGHIỆP đề tài GIẢI PHÁP NHẰM mở RỘNG CHO VAY đối với DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ vừa tại NGÂN HÀNG TMCP ĐÔNG á – CHI NHÁNH KON TUM (Trang 63 - 65)

Đối với ngân hàng,hoàn tất việc cho vay mới chỉ là bước đầu của quy trình tín dụng. Quy trình cho vay chỉ kết thúc khi khách hàng trả nợ và ngân hàng tất toán hồ sơ.Để nâng cao hơn nữa hiệu quả cho vay, hạn chế mức thấp nhất các rủi ro phát sinh thì ngân hàng cần đề ra và thực hiện các biện pháp giám sát món vay và xử lý các món vay có vấn đề.

a) Giám sát món vay

Sau khi giải ngân, cán bộ tín dụng phải thường xuyên theo dõi hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhằm đánh giá tiến độ thực hiện của phương án vay vốn. Việc này hết sức quan trọng vì nó giúp cán bộ tín dụng phát hiện sớm những vấn đề phát sinh để kịp thời đề ra các biện pháp xử lý thích hợp.Tuy nhiên hiện nay, ngân hàng không được cung cấp đầy đủ và thường xun các thơng tin từ phía khách hàng, nhất là thơng tin về kế tốn tài chính. Do đó để khắc phục tình trạng này, cán bộ tín dụng có thể tiến hành thanh tra định kỳ hoặc đột xuất cơ sơ sản xuất hoặc thu thập thơng tin từ các hóa đơn bán hàng của doanh nghiệp. Điều này giúp cán bộ tín dụng biết được: - Mức độ khác biệt giữa phương án xin vay với thực tế, hoạt động sản xuất theo chiều hướng tốt hay xấu,doanh thu và chi phí tăng giảm ra sao để từ đó có biện pháp phối hợp cùng với chủ doanh nghiệp điều chỉnh lại phương án sản xuất kinh doanh.

- Khả năng thanh tốn của doanh nghiệp có trả được nợ khi đến hạn khơng, khoản phải thu nhiều hay ít,xem xét biến động giá trị tài sản dùng vào sản xuất kinh doanh có bị giảm xuống khơng.

- Đánh giá lại giá trị của tài sản đảm bảo xem có đủ để thu hồi nợ trong trường hợp khách hàng mất khả năng thanh tốn hay khơng.Từ đó để ngân hàng có những điều chỉnh kịp thời trong việc cung ứng vốn vay cho tương ứng với giá trị thực tế của tài sản bảo đảm.

- Ngoài ra qua các lần đến doanh nghiệp, cán bộ tín dụng có thể đánh giá được tinh thần trách nhiệm của chủ doanh nghiệp đối với khoản vay qua việc họ có lảng tránh gặp gỡ,có nhiệt tình trao đổi với cán bộ tín dụng về những vấn đề có liên quan đến món vay, có sao nhãng việc trả nợ hay không.

Các thông tin trên đây phải được cán bộ thường xuyên cập nhật dưới dạng báo cáo và biên bản làm việc kèm trong hồ sơ vay vốn.Nắm bắt tình hình một cách chắc chắn và kịp thời sẽ giúp cán bộ tín dụng quản lý chặt chẽ món vay cũng như phát hiện sớm những món vay có vấn đề, hạn chế được rủi ro từ phía khách hàng,góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay của ngân hàng.

b) Các biện pháp xử lý món vay có vấn đề

Món vay có vấn đề được hiểu bao gồm các món vay đã quá hạn và món vay tuy chưa đến hạn nhưng khách hàng có nguy cơ khơng trả được nợ do mất khả năng thanh tốn, do kinh doanh thua lỗ,sắp phá sản hoặc do doanh nghiệp có biểu hiện vi phạm pháp luật. Do vậy ngân hàng cần tiến hành phân tích từng loại nợ quá hạn nhằm tìm ra nguyên nhân phát sinh, trên cơ sở đó đề ra biện pháp xử lý kịp thời. Ngân hàng có thể chia nợ quá hạn thành hai loại nợ quá hạn có khả năng thu hồi và nợ q hạn khơng có khả năng thu hồi.

- Đối với nợ quá hạn có khả năng thu hồi: Nếu cán bộ tín dụng đánh giá tình hình sản xuất kinh doanh của khách hàng đang tạm thời gặp khó khăn nhưng vẫn cịn triển vọng, khách hàng có ý thức trả nợ thì có thể áp dụng hình thức

gia hạn nợ,giãn nợ hay cho khách hàng vay thêm để giúp đỡ họ khắc phục khó khăn này.

- Đối với nợ q hạn khơng có khả năng thu hồi: Sau khi đánh giá, phân tích xem xét một cách kỹ càng, ngân hàng thấy chắc chắn rằng khách hàng khơng cịn khả năng trả nợ khi đó cần có những biện pháp thu hồi tài sản thế chấp để thu nợ.Đối với những khoản nợ này thì phát mại tài sản thế chấp là một biện pháp giúp ngân hàng thu hồi được khoản tín dụng đã cấp.Đối với những tài sản thế chấp nào ngân hàng có thể bán với mức giá chấp nhận được thì bán ngay để thu hồi vốn cho ngân hàng. Còn trong trường hợp việc phát mại tài sản gặp khó khăn do giá trị tài sản lớn, thời gian phát mại dài, nhiều chi phí phát sinh, thậm chí là khơng phát mại được, trong những trường hợp này, ngân hàng có thể dùng tài sản để cho thuê và trực tiếp đứng ra thu tiền, sử dụng làm vốn góp liên doanh.

Kết luận: Ta thấy qua chương 3 này đã làm rõ một số định hướng, mục tiêu

của ngân hàng trong những năm tới, cũng như những biện pháp nhằm mỡ rộng hoạt động cho vay ngắn hạn đối với DN của chi nhánh.

Một phần của tài liệu KHÓA LUẬN tốt NGHIỆP đề tài GIẢI PHÁP NHẰM mở RỘNG CHO VAY đối với DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ vừa tại NGÂN HÀNG TMCP ĐÔNG á – CHI NHÁNH KON TUM (Trang 63 - 65)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(65 trang)
w