TỔNG CỘNG NGUỒN

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) VKD và một số giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường quản trị sử dụng VKD tại công ty TNHH lông vũ phương nam (Trang 68 - 75)

- IV Tài sản dà

7. Lợi nhuận sau thuế chưa

TỔNG CỘNG NGUỒN

Trong năm vừa qua, doanh nghiệp đã tăng việc huy động vốn chủ yếu từ nguồn vay nợ làm cho tổng nguồn vốn tăng lên; dẫn đến cơ cấu nguồn vốn cũng thay đổi. Cả hai thời điểm đầu năm và cuối năm, nợ phải trả đều chiếm tỷ trọng lớn và đang có xu hướng tăng lên. Đầu năm, tỷ trọng nợ phải trả 94,79% đến cuối năm tỷ trọng này đã tăng lên và đạt 95,30%. Việc dùng nợ vay nhiều để tài trợ vốn đã làm giảm khả năng tự chủ về tài chính của doanh nghiệp, gia tăng sự phụ thuộc vào bên ngồi đồng thời tăng mức độ rủi ro tài chính. Doanh nghiệp có hệ số nợ tăng qua các năm thể hiện mức độ sử dụng địn bẩy tài chính ngày càng gia tăng. Đây là một vấn đề mà doanh nghiệp cần hết sức cẩn trọng khi thực hiện từng kế hoạch kinh doanh của mình bởi lẽ sử dụng địn bẩy tài chính như 1 con dao hai lưỡi, nó có thể làm khuếch đại tỷ suất lợi nhuận VCSH nhưng cũng có thể làm giảm sút nhanh hơn tỷ suất lợi nhuận này và nếu doanh nghiệp bị thua lỗ thì càng bị lỗ nặng nề hơn. Để có cái nhìn tổng quan hơn ta đi sâu vào phân tích từng chỉ tiêu trong cơ cấu nguồn vốn.

Nợ phải trả:

Nợ phải trả cuối năm 2015 đạt 124.020 triệu đồng tăng 9.104 triệu đồng so với đầu năm 2015 (tương ứng với tỷ lệ 7,84%). Trong đó, nợ ngắn hạn tuy khơng tăng về tỷ trọng nhưng lại tăng về số tuyệt đối, chiếm tất cả trong cơ cấu nợ phải trả (100%). Như vậy chính sách của doanh nghiệp là sử dụng nguồn vốn ngắn hạn để tài trợ hoạt động sản xuất kinh doanh, điều này sẽ làm giảm chi phí sử dụng vốn của doanh nghiệp, giúp DN giảm được một lượng chi phí đáng kể.

Nợ ngắn hạn: NNH đạt gần 124.020 triệu đồng, tăng 7,84% so với thời

Có thể thấy, trong nợ ngắn hạn các khoản mục vay và nợ ngắn hạn có xu hướng tăng và tốc độ tăng của những khoản này lớn hơn rất nhiều so với tốc độ giảm của khoản phải trả người bán, người mua trả tiền trước. Đây chính là nguyên nhân dẫn đến sự gia tăng của nợ ngắn hạn.

- Vay ngắn hạn đạt 28.050 triệu đồng tăng 90.000 triệu đồng (tức tăng 290,32%) so với đầu năm. Tỷ trọng vay ngắn hạn cũng tăng từ 26,96% lên 97,56%. Sự thay đổi này xuất phát từ chính sách huy động nợ của doanh nghiệp; tận dụng và phát huy việc sử dụng địn bẩy tài chính nhằm gia tăng nhanh chóng lợi nhuận trước lãi vay và thuế.

- Năm 2015 không phát sinh phải trả người bán . Chứng tỏ doanh nghiệp đã sử dụng các nguồn vốn khác để trả hết nợ cho nhà cung cấp, nhằm gia tăng uy tín của chính doanh nghiệp.

- Người mua trả tiền trước cuối năm 2015 đạt 2.996 triệu đồng, giảm gần 726 triệu đồng so với năm 2014, tương ứng với tỷ lệ tăng 19,5%, chứng tỏ công ty hạn chế nhận tiền ứng trước của khách hàng để thực hiện các dự án, đồng thời cũng thể hiện các dự án được doanh nghiệp nhận ít hơn.

- Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước cuối năm là gần 24 triệu đồng tăng 149,8%. Như vậy có thể thấy, doanh nghiệp thực hiện tốt nghĩa vụ của mình đối với Nhà nước.

Vốn chủ sở hữu:

Vốn chủ sở hữu cuối năm 2015 đạt 6.116 triệu đồng giảm hơn 209 triệu đồng, (tương ứng tỷ lệ 3,31%). Vốn chủ sở hữu giảm chủ yếu xuất phát từ sự giảm của lợi nhuận chưa phân phối (giảm 123,88%), trong khi vốn đầu tư của chủ sở hữu là không thay đổi nhưng tỷ trong lại tăng(0,99%).

Vốn đầu tư từ vốn khác của chủ sở hữu chiếm tỷ trọng lớn trong nguồn vốn chủ sở hữu ở cả hai thời điểm đầu năm và cuối năm (trên 68%). Doanh nghiệp đã chú ý hơn trong vấn đề huy động vốn từ chính nguồn lực của bản thân doanh nghiệp thay vì phải huy động nợ vay nhiều dù cho mức tăng còn hạn chế. Nguồn vốn chủ sở hữu là chỉ tiêu đánh giá khả năng tự chủ về tài chính của doanh nghiệp. Một doanh nghiệp có mức vốn chủ sở hữu cao sẽ chủ động về năng lực hoạt động của mình, khơng bị phụ thuộc vào các đối tác bên ngoài. Như vậy, nguồn VCSH của doanh nghiệp tại thời điểm cuối năm chiếm 4,7%; khả năng tự chủ về tài chính của doanh nghiệp vẫn ở mức thấp.

Lợi nhuận chưa phân phối cuối năm là -40,387 triều đồng giảm gần 210 triệu đồng so với đầu năm (tương ứng với tỷ lệ giảm 123,88%) xuất phát từ việc tỷ doanh thu năm 2015 của doanh nghiệp giảm nhanh hơn tỷ lệ chi phí giảm.

Tóm lại:

Doanh nghiệp huy động vốn từ hai nguồn vốn chủ và nợ vay và chủ yếu là nợ vay, có sự gia tăng mạnh về nợ vay qua các năm. Có thể thấy chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp khi muốn tận dụng ưu thế địn bẩy tài chính để khuếch đại tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu. Mặt khác, cũng cho thấy uy tín của doanh nghiệp đối với các chủ nợ. Tuy nhiên việc sử dụng vay nợ đồng nghĩa với việc doanh nghiệp chấp nhận chịu áp lực về thanh tốn cũng như mức độ rủi ro tài chính cao. Xét trong dài hạn, chi phí sử dụng vốn tăng cao sẽ ảnh hưởng tới khả năng sinh lời. Bên cạnh đó, việc nâng cao khả năng tự chủ về tài chính là vấn đề mà doanh nghiệp cần phải chú ý đặc biệt là trong bối cảnh nền kinh tế hiện nay. Theo dõi và lập kế hoạch trả nợ chi tiết cả

trong ngắn hạn và dài hạn sẽ giúp doanh nghiệp sử dụng vốn có hiệu quả hơn, gia tăng uy tín của mình đối với các chủ thể liên quan.

2.2.1.3 Phân tích quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn của cơng ty

Để đảm bảo q trình sản xuất kinh doanh được tiến hành thường xuyên, liên tục thì tương ứng với một quy mơ kinh doanh nhất định, thường xuyên phải có một lượng tài sản lưu động nhất định trong các giai đoạn luân chuyển như các tài sản dự trữ về nguyên vật liệu, sản phẩm đang chế tạo, bán thành phẩm, thành phẩm và nợ phải thu từ khách hàng. Những TSLĐ này gọi là TSLĐ thường xuyên, nó là một bộ phận của tài sản thường xuyên.

Tài sản thường xuyên bao gồm tài sản cố định và tài sản lưu động thường xuyên. Trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, không phải lúc nào cũng được tiến hành một cách bình thường, mà có những lúc xuất hiện những sự cố biến đổi làm nảy sinh thêm nhu cầu vốn lưu động để trang trải.

Để xem xét các loại tài sản này thực sự đã phân bổ hợp lý hay chưa ta sẽ đi sâu phân tích dưới đây.

Nguồn vốn lưu động thường xuyên = NV dài hạn – TSDH

(Vốn lưu chuyển ) = TSNH – NV

ngắn hạn

Nguồn vốn dài hạn = Nợ dài hạn + VCSH Qua số liệu trên bảng cân đối kế tốn 2015, tính tốn và so sánh giữa tài sản dài hạn và nguồn vốn dài hạn, ta có bảng sau

Bảng 2.5: Nhu cầu VLĐ thường xuyên của DN

Chỉ tiêu 31/12/2015 31/12/2014

1. Nợ dài hạn 0 0

2. Vốn chủ sở hữu 6.116.186.356 6.325.720.6683. Nguồn vốn dài hạn 6.116.186.356 6.325.720.668 3. Nguồn vốn dài hạn 6.116.186.356 6.325.720.668 4. Tài sản dài hạn 42.014.887.490 42.491.173.409 5. Nhu cầu VLĐ thường xuyên -35.898.701.134 -36.165.452.741

Sơ đồ 2.3: Sơ đồ tài trợ của doanh nghiệp tại thời điểm 31/12/2015 31/12/2014 Tài sản ngắn hạn (88.121.543.900) Nợ ngắn hạn (124.020.245.034) Tài sản ngắn hạn (78.840.288.730) Nợ ngắn hạn (115.005.741.471) Tài sản dài hạn (42.491.173.409) Tài sản dài hạn (42.014.887.490) Vốn chủ sở hữu (6.116.186.356) Vốn chủ sở hữu (6.325.720.668)

Ở thời điểm đầu năm, tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp được tài trợ hoàn toàn bởi nguồn vốn ngắn hạn hay nguồn vốn thường xuyên của doanh nghiệp đủ để tài trợ cho tồn bộ ngắn hạn. Khơng chỉ vậy, nợ ngắn hạn còn được cơng ty sử dụng để đầu tư hình thành nên tài sản dài hạn . Như vậy, chính sách tài trợ của doanh nghiệp đã khơng đảm bảo nguyên tắc cân bằng tài chính, hoạt động tài trợ chưa đem lại sự an tồn trong thanh tốn, ổn định trong sản xuất kinh doanh. Vấn đề đặt ra đối với doanh nghiệp là cần huy động thêm nguồn vốn chủ hoặc vốn dài hạn để đầu tư vào tài sản dài hạn, đảm bảo cân bằng tài chính, từ đó giúp cho doanh nghiệp có được sự an tồn trong thanh toán, ổn định trong sản xuất kinh doanh.

Càng về cuối năm 2015, nguồn vốn dài hạn của doanh nghiệp có xu hướng giảm, nguyên nhân của sự giảm này là do trong năm 2014, công ty đạt lợi nhuận dương nhưng đến năm 2015 thì lợi nhuận khơng những giảm mà cịn âm. Bên cạnh đó việc doanh nghiệp tập trung lượng vốn lớn đầu tư vào

nhà xưởng, máy móc thiết bị, phòng ban đã làm cho tài sản dài hạn tăng nhiều hơn mức tăng của nguồn vốn dài hạn. Mặt khác, doanh nghiệp không đảm bảo được nguyên tắc cân bằng tài chính, nguồn vốn dài hạn khơng đủ để đầu tư cho tài sản dài hạn, mà phải dùng đến nguồn vốn ngắn hạn để đầu tư. Tình hình tài trợ khơng an tồn cho doanh nghiệp. Chính sách tài trợ vốn này có ưu điểm là doanh nghiệp tận dụng tối đa địn bẩy tài chính, nhằm khuyếch đại lợi nhuận trước lãi vay và thuế, song địn bẩy tài chính lại là con dao hai lưỡi. Do trong năm 2015 doanh nghiệp kinh doanh kém hiệu quả nên dẫn đến doanh thu giảm làm lợi nhuận giảm nhanh hơn doanh nghiệp không sử dụng địn bẩy tài chính. Mặt khác cơng ty khơng đảm bảo được khả thanh tự chủ về tài chính, giảm tính linh hoạt trong cơ chế sử dụng vốn. Mặt khác, một phần nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng cho tài sản dài hạn nên tất yếu nguồn vốn ngắn hạn sử dụng tài trợ cho tài sản ngắn hạn ít đi. Như vậy chính sách huy động vốn của doanh nghiệp thiếu sự an tồn, chắc chắn. Doanh nghiệp cần có biện pháp để đảm bảo khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn sắp đến hạn.

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) VKD và một số giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường quản trị sử dụng VKD tại công ty TNHH lông vũ phương nam (Trang 68 - 75)