2.2 Thực trạng dịch vụ bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển – Ch
2.2.1. Thực trạng dịch vụ bán lẻ tại BIDV Thanh Xuân:
Bảng 2.4: Tình hình huy động vốn của chi nhánh giai đoạn 2013 – 2015
Đơn vị: tỷ đồng
Chỉ tiêu
Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015
Số tiền (%) Số tiền (%) Số tiền (%) Tổng nguồn vốn huy động 3.586 100,00 4.975 100,00 5.500 100,00 1. Phân theo kỳ hạn - Ngắn hạn 2.364 65,92 3.081 61,93 3.590 65,27 - Trung và dài hạn 1.222 34,08 1.894 38,07 1.910 34,73
3. Phân loại theo đối tượng
- Huy động dân cư 742 20,69 1.430 28,74 1.595 29,00
- Huy động TCKT 457 12,74 630 12,66 715 13,00
- Điều chuyển vốn 2.387 66,57 2.915 58,6 3.190 58,00
(Nguồn: Báo cáo tài chính 2013 – 2015 BIDV Thanh Xuân)
Nhờ áp dụng chính sách linh động trong huy động vốn, trong những năm qua nguồn vốn huy động của chi nhánh Thanh Xuân có những chuyển biến tích cực. Nguồn huy động năm 2013 là 3586 tỷ đồng, năm 2014 đã tăng lên 4975 tỷ đồng, tăng 38,73%. Và năm 2015, tổng nguồn vốn là 5500 tỷ đồng, tăng 10,55% so với năm 2014. Có thể thấy nguồn vốn liên tục tăng qua các năm và tương đối ổn định.
Phân theo khách hàng, trong 3 năm gần đây công tác huy động vốn dân cư được chú trọng và đã có sự tăng trưởng mạnh qua các năm. Năm 2013, nguồn vốn huy động từ dân cư đạt 742 tỷ đồng chiếm 20,69% tổng nguồn vốn huy động. Năm 2014 đạt 1.430 tỷ đồng tăng 97% so với năm
2013. Đến năm 2015 đạt 1.595 tỷ đồng tăng 11,5% so với năm 2014 góp phần dịch chuyển cơ cấu huy động theo hướng tích cực.
Theo kỳ hạn tiền gửi, tổng số vốn huy động được của Chi nhánh chủ yếu là vốn huy động có kỳ hạn dưới 12 tháng. Nguồn vốn huy động đã có sự dịch chuyển sâu sắc từ trung dài hạn sang ngắn hạn, do diễn biến kinh tế qua các năm như: chỉ số giá cả tiêu dùng tăng, giá vàng, giá dầu tăng mạnh cùng với sự tăng giảm đột biến của đồng USD. Ngân hàng Nhà nước tăng cường áp dụng chính sách tiền tệ thắt chặt chi tiêu cho nền kinh tế nhằm rút bớt tiền ra khỏi lưu thông, kiềm chế lạm phát dẫn đến sự khan hiếm tiền trên thị trường. Các tổ chức tín dụng đang gặp khó khăn trong việc cân đối nguồn vốn và lãi suất huy động liên tục được điều chỉnh giảm qua từng thời kỳ cùng với sự kiểm sốt chặt chẽ tăng trưởng tín dụng. Dẫn đến việc người dân e ngại khi gửi tiền vào ngân hàng vì biết đây khơng phải là kênh đầu tư tốt nhất mà chuyển sang mua vàng, ngoại tệ, mua chứng khoán hoặc gửi tiền vào ngân hàng với kỳ hạn ngắn.
2.2.1.2. Hoạt động tín dụng bán lẻ của Chi nhánh:
Bảng 2.5: Kết quả hoạt động tín dụng bán lẻ tại BIDV Thanh Xuân 2013 -2015
Đơn vị: tỷ đồng
STT Chỉ Tiêu 2013 2014 2015 Tăng trưởng (%)
14/13 15/13 1 Tổng dư nợ tín dụng cuối kỳ 1.877 2.768 3.207 +47,47 +15,86 2 Dư nợ tín dụng bán lẻ 214 266 310 +24,3 +16,54 3 Tỷ lệ dư nợ tín dụng bán lẻ/Tổng dư nợ 11,4% 9,61% 9,67% -1,79% +0,06%
Bảng 2.6: Kết quả các sản phẩm tín dụng bán lẻ:
Đơn vị: tỷ đồng
TT Chi tiết sản phẩm cho vay 2013 2014 2015
1 Cho vay DNVVN 120,5 148,8 172
2 Cho vay cá nhân, hộ gia đình:
2.1 Cho vay CBCNV trả nợ từ lương 10,7 12,5 14,5
2.2 Cho vay hỗ trợ nhu cầu nhà ở 27,8 30,5 33,5
2.3 Cho vay mua xe oto (KD&TD) 20 22,7 35,4
2.4 Cho vay thấu chi tài khoản thanh toán 11,4 16,3 21,6
2.5 Cho vay bán lẻ khác 23,6 35,2 33
3 Nợ xấu tín dụng bán lẻ 3,49 4,27 8,37
TỔNG CỘNG: 214 266 310
(Nguồn: Thống kê trên cơ sở dữ liệu BIDV Thanh Xuân 2013 – 2015)
Hoạt động tín dụng bán lẻ là hoạt động mang lại nguồn thu lớn nhất cho ngân hàng nếu xét trong toàn bộ các hoạt động thuộc DVBL, các khoản thu phí tuy nhiều nhưng giá trị rất nhỏ nên chưa thể bằng được hoạt động này. Nắm được đặc điểm quan trọng đó, BIDV Thanh Xuân đã triển khai nhiều sản phẩm tín dụng bán lẻ để đáp ứng các nhu cầu chi tiêu khác nhau của cá nhân, hộ gia đình cũng như các DNVVN trên địa bàn. Nhìn vào bảng 2.5 và bảng 2.6 ta thấy hoạt động tín dụng bán lẻ của ngân hàng đang có xu hướng phát triển dần qua các năm. Năm 2013, dư nợ bán lẻ là 214 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 11,4% tổng dư nợ, năm 2014 đạt 266 tỷ đồng (tăng 52 tỷ đồng tương ứng với 24,3% so với năm 2013) chiếm tỷ trọng 9,61% tổng dư nợ, sang năm 2015 tăng 44 tỷ đồng (tương ứng 16,54%) lên 310 tỷ đồng và chiếm 9,67% tổng dư nợ.
Về chất lượng tín dụng bán lẻ: Nợ xấu đang có xu hướng tăng lên cùng với chiều hướng phát triển của tín dụng bán lẻ. Do đó, BIDV Thanh Xuân cần chú trọng hơn nữa vào công tác thẩm định khách hàng ngay từ giai đoạn đầu
khi lập hồ sơ vay vốn, bởi với số lượng khách hàng nhỏ lẻ đơng đảo thì cơng tác kiểm tra, giám sát cho vay là rất khó khăn, mất nhiều chi phí, thời gian và cơng sức của cán bộ tín dụng.
Tình hình được thực hiện cụ thể theo sản phẩm như sau:
- Cho vay DNVVN:
Qua các năm cho thấy dự nợ của sản phẩm tín dụng này vẫn tăng qua các năm và ln giữ vị trí quan trọng nhất trong lĩnh vực tín dụng bán lẻ tại BIDV Thanh Xuân. Năm 2014 tăng 28,3 tỷ đồng (tương đương 23,5%) so với năm 2013, năm 2015 tăng 23,2 tỷ đồng (tương ứng 15,59%) so với năm 2014. Số lượng DNVVN trên địa bàn cũng tăng trưởng dần qua các năm, đây cũng là thị trường đầy tiềm năm không chỉ có BIDV Thanh Xn mà cịn cho các ngân hàng khác. Tuy gia tăng được công tác cho vay đối với DNVVN nhưng BIDV Thanh Xuân cũng cần chủ động đến cơng tác quản lý chất lượng tín dụng sau cho vay, tránh để xảy ra tình trạng cho vay ồ ạt nhưng nợ xấu lại tăng nhanh, như vậy cũng sẽ ảnh hưởng đến lợi nhuận và uy tín của ngân hàng.
- Cho vay CBCNV
Sản phẩm tín dụng bán lẻ này chiếm tỷ trọng tương đối ổn định trong cơ cấu dư nợ tín dụng bán lẻ của BIDV Thanh Xuân, nhưng xét về số tuyệt đối thì đều tăng trưởng qua các năm, năm 2014 tăng 1,8 tỷ đồng (tương ứng 16,82%) so với năm 2013, sang năm 2015 tăng 2 tỷ đồng (tương ứng 16%) so với năm 2014. Đặc điểm của sản phẩm này là đáp ứng nhu cầu phục vụ đời sống của CBCNV và/hoặc nhằm phát triển kinh tế phụ gia đình mà nguồn thu nợ là thu nhập thường xuyên của CBCNV. Thủ tục cho vay đơn giản, nhanh gọn nên đang dần được phát triển. Hơn nữa, đây là đối tượng có mức thu nhập ổn định và chịu tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế ít hơn các đối tượng khách hàng khác như: công nhân, người lao động… nhân tố này làm cho rủi ro đối với việc cho vay về phía ngân hàng giảm. Trong điều kiện khó khăn về
nguồn VHĐ và lãi suất tăng cao thì việc Chi nhánh phát triển loại hình cho vay này có thể đáp ứng tốt cả hai yếu tố là an toàn và lợi nhuận.
- Cho vay mua oto:
Qua bảng 2.6 ta thấy tỷ trọng sản phẩm tín dụng này đang có xu hướng tăng, do đời sống người dân ngày càng được nâng cao nên nhu cầu mua xe của dân cư cũng gia tăng. Tuy nhiên BIDV Thanh Xuân chủ yếu đầu tư vào các dự án lớn, các khu cơng nghiệp trọng điểm, do đó việc cho vay mua xe oto Chi nhánh vẫn chưa chú trọng nhiều. Trong thời gian tới, để mở rộng và phát triển khách hàng thơng qua dịch vụ bán lẻ thì BIDV Thanh Xn cần có kế hoạch về cơng tác huy động vốn và phân chia cơ cấu VHĐ cho các khoản vay phù hợp để phát triển thị trường đầy tiềm năng này.
- Cho vay thấu chi tài khoản tiền gửi thanh toán:
Tăng dần qua các năm về số tuyệt đối cũng là xu hướng phát triển của loại hình sản phẩm này ở BIDV Thanh Xuân. Năm 2014 tăng 4,9 tỷ đồng (tương ứng 42,98%) so với năm 2013, năm 2015 tăng 5,3 tỷ đồng (tương ứng với 32,52%) so với năm 2014. Cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật nhất là hệ thống thanh toán và các điểm rút tiền tự động được chú trọng đầu tư, nâng cấp khiến hình thức cho vay thấu chị qua tài khoản thanh toán của khách hàng cá nhân có điều kiện triển khai tốt hơn.
Hình thức cho vay này mang lại lợi ích cho cả ngân hàng và khách hàng. Khi có nhu cầu về tiền mặt mà chưa có được nguồn đáp ứng thì khách hàng cá nhân sau khi ký hợp đồng với BIDV Thanh Xuân có thể rút tiền quá số dư từ tài khoản tiền gửi thanh tốn của mình, đến kỳ lĩnh lương, hệ thống xử lý của ngân hàng sẽ tự động trích một phần lương của khách hàng từ tài khoản để thanh toán nợ gốc và lãi cho ngân hàng. Như vậy, người dân vừa có tiền sử dụng lúc cần thiết mà ngân hàng cũng đảm bảo được nguồn thu nợ của mình.
Do đó, hình thức cho vay thấu chi đang được đẩy mạnh phát triển tại BIDV Thanh Xuân.
- Cho vay hỗ trợ nhu cầu nhà ở:
Để phục vụ cho các đối tượng khách hàng muốn mua nhà, xây dựng nhà ở mới, sửa chữa nhà ở và mua sắm trang thiết bị nội thất nhà ở phục vụ cho nhu cầu đời sống nhưng lại chưa có dù nguồn lực tài chính trong tình hình lạm phát tăng cao như thời gian vừa qua, ngân hàng đã cung cấp sản phẩm tín dụng này cho người dân. Trong điều kiện nền kinh tế gặp nhiều khó khăn, các nhu cầu về vốn như nhu cầu về nhà ở tìm đến ngân hàng rất lớn. Điều này làm cho dư nợ cho vay đối với sản phẩm này tăng, năm 2014 tăng 4,7 tỷ đồng (ứng với 16,9%) so với năm 2013, năm 2015 tăng 3 tỷ đồng (ứng với 9,84%) so với năm 2014. Tỷ trọng đối với sản phẩm này đang có xu hướng giảm trong tổng dư nợ bán lẻ.
- Cho vay bán lẻ khác:
Các sản phẩm tín dụng bán lẻ khác mà BIDV Thanh Xuân cung cấp có thể kể đến như: cho vay kinh doanh cá nhân, hộ gia đình; cho vay cầm cố giấy tờ có giá, thẻ tiết kiệm; chiết khấu giấy tờ có giá,… Những loại hình này chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng dư nợ tín dụng bán lẻ của BIDV Thanh Xuân, cụ thể qua các năm 2013, 2014, 2015 lần lượt chiếm 11,03%, 13,23%, 10,65%. Xét về số tuyệt đối thì năm 2015 có sự sụt giảm 2,2 tỷ đồng (tương ứng 6,25%) so cới năm 2014. Nguyên nhân chủ yếu vẫn là do ngân hàng khơng có đủ nguồn vốn để đáp ứng các nhu cầu vay của khách hàng. Sang năm 2015 nền kinh tế bắt đầu có những dấu hiệu phục hồi và khởi sắc trở lại, lãi suất cho vay bắt đầu ổn định và ở mức có thể chấp nhận được, số lượng doanh nghiệp vay vốn ngân hàng bắt đầu tăng trưởng mạnh trở lại. BIDV Thanh Xuân cần có chiến lược cho vay phù hợp với tình hình hơn nữa và định ra các chiến lược tăng trưởng tín dụng sao cho hịa hợp lợi ích giữa các bên.
2.2.1.3. Các hoạt động dịch khác:
a, Hoạt động phát hành thẻ:
- Về phát hành thẻ ATM: trên thị trường có sự cạnh tranh lớn trong phát hành thẻ, hơn 30 ngân hàng với nhiều ngân hàng có thương hiệu mạnh, hay có ngân hàng đưa ra các ưu đãi cạnh tranh cho khách hàng. Vì thế, ngân hàng đã phải giao chỉ tiêu phát hành tới các phòng ban, các cán bộ tín dụng để có thể triển khai thực hiện tốt các chương trình khuyến mại của thẻ.
- Phát hành thẻ tín dụng quốc tế: trong năm 2015 chi nhánh cũng hoàn thành vượt mức chỉ tiêu đạt 2560 thẻ-vượt 10% so với kế hoạch. Ngân hàng BIDV được biết đến là một trong các ngân hàng lớn có uy tín, chất lượng dịch vụ tốt, các sản phẩm thẻ phù hợp với từng đối tượng khách hàng. Các phịng ban đã tích cực tư vấn, tìm kiếm khách hàng, tiếp cận các đơn vị. Bên cạnh đó, chi nhánh cũng có đội ngũ cộng tác viên được đào tạo bài bản, năng động, nhiệt tình. Do đó thẻ phát hành có tần suất sử dụng cao, rủi ro thấp.
Điểm nổi bật trong công tác phát hành thẻ của Chi nhánh là đơn vị đầu tiên thực hiện liên kết với các chuỗi siêu thị, thực hiện chi khuyến mại thông qua các đơn vị chấp nhận thẻ đến người tiêu dùng. Chi nhánh đã thực hiện liên kết, lắp đặt máy POS tại các đơn vị chấp nhận thẻ là chuỗi các điểm bán hàng của hệ thống siêu thị điện máy lớn trên địa bàn Hà Nội là Công ty cổ phần PICO và Công ty điện máy Trần Anh
b, Các hoạt động dịch vụ khác:
Internet Banking, Mobile Banking cũng được triển khai mạnh mẽ. Với tinh thần tích cực và nhiệt tình của Ban Giám Đốc và các cán bộ tại Chi nhánh, công tác khách hàng của Chính nhánh đạt hiệu quả cao, chính sách khách hàng được xây dựng và áp dụng tại Chi nhánh. Tập thể Cán bộ nhân viên Chi nhánh đã khơng quản khó khăn, vất vả, thường xuyên liên tục quan
tâm, tiếp thị khách hàng cả ngày nghỉ, ngày lễ, Tết,… để chăm sóc khách hàng được tốt nhất.
2.2.1.4. Kế quả hoạt động kinh doanh:
Bảng 2.7: Kết quả hoạt động kinh doanh của NH TMCP Đầu tư và Phát triển - Chi nhánh Thanh Xuân
Đơn vị: tỷ đồng.
Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015
I. Tổng thu nhập 960,66 1.384,8 1.729,1
II. Tổng chi phí 890,41 1.264,3 1.561,7
III. Lợi nhuận thuần từ HĐKD trước chi
phí dự phịng rủi ro tín dụng (I-II) 70,25 120,5 167,4
IV. Chi phí dự phịng rủi ro tín dụng 6,2 7 6,4
V. Lợi nhuận trước thuế (III – IV) 64,05 113.5 161
(Nguồn: Báo cáo tài chính 2013 – 2015 NH TMCP ĐT&PT Thanh Xuân) Theo báo cáo kết quả kinh doanh ta nhận thấy năm 2013 doanh thu Chi nhánh đạt 64,05 tỷ đồng, năm 2014 đạt 113,5 tỷ đồng tăng 49,45 tỷ đồng (tăng 77,2%) so với 2013, năm 2015 đạt 161 tỷ đồng tăng 47,5 tỷ đồng (tăng 41,85%) so với năm 2014. Có được kết quả kinh doanh như trên đã chứng tỏ hoạt động kinh doanh của Chi nhánh phát triển rất tốt, phát huy tối đa tiềm lực. Trong giai đoạn khó khăn của nền kinh tế, chi nhánh vẫn đạt được tốc độ tăng trưởng cao và ổn định, góp phần tạo dựng niềm tin trong lòng khách hàng cũ và xây dựng được hình ảnh tốt đẹp đến với khách hàng mới.
Kết quả kinh doanh của chi nhánh giai đoạn 2013 – 2015 tăng trưởng khá tốt. Các năm đều thu về khoản lợi nhuận cao, đặc biệt năm 2015 lợi nhuận trước thuế đạt 161 tỷ đồng tăng 41,85% so với 2014. Có được kết quả đó là do sự đóng góp khơng nhỏ từ nền kinh tế, đặc biệt là chính sách tiền tệ ổn định của Chính phủ đã góp phần làm giảm chi phí huy động vốn giúp cho các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp, có thể tiếp cận được nguồn vốn dễ dàng hơn từ đó mang lại hiệu quả cao cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Ngồi ra có sự đóng góp rất cao của tồn thể cán bộ nhân viên ngân hàng tại Chi nhánh Thanh Xn. Đó là một tín hiệu đáng mừng, là bước đà cho phát triển cho hoạt động kinh doanh các năm tiếp theo của ngân hàng.