Nâng cao năng lực tài chính, tạo điều kiện hiện đại hóa cơng nghệ:

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) phát triển dịch vụ bán lẻ tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển – chi nhánh thanh xuân (Trang 64 - 67)

3.2. Giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Đầu

3.2.3. Nâng cao năng lực tài chính, tạo điều kiện hiện đại hóa cơng nghệ:

Năng lực tài chính là một yếu tố quan trọng quyết định đến hình ảnh, uy tín của một ngân hàng trong con mắt của người dân. BIDV Thanh Xuân luôn được biết đến là một ngân hàng lớn, có uy tín, đã hoạt động lâu năm trên địa bàn, đây là một thế mạnh so với các NHTM mới mở khác. Để ln giữ vững được hình ảnh tốt đẹp đó trong lịng nhân dân, Chi nhánh cần không

ngừng nỗ lực nâng cao năng lực tài chính của mình, khẳng định vị thế trên địa bàn thông qua một số giải pháp cụ thể sau đây:

- Đẩy nhanh công tác chuẩn bị và sớm hồn thiện q trình cổ phần hóa mà ban Tổng giám đốc BIDV đã đề ra từ lâu để tăng nguồn thu hút vốn từ dân cư, nâng cao tỷ lệ an toàn vốn và mức sinh lời của ngân hàng đã thành cơng khi chính thức đưa cổ phiếu niêm yếu trên sàn chứng khốn như Á châu, Sacombank,…

- Cơng tác xử lý nợ khó địi:

o Tiếp tục dùng quỹ dự phịng rủi ro để xử lý dứt điểm các khoản nợ khơng có khả năng thu hồi đúng lộ trình của BIDV trung ương đề ra, coi đây là công tác trọng tâm, lâu dài.

o Đối với các khoản nợ của doanh nghiệp thuộc diện khó địi nhưng xét ra vẫn có khả năng trả nợ trong tương lai, Chi nhánh nên tiến hành thương thảo với các doanh nghiệp để có biện pháp trả nợ gốc với lãi suất ưu đãi, đối với nợ lãi cũ áp dụng khoanh nợ lãi.

o Đối với các khoản nợ của doanh nghiệp chây ì, dây dưa hoặc nợ có tranh chấp, Chi nhánh nên đưa ra cơ quan chức năng tiến hành khởi kiện để thu hồi nợ đọng.

o Đối với các khoản nợ thực sự khó có khả năng thu hồi, đề nghị với BIDV trung ương bán hẳn các khoản nợ này cho các công ty mua bán nợ và khai thác tài sản để giảm thời gian quản lý nợ xấu và tài sản thế chấp đồng thời tập trung thời gian cho hoạt động kinh doanh.

- Công tác quản lý nợ:

o Để giảm bớt nợ xấu, ngân hàng cần kiểm sốt và quản lý tốc độ tăng trưởng tín dụng bằng cách rà sốt, đánh giá tình hình nợ thường xun, định kỳ phân loại nợ để nắm được thực trạng chất lượng dư nợ tín dụng.

o Tổ chức xem xét, thẩm định kỹ, chặt chẽ trước khi cấp các khoản tín dụng mới, trong đó quan trọng là việc đánh giá và dự phòng rủi ro.

o Đội ngũ cán bộ làm cơng tác tín dụng phải thật sự tận tâm với ngành nghề để mang lại sản phẩm tín dụng an tồn, hạn chế bớt rủi ro.

o Tăng cường xử lý các khoản vay ngắn hạn thiếu tài sản bảo đảm, tăng cường kiểm tra mục đích sử dụng vốn nhằm hạn chế rủi ro tín dụng. Nên chấm dứt cho vay đối với những doanh nghiệp có năng lực tài chính q yếu.

Sau khi đã có được một năng lực tài chính mạnh nhờ các giải pháp trên, Chi nhanhs ẽ có điều kiện để cải tạo cơ sở hạ tầng, hiện đại hóa cơng nghệ ngân hàng sao cho phù hợp với mơ hình một ngân hàng năng động, phục vụ trên nhiều lĩnh vực. Muốn các dịch vụ bán lẻ phát triển đòi hỏi chi nhánh phải có một nền tảng cơng nghệ hiện đại, tốc độ nhanh, đảm bảo chất lượng; hỗ trợ kịp thời, liên tục các thông tin quản lý kinh doanh cho lãnh đạo; đảm bảo an toàn cho hệ thống khi vận hành để kịp thời đáp ứng tất cả các yêu cầu của khách hàng vào mọi lúc, mọi nơi. Các giải pháp cụ thể cần được tiền hành như sau:

-Xây dựng mở thêm phòng, điểm giao dịch mới kèm theo việc lắp đặt các máy ATM, POS tại các tuyến đường mà Chi nhánh hiện vẫn chưa tiếp cận được để tận dụng triệt để mọi tiềm lực khách hàng, nâng cao năng lực cạnh tranh so với NHNo, vươn lên dẫn đầu về thị phần huy động vốn và tín dụng.

-Tiếp tục chỉnh sửa hồn thiện thêm hệ thống trang thiết bị hiện có, đảm bảo máy móc vận hành tốt, khơng bị hỏng hóc, mất dữ liệu, hay trục trặc về đường truyền trong quá trình hoạt động, đáp ứng được nhu cầu của khách hàng cũng như bản thân các cán bộ làm việc trong Chi nhánh.

-Ứng dụng các phần mềm quản lý mới phù hợp với hoạt động của NHBL. Trước đây, do chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực bán buôn, phục vụ các khách hàng lớn, dễ quản lý nên phần mềm của chi nhánh còn tương đối

đơn giản, nếu chuyển sang hoạt động trong cả lĩnh vực NHBL thì sẽ khơng cịn phù hợp, khơng thể bóc tách riêng để quản lý theo từng dịng sản phẩm riêng biệt.

-Đẩy mạnh việc xây dựng hệ thông hỗ trợ, tư vấn chăm sóc khách hàng kịp thời đển giải đáp mọi thắc mặc, thu nhận các ý kiến đóng góp của khách hàng về các dịch vụ mà chi nhanh cung cấp.

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) phát triển dịch vụ bán lẻ tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển – chi nhánh thanh xuân (Trang 64 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)