Quản lý căn cứ tính thuế

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) thực trạng quản lý thu thuế giá trị gia tăng tại chi cục thuế huyện kinh môn tỉnh hải dương (Trang 34 - 41)

1.1.1 .Khái niệm và đặc điểm về thuế GTGT

2.2 Thực trạng quản lý thu thuếGTGT tại Chi cục thuế huyện Kinh Môn

2.2.2 Quản lý căn cứ tính thuế

Thứ nhất, đối với DN NQD, trong giai đoạn 2011 – 2013 đều áp dụng

phương pháp khấu trừ, các cơ sở kinh doanh đều thực hiện đầy đủ chế độ hóa đơn, chứng từ và đăng kí nộp thuế theo phương pháp khấu trừ.

BẢNG 2.5: TÌNH HÌNH QUẢN LÝ THUẾ GTGT CỦA DN NQD

Đơn vị: Triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Doanh thu chịu

thuế GTGT 6 507 646 8 970 478 11 515 910 Thuế GTGT đầu

vào 653 301 882 173 1 127 052 Thuế GTGT đầu ra 647 091 889 423 1 145 487

(Nguồn: Đội kê khai kế toán thuế & tin học – Chi cục thuế huyện Kinh Môn)

Quản lý thuế GTGT đầu ra

Việc quản lý thuế GTGT đầu ra và căn cứ để tính thuế GTGT đầu ra là một việc làm có ý nghĩa quan trọng trong việc tính đúng, tính đủ số thuế GTGT vào NSNN. Tuy nhiên, cơng việc này gặp phải khơng ít khó khăn do một số doanh nghiệp có thủ đoạn trốn thuế tinh vi bằng các thủ đoạn ẩn doanh thu, trốn doanh thu, khai sai doanh thu tính thuế,…Mặc dù qua quản lý kê khai, cơ quan thuế đã hạn chế được ở một mức độ nhất định dựa vào việc xem xét sự hợp pháp, hợp lệ của hồ sơ đăng ký thuế và kê khai thuế. Song có những thủ đoạn của doanh nghiệpmà chỉ khi kiểm tra mới có thể phát hiện được, thậm trí có những trường hợp khơng phát hiện được, làm thất thu không nhỏ lượng thuế GTGT trong NSNN, cụ thể:

-Một số doanh nghiệpcó ghi chênh lệch giữa các liên của hóa đơn. Giữa liên của hóa đơn giao cho khách hàng và liên lưu, thông thường chủ hàng sẽ cấu kết với bên mua hàng để ghi tăng doanh số trong hóa đơn giao cho khách hàng và ghi giảm doanh số trong hóa đơn lưu tại doanh nghiệp. Khi việc mua bán hàng hóa diễn ra nhiều lần, phức tạp với nhiều khách hàng thì các doanh nghiệp thường lợi dụng sự kiểm tra không chặt chẽ của cán bộ thuế để trốn tránh nghĩa vụ thuế của mình. Hiện nay, trường hợp này ít xảy ra do cán bộ

-Một số doanh nghiệp khi bán hàng hóa, dịch vụ cho khách hàng, bán với cùng một mặt hàng và số lượng tương đương trong cùng một ngày, sử dụng lại hóa đơn đã dùng của lần trước đó. Hành động này đã che khuất doanh thu tính thuế GTGT đầu ra của cơng ty mà chỉ khi được kiểm tra thật kỹ các chỉ tiêu như: kí hiệu, số hóa đơn thì cơ quan thuế mới phát hiện ra được.

- Các trường hợp khác kê khai thiếu doanh thu tính thuế GTGT như doanh thu nhượng bán, thanh lý tài sản cố định, bán phế liệu thu hồi, nhượng bán vật tư, …

- Một sốdoanh nghiệpcó bán hàng hóa dịch vụ nhưng khơng xuất hóa đơn GTGT, mặc dù luật thuế GTGT có quy định khi bán hàng hóa dịch vụ phải xuất hóa đơn, nhưng đây là trường hợp xảy ra khá phổ biến khi bán hàng cho người tiêu dùng trực tiếp và các cơ sở bán lẻ, vì họ khơng địi hỏi hóa đơn.

Ngun nhân của các tình hình trên:

-Do ý thức của các doanh nghiệp, vì mục tiêu lợi nhuận các doanh nghiệp đã tìm đủ mọi cách để che dấu doanh thu tính thuế GTGT đầu ra, nhằm trốn thuế.

-Do không hiểu biết về pháp luật thuế.

-Do cơ quan thuế chưa có biện pháp quản lý chặt chẽ để đưa các doanh nghiệp đi vào khuôn khổ pháp luật.

Quản lý thuế GTGT đầu vào được khấu trừ

Qua quản lý thuế GTGT đầu vào được khấu trừ cho thấy, đã xảy ra khá nhiều gian lận của các doanh nghiệp, cụ thể:

-Một sốdoanh nghiệpkê khai số hóa đơn đầu vào khơng đúng, thường là kê khai số hóa đơn đầu vào khơng hợp pháp, khấu trừ thuế GTGT đầu vào nhưng khơng có hóa đơn, hoặc có hóa đơn nhưng khơng đáp ứng được các

điều kiện để được khấu trừ, điển hình trên địa bàn huyện là các hóa đơn có giá trị trên 20 triệu đồng nhưng khơng có chứng từ thanh tốn qua ngân hàng.

-Một sốdoanh nghiệpcó nhập khẩu máy mọc, thiết bị, nguyên vật liệu để phục vụ cho sản xuất sản phẩm kinh doanh phải nộp thuế khi nhập khẩu. nhưng nhiều công ty chưa nộp thuế hàng nhập khẩu theo thông báo của cơ quan Hải quan nhưng đã kê khai để được khấu trừ thuế đầu vào.

-Một sốdoanh nghiệpkhai khống khấu trừ số thuế GTGT đầu vào, thông qua việc kê khai khống số thuế đầu vào trên các bảng kê, trường hợp này cơ quan thuế rất khó phát hiện vì việc đi xác định đúng tên người, địa chỉ trên bảng kê là khó thực hiện. Tuy nhiên, trong năm 2013, cơ quan thuế đã phát hiện 3 trường hợp khai khống với số tiền thuế là 2 460 500 đồng.

-Chữ ký trên hóa đơn khơng phải là chữ ký của người bán hoặc của thủ trưởng đơn vị.

Các trường hợp trên xuất phát từ sự thiếu hiểu biết của doanh nghiệp về pháp luật thuế, cũng có thể là do doanh nghiệp cố tình vi phạm để trốn thuế. Tuy nhiên, nhờ thực hiện tốt công tác quản lý kê khai và kiểm tra thuế mà các trường hợp trên được hạn chế phần nào và tránh được việc thất thu thuế.

Một thực tế cần nhắc đến trong việc quản lý căn cứ tính thuế nữa đó là việc quản lý thuế suất. Một số trường hợp xảy ra đối với doanh nghiệp là áp dụng sai thuế suất thuế GTGT đối với nhóm hàng, mặt hàng. Nguyên nhân của hiện trạng này là do doanh nghiệp cố tình kê khai sai thuế suất để trốn thuế.Vì nhóm hàng, mặt hàng là rất đa dạng và phong phú, và hiện tại chỉ áp dụng 3 mức thuế suất là 0%, 5% và 10%, nhưng nếu cán bộ thuế khơng có chun mơn, khơng hiểu biết thì khơng thể phát hiện ra được.

Chi cục đã xây dựng kế hoạch cụ thể về công tác kiểm tra, thanh tra và quản lý sát sao NNT, cán bộ thuế, tiến hành kiểm tra kịp thời. Tăng cường kiểm tra, thanh tra việc thực hiện quy trình quản lý, thu thuế GTGT, việc tiếp

dân, nhận và giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo của nhân dân và việc chấp hành nghĩa vụ nộp thuế của NNT. Chi cục đã kịp thời biểu dương khen thưởng những cán bộ có thành tích xuất sắc, các đối tượng chấp hành tốt nghĩa vụ nộp thuế và phát hiện, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.

BẢNG 2.6: KẾT QUẢ KIỂM TRA

Đơn vị:triệu đồng

Năm

Số đơn vị tiến hành kiểm tra

Kết quả kiểm tra

Truy thu Truy hoàn

Tiền phạt Số đơn

vị Số tiền Số đơn vị Số tiền

2011 56 25 978 1 5 92

2012 63 37 1260 1 13 132

2013 65 39 1790 1 20 151

(Nguồn: Đội kiểm tra – Chi cục thuế huyện Kinh Môn)

Thứ hai, đối với hộ cá thể:

Thống kê cho thấy đến hết năm 2013 Chi cục thuế huyện Kinh Môn quản lý tất cả 2033 hộ cá thể trong đó chỉ có 60 hộ kê khai, 1973 hộ khoán.

Đối với hộ kê khai, đây chủ yếu là các hộ kinh doanh trung bình và nhỏ,

đã thực hiện đầy đủ chế độ sổ sách kế tốn hóa đơn, chứng từ hoặc đủ điều kiện để xác định được doanh thu bán ra và số thuế phải nộp phụ thuộc vào hoạt động kinh doanh thực tế. Đối với các đối tượng này thì việc xác định, kiểm tra, đối chiếu số liệu trên tờ khai GTGT với số liệu kiểm tra thực tế các hộ, các hóa đơn, sổ sách chứng từ có liên quan là nhiệm vụ trọng tâm và cốt

Việc xác định doanh thu tính thuế GTGT của các hộ kê khai được thực hiện theo quy trình sau:

- Đội thuế liên xã phường phát tờ khai, hướng dẫn NNT kê khai và nộp tờ khai đúng hạn.

- Ngày 20 hàng tháng, các hộ đến nộp tờ khai tại bộ phận “một cửa”. Cán bộ tại bộ phận “một cửa” sẽ nhập thông tin người nộp thuế trên tờ khai vào phần mềm QHS, phân loại tờ khai theo xã để tiện cho việc quản lý và nhập doanh thu tính thuế, số thuế phải nộp thơng qua phần mềm QCT (Phụ lục 1).

- Các cán bộ ở các đội thuế liên xã phường kiểm tra chỉ tiêu ghi trên tờ khai, kiểm tra sổ sách kế tốn, hóa đơn chứng từ có liên quan để đối chiếu số liệu với số liệu kiểm tra của cán bộ thuế.

- Xác nhận và ra thông báo thuế.

Thực tế hiện nay, mặc dù các cán bộ thuế đã tận tình hướng dẫn các hộ thực hiện kê khai, giảng giải cặn kẽ quy trình, thủ tục thu nộp thuế song tình trạng kê khai sai, thiếu doanh thu, tính sai số thuế phải nộp của các hộ kinh doanh là còn khá phổ biến. Mặt khác, hiện trạng này vẫn tiếp diễn trong thời gian qua là do tính quan liêu trong quá trình thu nhận tờ khai của một số cán bộ thuế: ký xác nhận vào tờ khai sai các chỉ tiêu theo quy đinh hoặc nếu các hộ điền chưa đủ chỉ tiêu thì cán bộ tự điền thêm vào tờ khai và đây là những thiếu sót, chủ quan khơng đáng có.

Một vấn đề nan giải nữa đó là các hộ kinh doanh lợi dụng kẽ hở của cơ chế tự khai, tự nộp để trốn thuế với nhiều thủ đoạn tinh vi mà các cán bộ gặp rất nhiều khó khăn trong việc kiểm sốt như: các hộ bn bán nhỏ lẻ khơng xuất hóa đơn hoặc chỉ xuất hóa đơn khi nào khách hàng yêu cầu từ đó làm giảm doanh thu đầu ra, kê khai doanh thu thấp hơn so với thực tế, xuất hóa đơn nhưng khơng chỉ rõ nội dung hàng hóa là những gì, ghi tăng thuế GTGT đầu

vào hoặc hạch toán chung thuế GTGT đầu vào cho cả hàng hóa dịch vụ chịu thuế và khơng chịu thuế GTGT để được khấu trừ, mua bán hóa đơn khống…

Đối với hộ khốn, đối với các đối tượng này thì vấn đề tiên quyết và cốt

lõi để quản lý thu thuế là ấn định doanh thu sát với thực tế của các hộ.

Việc xác định doanh số ấn định đối với các hộ khoán được Chi cục thuế huyện Kinh Mơn thực hiện theo quy trình sau:

- Đội thuế liên xã phường tổ chức phát tờ khai, hướng dẫn kê khai hộ mới ra kinh doanh nộp tờ khai thuế khoán.

- Đội thuế liên xã phường tiếp nhận hồ sơ loại hồ sơ theo địa bàn, ngành nghề, loại tờ khai…

- Từ số thuế theo kế hoạch phải nộp, tính tốn phân chia số thuế.

- Dự kiến doanh thu và số thuế phải nộp: Đội KKKTT&TH tính ngược lại để có doanh thu dự kiến của các hộ kinh doanh. Đội KKKTT&TH dựa vào kết quả để lập danh sách hộ kinh doanh không thuộc diện nộp thuế GTGT, danh sách hộ kinh doanh và mức thuế dự kiến phải nộp.

- Đội thuế liên xã phường thực hiện công khai mức thuế của các hộ kinh doanh. - Duyệt sổ bộ thuế: lãnh đạo Chi cục thuế, Đội NVTHDT, Đội KKKTT&TH họp với các đội thuế liên xã phường để duyệt bộ thuế.

Thực hiện theo quy trình này ta thấy trên thực tế ý thức tự giác kê khai của các hộ còn thấp, các hộ thường sẽ khai doanh thu khoán thấp hơn so với doanh thu thực tế của mình, cán bộ thuế điều tra doanh thu khơng được tốt mà chỉ xem xét ngành nghề và ước tính doanh thu của họ để áp số thuế phù hợp rồi từ đó tính ngược trở lại. Do vậy địi hỏi cơng tác điều tra doanh số phải diễn ra thường xuyên, liên tục, các cán bộ chuyên quản phải sao sát hoạt động sản xuất kinh doanh của các hộ, phải hiểu rõ tính chất ngành nghề, địa bàn, quy mơ kinh doanh, sự biến động về giá cả, cung cầu trên thị trường… thì mới làm tốt được

Để xem xét tình hình quản lý doanh thu ấn định đối với các hộ khốn, ta phân tích bảng số liệu sau:

BẢNG 2.7: TÌNH HÌNH QUẢN LÝ DOANH THU ĐỐI VỚI CÁC HỘ KHỐN Đơn vị: triệu đồng Ngành nghề Năm 2013 Năm 2012 So sánh Tuyệt đối % Vận tải 390 681 340 135 50 546 14,86 Ăn uống bình dân 465 940 429 105 36 835 8,58 Thương nghiệp 648 324 574 631 73 693 12,82 Dịch vụ 547 352 436 567 110 785 25,38 Sản xuất 307 258 312 857 (5 599) (1,79) Tổng doanh thu ấn định 2 359 655 2 093 295 266 360 12,72

(Nguồn: Đội kê khai kế toán thuế & tin học – Chi cục thuế huyện Kinh Môn)

Trên đây chỉ là số liệu tương đối, chưa sát với thưc tế, ta thấy, sản xuất vật liệu xây dựng, thương nghiệp, và ăn uống là ba ngành có số hộ và quy mô kinh doanh tăng nhiều nhất trên địa bàn huyện Kinh Mơn góp phần làm cho doanh thu ấn định tăng lên mặc dù mức tăng không đáng kể.

Doanh thu ấn định ngành sản xuất bị giảm có thể là do:

- Đối với các hộ nhỏ, lẻ: việc sản xuất trên địa bàn gặp nhiều khó khăn do sức ép cạnh tranh với các doanh nghiệplớn nên các hộ thu hẹp qui mô sản xuất hoặc chuyển đổi sang ngành nghề khác dễ làm ăn hơn.

- Đối với một số hộ sản xuất ổn định hơn, mở rộng quy mơ hơn thì chuyển sang nộp thuế theo phương pháp kê khai…

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) thực trạng quản lý thu thuế giá trị gia tăng tại chi cục thuế huyện kinh môn tỉnh hải dương (Trang 34 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)