Tập trung xác định lại căn cứ tính thuế của NNT

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) thực trạng quản lý thu thuế giá trị gia tăng tại chi cục thuế huyện kinh môn tỉnh hải dương (Trang 61 - 63)

1.1.1 .Khái niệm và đặc điểm về thuế GTGT

3.2 Giải pháp

3.2.2. Tập trung xác định lại căn cứ tính thuế của NNT

Yêu cầu đầu tiên của các cán bộ thuế là phải thường xuyên bám sát địa bàn, nắm vững sự biến động của giá cả, sự thay đổi quy mơ kinh doanh để có tính tốn, xác định căn cứ tính thuế sát với thực tế. Bằng suy nghĩ trên ta có thể đưa ra một số phương hướng sau:

- Cần có sự điều chỉnh doanh thu tính thuế và việc điều chỉnh này phải căn cứ vào sự biến động của giá cả để thông báo kịp thời với bộ phận ra thơng báo và khi đó phải giải thích cụ thể với từng NNTvề lý do điều chỉnh và mức điều chỉnh.

- Cần tăng cường thanh tra, kiểm tra, phối hợp giữa cán bộ thuế với UBND các phường, ban quản lý các xã để tổ chức thu thuế với 100% NNTcó thực tế hoạt động kinh doanh trong diện phải nộp thuế.

- Hộ kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán ổn định là những hộ kinh doanh nhỏ chủ yếu bán lẻ, lặt vặt, giá trị thấp nên người mua khơng địi hỏi về hóa đơn. Do đó Chi cục thuế hạn chế cấp hóa đơn cho những đối tượng

này. Trường hợp hộ kinh doanh có yêu cầu mua hóa đơn nên giải thích để họ chuyển sang thực hiện sổ sách kế toán và nộp thuế theo phương pháp kê khai hoặc khi cần đến cơ quan thuế để được cấp hóa đơn lẻ theo quy định, trong đó, điển hình là ngành ăn uống và dịch vụ vẫn còn thất thu lớn.

- Cần tiếp tục củng cố, duy trì và nâng cao chất lượng, lập và ghi chép sổ sách kế tốn, hóa đơn, chứng từ của NNT. Mục tiêu của việc triển khai chế độ kế toán là nhằm kiểm soát tốt hơn doanh thu kinh doanh. Đối với những hộ kinh doanh thường xuyên kê khai doanh thu thấp hơn hoặc bằng doanh thu trước đây phải kiểm tra ngay để tìm rõ nguyên nhân và xử lý kịp thời.

- Tăng cường kiểm tra việc ghi chép, hạch tốn, khóa sổ kế tốn, lập bảng kê khai nhằm phát hiện và xử lý nghiêm khắc đối với những NNTkhông chấp hành hạch tốn kế tốn, lập hóa đơn chứng từ khơng trung thực với thực tế phát sinh nhằm mục đích trốn lậu thuế. Đặc biệt chú ý đến việc hạch tốn chi phí đầu vào của đơn vị. Tất cả các khoản chi phí đều phải có hóa đơn, chứng từ hợp pháp và phải là chi phí hợp lý. Những chi phí đầu vào được sử dụng sản xuất cho sản phẩm chịu thuế và khơng chịu thuế mà khơng phân bổ được thì phải phân bổ theo tỷ lệ doanh thu sản phẩm chịu thuế và không chịu thuế chứ không được khấu trừ hết. Tiền lương, tiền công phải dựa vào hợp đồng lao động ký kết giữa chủ và người lao động.

- Đối với nhữngNNTqua kiểm tra phát hiện vi phạm, ngoài việc xử lý vi phạm hành chính cịn phải xử phạt theo số lần trốn lậu thuế, đồng thời phải ấn định theo kết quả kiểm tra đó.

- Kết hợp việc kiểm tra số liệu trên sổ sách, hóa đơn, chứng từ với số liệu thực tế hàng tháng về số lượng và chất lượng của sản phẩm bán, hàng tồn kho, nguyên vật liệu dùng để sản xuất… phải xem xét kĩ các trường hợp kê khai hàng bị hư hỏng, quá hạn phải tiêu hủy, hàng kém phẩm chất phải bán hạ giá...

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) thực trạng quản lý thu thuế giá trị gia tăng tại chi cục thuế huyện kinh môn tỉnh hải dương (Trang 61 - 63)