Tập trung rà soát đối tượng nộp thuế

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) thực trạng quản lý thu thuế giá trị gia tăng tại chi cục thuế huyện kinh môn tỉnh hải dương (Trang 59 - 61)

1.1.1 .Khái niệm và đặc điểm về thuế GTGT

3.2 Giải pháp

3.2.1. Tập trung rà soát đối tượng nộp thuế

Để quản lý được NNT, đòi hỏi cán bộ thuế phải tích cực bám sát địa bàn để quản lý đượcNNT, thường xuyên phát hiệnNNT mới ra kinh doanh để đưa vào quản lý. Phối hợp với các cơ quan điều tra thống kê, cơ quan cấp đăng ký kinh doanh để tạo điều kiện NNT thực hiện nghĩa vụ nộp thuế của mình đối với Nhà nước. Phải quy rõ trách nhiệm vật chất với từng cán bộ quản lý, thường xuyên phối hợp với phường để kiểm tra số hộ nghỉ kinh doanh, phát

hiện đối tượngnghỉ giả.Có biện pháp thật cứng rắn với NNT cố tình vi phạm như xử phạt hành chính, thậm chí truy tố trước pháp luật. Với NNT thường xuyên chấp hành tốt nghĩa vụ nộp thuế thì các đội thuế phường phải tổng kết hàng tháng để cuối năm trình lên Chi cục có hình thức khen thưởng động viên kịp thời. Cụ thể:

Đối vớiNNT đã trong danh sách quản lý của cơ quan thuế

- Duy trì các phương pháp quản lý đang áp dụng, kiểm tra chặt chẽ NNT nghỉ kinh doanh, NNT thời vụ, tăng cường kiểm tra đối với những NNT nộp đơn nghỉ kinh doanh, xử lý nghiêm các trường hợp “nghỉ giả”. NNT có đơn xin nghỉ kinh doanh này chỉ được chấm nghỉ khi có lý do chính đáng và trong đơn phải có mục “Nếu vi phạm thì sẽ bị xử lý ra sao?”, đơn này phải được UBND và cơng an huyện ký đóng dấu và phải được chuyển về Chi cục thuế đúng thời hạn quy định để kiểm tra một cách kịp thời. Đồng thời cán bộ quản lý thu thuế tại địa bàn nào phải chịu trách nhiệm phát hiện xử lý kịp thời những NNT xin nghỉ mà vẫn kinh doanh.

- Mỗi khi ban hành chính sách quy định mới phải tuyên truyền giải thích rõ ràng, cụ thể để tránh gây hiểu lầm dẫn đến xuất hiện hành vi chống đối. Khi có biểu hiện này nên mời họ về đội hoặc chi cục để giải thích.

Đối với những NNT chưa trong danh sách quản lý của cơ quan thuế

- Từng đội thuế phải tự phối hợp với các ngành các cấp có liên quan: quản lý thị trường, thống kê, điều tra, nắm lại số đối tượng thực tế có kinh doanh trên địa bàn do mình quản lý, đối chiếu với số đối tượng đã có MST và đã quản lý, xác định những đối tượng chưa có MST, hướng dẫn họ làm tờ khai xin cấp MST và đưa ngay vào sổ bộ để quản lý.

- Trường hợp NNT q khó quản lý do tính chất và đặc điểm ngành như bán hàng ăn sáng, hàng hoa, thịt... có thể áp dụng chế độ thu góp theo ngày kinh

doanh. Nếu khơng đạt được những yêu cầu trên thì cán bộ quản lý, đội trưởng Đội thuế phải chịu trách nhiệm.

- Đối với hoạt động vận tải: tiếp tục phối hợp với cơng an, giao thơng cơng chính, cơ quan đăng kiểm để rà soát, nắm số đối tượng đăng ký sử dụng phương tiện vận tải, phân loại đối tượng có phương tiện vận tải là xe chở hàng, xe chở khách,… trên cơ sở đó so sánh giữa số phương tiện đăng kí sử dụng tại cơ quan cơng an với số phương tiện do Chi cục đang quản lý thu thuế để xác định số chênh lệch phát sinh chưa quản lý.

- Cần có những chế độ xử lý nghiêm minh với những NNT cố tình chống đối hoặc núp bóng tập thể để kinh doanh trốn thuế. Ngoài những biện pháp xử lý hành chính thơng thường, nếu vi phạm nhiều lần có thể bị truy tố trước pháp luật.

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) thực trạng quản lý thu thuế giá trị gia tăng tại chi cục thuế huyện kinh môn tỉnh hải dương (Trang 59 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)