- Nguồn nhân lực: Dân số trong độ tuổi lao động có khoảng 2,16 triệu người (theo
số liệu năm 2006), chiếm tỷ lệ 58,8% dân số toàn tỉnh. Nguồn lao động của Thanh Hóa tương đối trẻ, có trình độ văn hóa. Tính đến năm 2007 lực lượng lao động đã qua đào tạo trên địa bàn tỉnh chiếm 31% dân số toàn tỉnh, tăng đáng kể so với tỷ lệ này năm 2001 (19,6%). Tỷ lệ lao động hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp khá cao, năm 2007 tỷ lệ này chiếm 67% trong tổng dân số, tương đương với 2.495.750 người. Số lao động chưa có việc làm còn nhiều, tỷ lệ thất nghiệp thành thị năm 2007 là 4,75%, tương đương với 176.937
người. Nếu tỉnh có chính sách đào tạo tốt, đây sẽ là nguồn bổ sung nhân lực quan trọng của tỉnh trong tương lai.
Có thể nói, nguồn nhân lực của tỉnh Thanh Hóa rất dồi dào, cần tăng cường đào tạo và khai thác tốt để phát huy thế mạnh phục vụ cho phát triển nông nghiệp.
- Truyền thống văn hóa, xã hội: Thanh Hóa là vùng đất địa linh nhân kiệt, có truyền thống lịch sử và văn hóa lâu đời. Trải qua biết bao biến động, thăng trầm cùng đất nước, vùng đất này xưa hào hùng, quật cường trong kháng chiến, nay lại đang khẳng định vị thế của mình, đóng góp vào sự nghiệp cơng nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước. Con người Thanh Hóa có truyền thống lao động cần cù, sáng tạo, chinh phục và cải tạo thiên nhiên để phát triển sản xuất; có truyền thống hiếu học, tôn sư trọng đạo, ý chí vượt khó thành tài. Đó là những phẩm chất, truyền thống quý báu của người Thanh Hóa xưa và nay.
Nhìn chung, Thanh Hóa có nhiều thuận lợi để thu hút đầu tư phát triển nông nghiệp, song cũng cịn khơng ít những thách thức, khó khăn. Đó là: Diện tích miền núi rộng, địa hình hiểm trở, thời tiết khí hậu diễn biến thất thường, lụt bão, lốc xoáy, nắng hạn và rét hại thường xuyên xảy ra. Sự khác biệt giữa các mùa cao, tính chất thời vụ hết sức khắt khe, gây khó khăn lớn cho sản xuất nông nghiệp; Kết cấu hạ tầng cịn yếu kém, trình độ phát triển kinh tế còn lạc hậu, điểm xuất phát thấp, sức hấp dẫn để thu hút đầu tư còn hạn chế; Dân số đông, lao động dồi dào nhưng kỹ năng, kỹ xảo còn thấp. Tư tưởng phong kiến của một bộ phận dân cư còn nặng nên năng lực tiếp cận cơ chế thị trường không cao. Tập quán tự túc, bảo thủ, ỷ lại, mặc cảm, tự ti,... cịn diễn ra khơng ít. [27], [29].