III. Các khoản thu được để lạ
2.2.2.3. Về xác định cơ cấu vốn đầu tư và lĩnh vực ưu tiên thu hút vốn đầu tư
Cơ cấu vốn đầu tư cho nơng nghiệp của tỉnh Thanh Hóa ngày càng có xu hướng hợp lý hơn, góp phần đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế và phát triển kết cấu hạ tầng nông nghiệp, nông thôn. Theo số liệu của sở Kế hoạch và Đầu tư và cục Thống kê Thanh Hóa, tổng số vốn đầu tư cho nông nghiệp của tỉnh năm 2007 đạt 1.687,1 tỷ đồng, chiếm 16% tổng vốn đầu tư tồn xó hội, bằng 69% tổng vốn đầu tư phát triển nông nghiệp của cả giai đoạn 2001 – 2005 và tăng gấp 2,2 lần so với năm 2006. [12],[51] và [62].
Tuy nhiên, cơ cấu vốn đầu tư chưa thực sự hợp lý, tập trung chủ yếu vào xõy dựng kết cấu hạ tầng nông nghiệp, nông thôn, đặc biệt là đầu tư xây dựng các cơng trình thủy lợi. Vốn đầu từ cho các công trỡnh thủy lợi giai đoạn 2001 - 2005 đạt 1.531,5 tỷ đồng, chiếm 62,5% vốn đầu tư phát triển nông nghiệp; đến năm 2007 đạt 1.136,8 tỷ đồng, chiếm 67,4% vốn đầu tư phát triển nông nghiệp và bằng 74% vốn đầu tư phát triển nông nghiệp cả giai đoạn 2001 - 2005. Chưa chú trọng đầu tư cho sản xuất cây, con giống, chế biến nông sản để đổi mới theo hướng sản xuất hàng hóa và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp. Công tác tạo vốn cho phát triển sản xuất nông nghiệp chưa thực sự được quan tâm đúng mức nên nguồn vốn đầu tư chủ yếu từ ngân sách nhà nước, các nguồn vốn tín dụng ưu đói, huy động vốn trong dân cũn hạn chế. Một bộ phận lớn nơng dân chưa có cơ hội tiếp cận ngân hàng để vay vốn phát triển sản xuất.