III. Các khoản thu được để lạ
4. Hệ số ICOR
3.2.2.1. Thu hút vốn ngân sách nhà nước và tín dụng ưu đã
Trong thời kỳ 2008- 2020, tỉnh Thanh Hóa xác định tổng vốn đầu tư phát triển nông nghiệp phải đạt khoảng 29.864 tỷ đồng, trong đó vốn ngân sách nhà nước chiếm khoảng 26%. Đây là một lượng vốn khá lớn, do vậy muốn đạt được mục tiêu vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước nêu trên, Thanh Hóa phải khai thác triệt để các nguồn thu phát sinh trên địa bàn tỉnh cho ngân sách nhà nước. Nhưng thực tế cho thấy, thu ngân sách nhà nước của tỉnh trong những năm qua khơng cao, cịn thấp hơn nhiều so với mức thu bình quân chung của cả nước. Vì vậy, nguồn vốn đầu tư phát triển nông nghiệp từ ngân sách nhà nước và tín dụng ưu đãi còn thấp. Muốn tăng hiệu quả huy động vốn từ nguồn ngân sách và tín dụng nhà nước, cần thực hiện các giải pháp sau:
Một là, khai thác triệt để các nguồn thu nhằm tăng thu cho ngân sách nhà nước. Cần
triệt để thu thuế và phí bởi vì nguồn thu của NSNN chủ yếu từ thuế và các loại phí. Việc thu thuế, phí, lệ phí phải dựa trên cơ sở bồi dưỡng nguồn thu, đảm bảo việc thu thuế phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội, khả năng đóng góp của các đối tượng nộp, đảm bảo sự
cơng bằng, bình đẳng giữa các thành phần kinh tế, các tầng lớp dân cư. Dựa trên tình hình thực tế hiện nay của tỉnh Thanh Hóa, có thể đưa ra các biện pháp để tăng cường công tác quản lý thu thuế, phí, lệ phí như sau:
- Kịp thời điều chỉnh mức động viên qua thuế sát với hình thức sản xuất - kinh doanh của đối tượng nộp thuế khốn, chuyển những hộ có doanh thu lớn sang áp dụng chế độ nộp thuế theo kê khai.
- Tăng cường các biện pháp chống gian lận thương mại, chống chuyển giá, trốn thuế, lậu thuế, tăng cường kiểm tra việc ghi chép sổ sách kế tốn, chứng từ hóa đơn của các cơ sở kinh doanh.
- Các cơ quan tài chính, cơ quan chuyên ngành và cơ quan nội chính cần phối hợp chặt chẽ, thống nhất trong quản lý và thu các loại phí, lệ phí. Xóa bỏ tình trạng các cấp chính quyền, các cơ quan quản lý nhà nước tự đặt ra các loại phí, lệ phí để tạo nguồn thu riêng cho cấp mình. Kiểm tra, rà sốt các loại phí và lệ phí theo đúng quy định của Pháp lệnh phí, lệ phí.
- Đổi mới công tác quản lý thu thuế theo phương thức nâng cao trách nhiệm của các cá nhân, chuyển mạnh sang cơ chế đối tượng nộp thuế tự kê khai, tự tính thuế và tự nộp thuế trực tiếp tại kho bạc nhà nước, cơ quan thuế chủ yếu chỉ tập trung hướng dẫn, kiểm tra và đôn đốc.
- Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra chống xâm tiêu tiền thuế, đồng thời kiên quyết xử lý các trường hợp cán bộ thuế vi phạm kỷ luật thu nộp thuế.
- Tiếp tục cải cách thủ tục hành chính thuế theo mơ hình “một cửa”, tạo mọi sự thuận lợi, thơng thống, đơn giản cho các doanh nghiệp, hộ kinh doanh có điều kiện chấp hành tốt chính sách, pháp luật thuế. Cải tiến quy trình cơng nghệ quản lý thu, nộp thuế, đưa nhanh mạng tin học vào quản lý thuế, thực hiện nối mạng và thống nhất thơng tin giữa các cơ quan tài chính phục vụ kịp thời quản lý thu nộp thuế.
- Đẩy mạnh công tác thi đua, tuyên truyền luật thuế. Làm tốt công tác tư vấn thuế cho các đối tượng kinh doanh. Đồng thời biểu dương, khen thưởng kịp thời các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong việc thực hiện pháp luật thuế của Nhà nước.
- Củng cố, kiện toàn hệ thống thuế từ tỉnh đến xã, phường. Nâng cao phẩm chất, đạo đức cán bộ thuế, quan tâm đến công tác đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng cập nhật kiến thức cho đội ngũ cơng chức ngành thuế để có nghiệp vụ chun mơn vững vàng.
Hai là, triệt để tiết kiệm chi ngân sách nhà nước. Triệt để tiết kiệm trong chi ngân
sách sẽ giúp Nhà nước có thể giải quyết được nhiều nhu cầu cấp thiết trong phát triển kinh tế - xã hội, đồng thời sẽ tạo điều kiện để có thể tăng tỷ trọng đầu tư cho kết cấu hạ tầng từ ngân sách nhà nước. Để tiết kiệm chi tiêu ngân sách nhà nước cần áp dụng các biện pháp sau:
- Rà soát lại các quy định về tiêu chuẩn định mức chi tiêu đối với các cơ quan, đơn vị hành chính sự nghiệp thụ hưởng ngân sách theo nguyên tắc triệt để tiết kiệm.
- Kiên quyết thực hiện chi tiêu theo đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức, hạn chế các khoản chi ngồi kế hoạch và khơng đúng chế độ, các khoản chi mang tính chất phơ trương, hình thức. áp dụng nghiêm túc hình thức khốn chi hành chính sự nghiệp cho tất cả các cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp trong phạm vi tồn tỉnh.
- Tổ chức tốt việc cải cách hành chính để giảm chi tiêu ngân sách nhà nước.
- Đối với lĩnh vực đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng nông nghiệp, ngân sách nhà nước chỉ đầu tư xây dựng những cơng trình lớn và có tính chất then chốt. Kiên quyết khơng cấp phát cho các cơng trình khơng đủ thủ tục, thực hiện không đầy đủ các quy định về đầu tư xây dựng cơ bản, cần đầu tư tập trung dứt điểm cho những cơng trình quan trọng để sớm hoàn thành đưa vào sử dụng.
- Thực hiện tốt các công tác xã hội hóa đầu tư nhằm động viên sự đóng góp của các tầng lớp nhân dân để giảm bớt gánh nặng chi tiêu của ngân sách nhà nước. Chuyển sang chính sách hỗ trợ một cách hợp lý, giảm dần sự bao cấp cho một số lĩnh vực.
Ba là, bố trí cơ cấu chi ngân sách nhà nước hợp lý, đảm bảo tốc độ tăng chi cho
đầu tư phát triển phải cao hơn tốc độ tăng chi sự nghiệp kinh tế - xã hội, tốc độ tăng chi sự nghiệp kinh tế - xã hội phải lớn hơn tốc độ tăng chi quản lý nhà nước và chi khác.
Bốn là, phát huy tiềm năng vốn có từ các nguồn tài nguyên quốc gia và tài sản cơng
cịn đang bị bỏ phí. Khẩn trương tiến hành quy hoạch trong khai thác, tổ chức khai thác, sử dụng hợp lý, mở rộng việc đấu thầu khai thác các nguồn tài nguyên quốc gia với sự tham gia bình đẳng của các doanh nghiệp, các thành phần kinh tế trong và ngoài nước. Lên kế hoạch khai thác tối ưu các nguồn vốn từ tài sản công do các cơ quan, đơn vị hành chính sự nghiệp và các đơn vị lực lượng vũ trang quản lý.
Năm là, tranh thủ tối đa nguồn vốn Trung ương hỗ trợ để triển khai thực hiện các
xây dựng hệ thống thủy lợi, đê điều, 5 triệu ha rừng, hạ tầng thủy sản,...; đồng thời, phối hợp thực hiện tốt các dự án Trung ương đầu tư trên địa bàn như: dự án thủy lợi, thủy điện Cửa Đặt, hồ sông Mực,... và đề nghị các Bộ ngành ưu tiên trong kế hoạch đầu tư đối với các địa bàn khó khăn của tỉnh như dự án người Mông, dự án phát triển các xã biên giới, dự án đầu tư xây dựng cảng cá, dịch vụ hậu cần nghề cá,...