Các giải pháp thu hút vốn đầu tư nước ngoà

Một phần của tài liệu Giải pháp thu hút vốn đầu tư phát triển nông nghiệp ở tỉnh thanh hóa (Trang 82 - 83)

III. Các khoản thu được để lạ

4. Hệ số ICOR

3.2.2.3. Các giải pháp thu hút vốn đầu tư nước ngoà

Để đạt tốc độ tăng trưởng GDP ngành nông nghiệp giai đoạn 2008 - 2020 đạt 5,6% và hệ số ICOR 3,3, tỉnh Thanh Hóa xác định tổng vốn đầu tư phát triển nông nghiệp phải đạt khoảng 29.864 tỷ đồng, trong đó vốn nước ngồi chiếm khoảng 15%. Đây là nhiệm vụ rất nặng nề, đòi hỏi tỉnh Thanh Hóa phải đẩy mạnh thực hiện đồng bộ các giải pháp về thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Ngoài thực hiện các giải pháp chung về nâng cao hiệu quả và chất lượng công tác quy hoạch, kế hoạch phát triển của từng lĩnh vực, từng sản phẩm trong ngành nơng nghiệp và hồn thiện các cơ chế, chính sách thu hút đầu tư phát triển nơng nghiệp như đã trình bày ở mục trên, tỉnh cần tập trung thực hiện các giải pháp cụ thể sau:

Về thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)

Tỉnh cần hồn thiện cơ chế, chính sách khuyến khích FDI vào các ngành chế biến nông, lâm sản, trồng rừng - chế biến gỗ, chăn nuôi - sản xuất thức ăn gia súc như: chính sách về ưu đãi vốn và tín dụng, chính sách thuế, chính sách đất đai, chính sách phát triển vùng nguyên liệu, phát triển thị trường, hạ tầng nông nghiệp, nông thôn, nguồn nhân lực,... Đây sẽ là những điểm đột phá nhằm nâng cao giá trị xuất khẩu của nơng sản Thanh Hóa, giảm dần tình trạng xuất thơ và tạo lực đẩy cho phát triển các vùng sản xuất nông, lâm, thủy sản quy mô lớn với chất lượng được cải thiện rõ rệt. Đồng thời các giải pháp này cũng tạo thêm đáng kể nguồn lực phát triển cho các huyện miền núi có tiềm năng lớn về đất rừng cũng như phát triển chăn ni góp phần giảm bớt chênh lệch trong phát triển kinh tế giữa các vùng, miền trong tỉnh.

Thu hút vốn viện trợ phát triển chính thức (ODA) và các nguồn vốn khác

Dựa vào điều kiện hiện nay của tỉnh Thanh Hóa, cùng với nguồn vốn ngân sách, nguồn vốn viện trợ ODA rất cần thiết nhằm phát triển kết cấu hạ tầng nông nghiệp và nông thôn, đào tạo nghề cho nông dân, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ nhằm nâng cao trình độ của lao động nơng nghiệp, nâng cao chất lượng, sản lượng của nguồn nguyên liệu nông sản trước khi chế biến, xuất khẩu. Ngoài thực hiện các giải pháp chung, cần chú ý thực hiện các giải pháp cụ thể:

- Đối với các dự án đã được bố trí vốn như: Dự án tưới mía Thạch Thành, dự án trồng rừng Đức, dự án khắc phục hậu quả bão lụt,... đề nghị các Chủ đầu tư cần sớm hồn chỉnh các hồ sơ thủ tục trình cấp có thẩm quyền phê duyệt để giải ngân.

- Đối với các dự án đã được Chính phủ chấp nhận đưa vào danh mục vận động các nhà tài trợ, các chủ đầu tư cần phối hợp chặt chẽ và tranh thủ sự giúp đỡ của các bộ để hoàn chỉnh hồ sơ theo yêu cầu của nhà tài trợ.

- UBND tỉnh giao nhiệm vụ cho Sở Kế hoạch và Đầu tư làm đầu mối cùng với các ngành tích cực phối hợp với các bộ ngành Trung ương để đề nghị Chính phủ cho phép được sử dụng vốn ODA để phát triển hệ thống giao thông, điện, nước,... nông thôn, hệ thống thủy lợi, đê điều, hạ tầng thủy sản; đồng thời, việc lập các dự án phải có tính khả thi, cân đối vững chắc giữa hiệu quả kinh tế - xã hội, khả năng trả nợ vay, xác định rõ trách nhiệm của các ngành, các cấp, các đơn vị cơ sở trong việc vay và trả nợ.

- Ngồi ra, tỉnh cần tạo mơi trường thuận lợi để tranh thủ, khai khác các dự án của các tổ chức phi chính phủ, khuyến khích họ hỗ trợ đầu tư xây dựng các cơng trình kết cấu hạ tầng có quy mơ vừa và nhỏ, đồng thời xây dựng và ban hành quy chế thống nhất về quản lý và sử dụng viện trợ, làm tốt công tác tiếp nhận, sử dụng và thanh quyết toán.

Một phần của tài liệu Giải pháp thu hút vốn đầu tư phát triển nông nghiệp ở tỉnh thanh hóa (Trang 82 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)