Tình hình sản xuất hàng nông sản của Việt Nam

Một phần của tài liệu Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng nông sản tại công ty cổ phần intimex việt nam (Trang 32)

II. Khái quát về hoạt động xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam

2. Tình hình sản xuất hàng nông sản của Việt Nam

Trải qua nhiều biến cố thăng trầm lịch sử của nền kinh tế, đến nay ngành nông nghiệp nước ta đã đã đạt được những thành tựu to lớn. Sản xuất nơng nghiệp phát triển tồn diện, nhiều mặt hàng có tốc độ tăng trưởng nhanh và ổn định. Trong sự phát triển chung ấy, nổi bật nhất là sự phát triển trong sản xuất lương thực. Những năm qua sản xuất lương thực có tốc độ tăng trưởng nhanh so với tốc độ tăng trưởng bình qn là 5%/năm do vậy khơng những đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng trong nước, đảm bảo giữ vững an ninh lương thực quốc gia mà còn biến nước ta từ một nước nhập khẩu gạo thành một nước xuất khẩu gạo lớn thứ hai trên thế giới.

Cùng với tốc độ tăng trưởng nhanh và ổn định, việc đa dạng hóa giống cây trồng, mở rộng diện tích trồng trọt, thực hiện theo phương châm đất nào trồng cây ấy trong những năm qua đã mang lại hiệu quả kinh tế cao trong nơng nghiệp. Cụ thể như: Diện tích trồng cà phê năm 2000 là 430 nghìn ha với sản lượng là 680 nghìn tấn các năm sau đó sản lượng tăng rất nhanh. Năm 2003- 2004 sản lượng đạt 790 nghìn tấn, năm 2006-2007 sản lượng 884 nghìn tấn, năm 2007 - 2008 sản lượng đạt 1.020 triệu tấn, năm 2008-2009 sản lượng đạt 1.2 triệu tấn. Đối với cây cao su, năm 1996 sản lượng 220 nghìn tấn đến năm 2006 sản lượng tăng vượt bậc đạt 560 nghìn tấn. Đối với cây chè, năm 2002 diện tích trồng chè là 108 nghìn ha với sản lượng đạt 98 nghìn tấn, năm 2008 diện tích trồng là 125 nghìn ha sản lượng đạt được 140 nghìn tấn.

Trình độ thâm canh, ứng dụng khoa học cơng nghệ vào sản xuất nông nghiệp đã được cải thiện do vậy năng suất cây trồng cũng tăng đáng kể. Rõ ràng nhất là: với cây lúa, năm 1986 năng suất lúa mới chỉ đạt 28,1tạ/ha, năm 2000 diện tích trồng 7,65 triệu ha với năng suất đạt 32,5 triệu tấn , năm 2008 năng suất lúa đạt 4,88 tấn/ ha cao hơn năng suất trung bình 4,25 tấn/ha của thế giới. Năng suất cao su của Việt Nam năm 1998 đạt 1 tấn / ha, năm 2006 năng suất cao su đạt 1,96 tấn/ ha, năm 2007 sản lượng đạt 2,07 tấn/ha đứng thứ hai trên thế

giới về năng suất. Với cà phê, năng suất cà phê của Việt Nam cao gấp 1,5 lần so với Brasin, gấp 1,75 lần Colombia, gấp 2,17 Indonexia.

Tuy đã có những tiến bộ như đã nêu trên song ngành nông nghiệp nước ta vẫn cịn khơng ít hạn chế. Điển hình là chất lượng hàng nơng sản của ta chưa cao, hiện nay cịn nhiều vùng, nhiều địa phương nơng dân cịn chạy theo năng suất, số lượng, chưa chú ý đến chất lượng sản phẩm. Việc mở rộng quá mức diện tích trồng lúa vụ ba ở Đồng bằng sông Cửu Long, cũng như sử dụng lúa lai của Trung Quốc cho năng suất cao nhưng chất lượng thấp ở các tính phí Bắc, sử dụng q nhiều phân bón hóa học và thuốc kích thích tăng trưởng trong sản xuất cũng là một trong những lý do làm cho chất lượng hàng nông sản của Việt Nam chưa cao.

3. Tình hình chế biến một số mặt hàng nông sản ở Việt Nam:

Chế biến đang là một lĩnh vực còn nhiều yếu kém, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam. Trong thời gian qua hoạt động chế biến hàng nông sản phục vụ cho xuất khẩu chủ yếu được thực hiện bởi những người sản xuất với phương tiện chế biến thơ sơ lạc hậu nên có năng suất thấp. Hoạt động này chưa được thực hiện một cách hợp lý, đồng bộ, chưa được quan tâm một cách đúng mức nên sản phẩm tạo ra thường có phẩm cấp thấp do tạp chất nhiều, hình thức khơng hấp dẫn, chất lượng khơng cao. Những yếu kém trong khâu chế biến được xem là nổi cộm nhất hiện nay và là một trong những nguyên nhân làm giảm sức cạnh tranh của hàng nông sản Việt Nam.

4. Tình hình xuất khẩu hàng nơng sản Việt Nam:

Có thể nói từ năm 2005 đến nay, sau 5 năm thực hiện kế hoạch phát triển xuất khẩu, ngoại thương Việt Nam nói chung và hoạt động xuất khẩu hàng nơng sản nói riêng đã có những chuyển biến lớn. Điều đó được thể hiện ở một số nét sau:

Hoạt động xuất khẩu hàng nơng sản có tốc độ tăng trưởng khá nhanh và ổn định. Đặc biệt ở các mặt hàng như: Gạo, cà phê, cao su. Sản lượng các mặt hàng này thể hiện ở bảng sau:

Bảng 4: Sản lượng xuất khẩu một số mặt hàng nông sản chủ yếu của Việt Nam giai đoạn 2005 – 2009:

ĐVT: 1000 tấn Hạng mục Mục tiêu 2010 Thực hiện 2005 Thực hiện 2006 Thực hiện 2007 Thực hiện 2008 Thực hiện 2009 TH 2009/KH 2010 (%) Gạo 4800 5250 4640 5400 4680 6006 128,3 Cà phê 900 752 985 916 1056 1180 111,7 Cao su 650 482 555 606 660 730 110,6 (Nguồn: Bộ NN & PTNT) Hiện nay, các mặt hàng này đã vươn lên trở thành các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. So với tốc độ phát triển bình quân trên thế giới, thì ba mặt hàng trên của Việt Nam có tốc độ phát triển cao và có nhiều mặt hàng đã vươn lên vị trí nhất nhì trong số các nước tham gia xuất khẩu trên thị trường thế giới, như năm 2009 Việt Nam đã đứng thứ hai trên thế giới về xuất khẩu gạo và cao su.

Cùng với sự tăng lên về số lượng, chất lượng hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam trong những năm qua cũng tăng lên rõ rệt. Tỷ trọng gạo 25% tấm giảm từ 60% như trước đây xuống còn 30% như hiện nay, gạo chất lượng cao 5% tấm tăng từ 20% lên 50%-60%, cà phê loại một tăng từ 15% lên 72%. Chất lượng hàng xuất khẩu tăng lên làm cho giá hàng xuất khẩu của Việt Nam trong thời gian qua cũng tăng lên.

Trong những năm qua số lượng hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam ngày càng tăng, chất lượng hàng xuất khẩu ngày càng được cải thiện, tuy nhiên do chịu sự tác động lớn của cuộc khủng hoảng kinh tế nên mặc dù sản lượng tăng nhưng giá trị xuất khẩu chưa cao.

Thị trường xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam ngày càng mở rộng. Nếu những năm trước đây hàng nông sản của Việt Nam được xuất khẩu chủ yếu

sang Nga và các nước Đơng Âu thì nay hàng nơng sản của Việt Nam đã có mặt ở khắp các châu lục. Hàng nông sản của Việt Nam đã gây được sự chú ý và đã thâm nhập vào thị trường khó tính như Anh, Thụy Sĩ, Nhật Bản, Hongkong... và những thị trường xa lạ như Mỹ La Tinh và Châu Phi. Ngồi ra, một số mặt hàng nơng sản của Việt Nam đã xây dựng được mối quan hệ hợp tác, liên doanh, liên kết được với một số cơ sở chế biến nơng sản nổi tiếng thế giới. Ví dụ: Cà phê: Việt Nam đã xây dựng được mối quan hệ hợp tác với 60 khách hàng thuộc 40 quốc gia, trong đó có sự hiện diện của các hãng cà phê nổi tiếng như Nestle (Mỹ), Newman (Đức), ED và Fman (Anh), Vocate (Thụy Sĩ), Adirat (Pháp), Itochu (Nhật Bản); cao su đã xây dựng thành công mối quan hệ truyền thống với 20 khách hàng từ các quốc gia như Pháp, Ý, Nhật Bản, Hà Lan, Đức, Hàn Quốc, Trung Quốc.

Trên đây là những thành tựu mà ngành nông sản xuất khẩu của Việt Nam đã đạt được trong thời gian qua. Tuy nhiên ngành vẫn cịn khơng ít những tồn tại trong q trình hoạt động của mình. Những tồn tại đó gồm:

Tốc độ tăng trưởng một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam tương đối cao nhưng so với tiềm năng phát triển của ngành và so với kết quả xuất khẩu hàng nông sản của một số nước khác trên thế giới thì kết quả như trên vẫn cịn rất khiêm tốn.

Số lượng thị trường nhập khẩu truyền thống khoảng 10 quốc gia trong đó hầu hết là các quốc gia Châu Á. Đa số thị trường nhập khẩu hàng nông sản Việt Nam với số lượng nhỏ và không ổn định.

Trên thị trường thế giới hàng nông sản của Việt Nam chủ yếu xuất khẩu ở dạng thô hoặc mới chỉ qua sơ chế, bao bì mẫu mã thiếu sức hấp dẫn nên giá hàng nông sản của Việt Nam chưa cao, hàng nông sản Việt Nam cịn phải chấp nhận lấy mức giá trung bình trên thị trường thế giới làm tiêu chuẩn và mức phấn đấu của mình. Thêm vào đó, hoạt động xúc tiến thương mại của Việt Nam còn yếu nên khả năng thâm nhập vào những thị trường chính ngạch (thị trường địi hỏi chất lượng cao, tiêu chuẩn an toàn vệ sinh nghiêm ngặt) của hàng nông sản Việt Nam cịn rất thấp, hàng Việt Nam chưa có chỗ đứng trong siêu thị của

những thị trường này. Chính vì vậy trong thời gian qua hàng nông sản của Việt Nam chủ yếu phải xuất khẩu qua môi giới trung gian, tỷ lệ xuất khẩu trực tiếp rất thấp.

Hoạt động thu thập thơng tin, tìm kiếm thị trường còn bộc lộ nhiều yếu kém. Thơng tin thu thập được cịn chưa cập nhật, chưa nắm được tình hình biến động giá cả, cung – cầu trên thị trường nên chưa có kế hoạch hiệu quả cho hoạt động xuất khẩu hàng nơng sản.

Qua phân tích hình hình sản xuất, chế biến, xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam trong thời gian qua ta thấy những thành tựu mà ngành đạt được trong thì gian qua thật đáng khích lệ... Tuy nhiên vẫn cịn khơng ít các vấn đề tồn tại cần được giải quyết chính vì vậy trong thời gian tới để tiếp tục phát triển Việt Nam cần phải phát huy những thành tựu đã đạt được và tìm ra giải pháp cho những tồn tại của mình.

5. Vai trị của hoạt động sản xuất, xuất khẩu nông sản:

Trong hơn 4 năm thực hiện kế hoạch phát triển nông nghiệp và phát triển ổn định kinh tế xã hộ, nông nghiệp nước ta đã đóng vai trị quan trọng vào thắng lợi chung của sự nghiệp đổi mới, là nền tảng vững chắc cho sự ổn định và phát triển trong những năm tiếp theo. Vai trị của hoạt động sản xuất và xuất khẩu nơng sản của nước ta thể hiện ở những điểm sau:

Hoạt động sản xuất nơng sản góp phần quan trọng vào việc đảm bảo nhu cầu tiêu dùng trong nước, đảm bảo an ninh lương thực quốc gia, và giải quyết công ăn việc làm cho người lao động.

Hoạt động xuất khẩu hàng nơng sản góp phần đáng kể vào việc tích lũy vốn cho q trình cơng nghiệp hóa đất nước, giải quyết cơng ăn việc làm cho người lao động, giảm bớt nhập siêu, giảm bớt căng thẳng trong cán cân thanh toán cũng như nhu cầu ngoại tệ.

Hoạt động xuất khẩu hàng nông sản đã tác động trực tiếp đến đời sống của người nông dân trên nhiều phương diện. Khi thực hiện xuất khẩu, một lượng hàng nông sản dư thừa trên thị trường nội địa sẽ được giải quyết, lập lại quan hệ

cung – cầu ở mức giá cao hơn nông dân không những bán được nơng sản mà cịn bán được giá. Hoạt động này làm cho nơng dân có thu nhập cao hơn từ đó làm tăng sức mua của dân cư trong thị trường nông thôn rộng lớn với 65% dân số. Đây chính là một động lực thúc đẩy q trình sản xuất trong nước.

Hoạt động xuất khẩu hàng nông sản sẽ khai thác tối đa lợi thế của Việt Nam về điều kiện khí hậu, tài nguyên đất nước, nguồn nhân lực... Hơn nữa hiện nay Đảng và Nhà nước đang thực hiện mơ hình kinh tế mới như kinh tế trang trại, cao su tiểu điền, tổ hợp tác tự nguyện, hợp tác xã kiểu mới...thì hoạt động xuất khẩu nơng sản càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết, hoạt động này sẽ góp phần quan trọng thúc đẩy các mơ hình kinh tế mới phát triển.

III. Thực trạng xuất khẩu hàng nông sản của công ty cổ phần Intimex ViệtNam Nam

1. Cơ cấu thị trường

Trong những năm 1980-1990, thị trường chính của Intimex là Liên Xô và các nước Đông Âu. Sản phẩm xuất khẩu dựa vào những hiệu ước giữa hai chính phủ, hàng đổi hàng. Vì vậy, thị trường của cơng ty ổn định và được Nhà nước đảm bảo.

Từ những năm 1990, Cộng hịa Xơ Viết sụp đổ, Cơng ty gặp phải rất nhiều thách thức như mất đi thị trường truyền thống, lực lượng lao động dư thừa, chất lượng nhân công thấp. Công ty đã phải tìm cách để vượt qua được những khó khăn để tiếp tục xuất khẩu hàng nơng sản và gia nhập vào thị trường mới.

Vào những năm 1988-1990, Công ty chỉ có quan hệ kinh doanh với 19 nước trên thế giới, tăng lên 18 nước đến năm 1990 và 43 nước vào năm 2000.

Đến nay, Intimex đã thâm nhập được vào thị trường của hầu hết tất cả các nước trên thế giới với thương hiệu nổi tiếng.

Bảng 5: Doanh thu xuất khẩu của khu vực thị trường năm 2008

T

T Thị trường Tổng giá trị xuất

nhập khẩu (USD) Giá trị xuất khẩu(USD) %

1 Jordan 9.119.006 9.119.006 100.00% 2 Syria 2.397.286 862.213 52.89% 3 Sudan 2.096.735 2.096.735 100.00% 4 Nga 13.036.508 5.489.458 44.74% 5 Ấn Độ 22.366.594 18.205.672 84.29% 6 Bỉ 8.244.201 5.214.314 69.74% 7 Mỹ 18.936.634 12.557.212 69.11% 8 Georgia 9.506.848 9.506.848 100.00% 9 Pháp 12.732.950 1.032.604 8.63% 10 Anh 9.840.632 1.103.514 12.16%

11 Tây Ban Nha 4.951.196 2.126.996 50.84%

12 Ai Cập 6.666.248 3.556.801 60.29% 13 Pakistan 1.639.270 872.117 100.00% 14 Yemen 3.819.356 3.819.356 100.00% 15 Thổ Nhĩ Kỳ 5.469.874 2.032.156 43.21% 16 Hà Lan 13.171.673 7.159.862 57.72% 17 Thụy Điển 16.119.914 12.766.034 83.15% 18 Nhật Bản 3.013.861 986.512 43.91% 19 Italy 1.552.011 1.552.011 100.00% 20 Hàn Quốc 3.025.667 1.049.002 46.45% 21 Singapore 8.680.908 3.460.071 43.72% 22 Hong Kong 12.677.684 9.087.082 76.29% 23 Trung Quốc 9.107.142 9.107.142 100.00%

(Nguồn: Báo cáo tổng kết của phịng kế tốn)

Do khủng hoảng tài chính đã ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu của công ty giảm từ 142 triệu USD năm 2007 xuống còn 110 triệu USD vào năm 2008.

Tuy vậy, Cơng ty đã tích cực nghiên cứu lại thị trường và mở rộng được thị phần ra các khu vực khác trên thế giới. Điều này thể hiện rõ nét nhất ở bảng dữ liệu sau:

Bảng 6: Tỷ lệ doanh thu xuất khẩu trong tổng doanh thu thương mại

Đơn vị tính: %

Khu vực thị trường Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008

Tây Âu 25,81 27,98 23,82 Trung Đông 15,52 10,23 9,63 Mỹ 8,83 10,77 6,54 Ấn Độ 6,85 8,3 7,01 Châu Phi 13,25 13,05 10,61 Đông Nam Á 5,75 5,4 5,78 Hàn Quốc 6,82 6,02 5,3 Trung Quốc 4,04 4,08 11,73 Đông Âu 6,5 4,9 5,72 Khác 6,63 9,27 13,86

(Nguồn: Báo cáo tổng kết của phịng kế tốn)

Khu vực Tây Âu trở thành thị trường lớn nhất của Intimex, đã từng bước thay thế thị trường Nga và Đông Âu vốn là những thị trường truyền thống của Công ty trong những năm 1990, thị phần đã chiếm đến 25,81% năm 2006, 27,98% năm 2007 và 23,82% năm 2008.

Người dân ở khu vực Trung Đông thường dùng gia vị trong các bữa ăn nên thị trường Trung Đông cũng là thị trường quan trọng cho xuất khẩu nông sản gia vị như hạt tiêu, gừng, quế. Trong những năm gần đây, từ khi tình hình chính trị ở khu vực này ln bị xáo trộn và khủng bố, chúng đã tác động đến doanh thu xuất khẩu ở thị trường này của Intimex giảm từ 15,52% năm 2006, 10,23% năm 2007 và 11,63% năm 2008.

Thị trường Châu Mỹ đã mở ra nhiều cơ hội và thách thức. Điều này cũng có nghĩa là Intimex khơng chỉ đón nhận nhiều cơ hội kinh doanh mà Intimex còn phải đối mặt với một tiêu chuẩn nghiêm ngặt về chất lượng và hàng rào thuế quan. Duy trì và phát triển thị trường này là mục tiêu chính của Intimex, vì vậy,

tỷ trọng giá trị xuất khẩu ở thị trường Châu Mỹ trong kim ngạch xuất khẩu của công ty lên xuống thất thường từ 8,83% năm 2006, 10,77% năm 2007 và 7,54% năm 2008.

Thị trường Châu Phi như Sudan, Libya và Ai Cập cũng là một trong những thị trường quan trọng và đầy tiềm năng của Intimex. Những thị trường đó tiêu thụ một lượng hàng hóa đáng kể như cà phê, hạt tiêu. Doanh thu xuất khẩu vào khu vực này giữ tỷ trọng rất ổn định trong tổng kim ngạch xuất khẩu của

Một phần của tài liệu Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng nông sản tại công ty cổ phần intimex việt nam (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)