Tình hình xuất khẩu hàng nơng sản Việt Nam

Một phần của tài liệu Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng nông sản tại công ty cổ phần intimex việt nam (Trang 33 - 36)

II. Khái quát về hoạt động xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam

4. Tình hình xuất khẩu hàng nơng sản Việt Nam

Có thể nói từ năm 2005 đến nay, sau 5 năm thực hiện kế hoạch phát triển xuất khẩu, ngoại thương Việt Nam nói chung và hoạt động xuất khẩu hàng nơng sản nói riêng đã có những chuyển biến lớn. Điều đó được thể hiện ở một số nét sau:

Hoạt động xuất khẩu hàng nơng sản có tốc độ tăng trưởng khá nhanh và ổn định. Đặc biệt ở các mặt hàng như: Gạo, cà phê, cao su. Sản lượng các mặt hàng này thể hiện ở bảng sau:

Bảng 4: Sản lượng xuất khẩu một số mặt hàng nông sản chủ yếu của Việt Nam giai đoạn 2005 – 2009:

ĐVT: 1000 tấn Hạng mục Mục tiêu 2010 Thực hiện 2005 Thực hiện 2006 Thực hiện 2007 Thực hiện 2008 Thực hiện 2009 TH 2009/KH 2010 (%) Gạo 4800 5250 4640 5400 4680 6006 128,3 Cà phê 900 752 985 916 1056 1180 111,7 Cao su 650 482 555 606 660 730 110,6 (Nguồn: Bộ NN & PTNT) Hiện nay, các mặt hàng này đã vươn lên trở thành các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. So với tốc độ phát triển bình quân trên thế giới, thì ba mặt hàng trên của Việt Nam có tốc độ phát triển cao và có nhiều mặt hàng đã vươn lên vị trí nhất nhì trong số các nước tham gia xuất khẩu trên thị trường thế giới, như năm 2009 Việt Nam đã đứng thứ hai trên thế giới về xuất khẩu gạo và cao su.

Cùng với sự tăng lên về số lượng, chất lượng hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam trong những năm qua cũng tăng lên rõ rệt. Tỷ trọng gạo 25% tấm giảm từ 60% như trước đây xuống còn 30% như hiện nay, gạo chất lượng cao 5% tấm tăng từ 20% lên 50%-60%, cà phê loại một tăng từ 15% lên 72%. Chất lượng hàng xuất khẩu tăng lên làm cho giá hàng xuất khẩu của Việt Nam trong thời gian qua cũng tăng lên.

Trong những năm qua số lượng hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam ngày càng tăng, chất lượng hàng xuất khẩu ngày càng được cải thiện, tuy nhiên do chịu sự tác động lớn của cuộc khủng hoảng kinh tế nên mặc dù sản lượng tăng nhưng giá trị xuất khẩu chưa cao.

Thị trường xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam ngày càng mở rộng. Nếu những năm trước đây hàng nông sản của Việt Nam được xuất khẩu chủ yếu

sang Nga và các nước Đơng Âu thì nay hàng nơng sản của Việt Nam đã có mặt ở khắp các châu lục. Hàng nông sản của Việt Nam đã gây được sự chú ý và đã thâm nhập vào thị trường khó tính như Anh, Thụy Sĩ, Nhật Bản, Hongkong... và những thị trường xa lạ như Mỹ La Tinh và Châu Phi. Ngồi ra, một số mặt hàng nơng sản của Việt Nam đã xây dựng được mối quan hệ hợp tác, liên doanh, liên kết được với một số cơ sở chế biến nông sản nổi tiếng thế giới. Ví dụ: Cà phê: Việt Nam đã xây dựng được mối quan hệ hợp tác với 60 khách hàng thuộc 40 quốc gia, trong đó có sự hiện diện của các hãng cà phê nổi tiếng như Nestle (Mỹ), Newman (Đức), ED và Fman (Anh), Vocate (Thụy Sĩ), Adirat (Pháp), Itochu (Nhật Bản); cao su đã xây dựng thành công mối quan hệ truyền thống với 20 khách hàng từ các quốc gia như Pháp, Ý, Nhật Bản, Hà Lan, Đức, Hàn Quốc, Trung Quốc.

Trên đây là những thành tựu mà ngành nông sản xuất khẩu của Việt Nam đã đạt được trong thời gian qua. Tuy nhiên ngành vẫn cịn khơng ít những tồn tại trong quá trình hoạt động của mình. Những tồn tại đó gồm:

Tốc độ tăng trưởng một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam tương đối cao nhưng so với tiềm năng phát triển của ngành và so với kết quả xuất khẩu hàng nông sản của một số nước khác trên thế giới thì kết quả như trên vẫn cịn rất khiêm tốn.

Số lượng thị trường nhập khẩu truyền thống khoảng 10 quốc gia trong đó hầu hết là các quốc gia Châu Á. Đa số thị trường nhập khẩu hàng nông sản Việt Nam với số lượng nhỏ và không ổn định.

Trên thị trường thế giới hàng nông sản của Việt Nam chủ yếu xuất khẩu ở dạng thô hoặc mới chỉ qua sơ chế, bao bì mẫu mã thiếu sức hấp dẫn nên giá hàng nông sản của Việt Nam chưa cao, hàng nơng sản Việt Nam cịn phải chấp nhận lấy mức giá trung bình trên thị trường thế giới làm tiêu chuẩn và mức phấn đấu của mình. Thêm vào đó, hoạt động xúc tiến thương mại của Việt Nam còn yếu nên khả năng thâm nhập vào những thị trường chính ngạch (thị trường địi hỏi chất lượng cao, tiêu chuẩn an tồn vệ sinh nghiêm ngặt) của hàng nông sản Việt Nam cịn rất thấp, hàng Việt Nam chưa có chỗ đứng trong siêu thị của

những thị trường này. Chính vì vậy trong thời gian qua hàng nông sản của Việt Nam chủ yếu phải xuất khẩu qua môi giới trung gian, tỷ lệ xuất khẩu trực tiếp rất thấp.

Hoạt động thu thập thơng tin, tìm kiếm thị trường còn bộc lộ nhiều yếu kém. Thơng tin thu thập được cịn chưa cập nhật, chưa nắm được tình hình biến động giá cả, cung – cầu trên thị trường nên chưa có kế hoạch hiệu quả cho hoạt động xuất khẩu hàng nơng sản.

Qua phân tích hình hình sản xuất, chế biến, xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam trong thời gian qua ta thấy những thành tựu mà ngành đạt được trong thì gian qua thật đáng khích lệ... Tuy nhiên vẫn cịn khơng ít các vấn đề tồn tại cần được giải quyết chính vì vậy trong thời gian tới để tiếp tục phát triển Việt Nam cần phải phát huy những thành tựu đã đạt được và tìm ra giải pháp cho những tồn tại của mình.

Một phần của tài liệu Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng nông sản tại công ty cổ phần intimex việt nam (Trang 33 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)