Thực trạng hoạt động xuất khẩu nông sản của công ty cổ phần

Một phần của tài liệu Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng nông sản tại công ty cổ phần intimex việt nam (Trang 40 - 44)

III. Thực trạng xuất khẩu hàng nông sản của công ty cổ phần Intime

2. Thực trạng hoạt động xuất khẩu nông sản của công ty cổ phần

Intimex Việt Nam

2.1 Phân tích giá trị và tỷ trọng xuất khẩu nơng sản của công ty cổ phần Intimex Việt Nam:

Trong những năm qua, các mặt hàng nông sản luôn là mặt hàng xuất khẩu lớn nhất của công ty. Trong tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu thì nơng sản chiếm khoảng 86% tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu. Đây thực sự là một tiềm năng để công ty đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu của mình.

Bảng 7: Cơ cấu ngành hàng xuất khẩu từ năm 2006 đến năm 2009.

TT TÊN HÀNG 2006 2007 2008 2009 Giá trị xuất khẩu (USD) % Giá trị xuất khẩu (USD) % Giá trị xuất khẩu % Giá trị xuất khẩu (USD) %

(USD) A. HÀNG NÔNG SẢN 1 Hạt tiêu 17.157.425 13,03 18.475.124 13,00 16.479.789 13,87 8.239.895 20,48 2 Cà phê 49.417.119 37,54 59.412.541 41,80 51.542.261 43,38 17.159.489 42,65 3 Trà 2.908.426 2,21 3.412.046 2,40 3.512.042 2,96 1.032.954 2,57 4 Lạc 110.842 0,08 16.986 0,01 - - - 5 Cao su 721.541 0,55 621.542 0,44 547.042 0,46 160.895 0,40 6 Hạt điều 5.671.254 4,31 6.847.254 4,82 4.865.123 4,09 1.430.919 3,65 7 Vỏ quế 746.128 0,57 1.084.251 0,76 661.538 0,56 194.570 0,05 8 Tinh bột sắn 9.145.010 6,95 9.154.147 6,44 9.654.214 8,12 2.839.475 7,06 9 Hoa hồi 1.571.245 1,19 2.104.101 1,48 675.214 0,57 225.071 0,56 10 Gạo 33.722.745 25,61 18.924.201 13,31 8.058.642 6,78 2.370.189 5,89 Tổng giá trị: 121.171.735 120.052.193 95.995.865 33.478.344 B. HÀNG THỦ CÔNG MỸ NGHỆ 954.203 0,72 842.517 0,59 567.145 0.48 166.807 0.41 C. THỦY SẢN 7.543.487 5,73 19.845.214 13,96 21.058.642 17.72 6.193.718 15.39 D. DỆT MAY 1.984.575 1,51 1.397.354 0,98 1.205.301 1.01 396.242 0.98 TỔNG GIÁ TRỊ 131.654.000 142.137.278 118.826.953 40.235.111

(Nguồn: Báo cáo tổng kết của phịng kế tốn)

Các số liệu trong bảng 7 đã thể hiển kết quả hoạt động xuất khẩu từ năm 2006 đến năm 2009, trong đó doanh số xuất khẩu năm 2009 đạt 40.235 triệu USD năm giảm 34% so với năm 2008. Có hai nguyên nhân dẫn đến việc giảm mạnh trong doanh số năm 2009 này:

Thứ nhất là lạm phát dữ dội ở Việt Nam gây ảnh hưởng nặng nề đến lĩnh vực xuất khẩu, nhu cầu ở thị trường Mỹ và Tây Âu giảm. Thứ hai, Intimex đã cổ phần hóa từ một doanh nghiệp sở hữu Nhà nước thành công ty cổ phần.

Tháng 10 năm 2009, Intimex chính thức trở thành Cơng ty cổ phần. Do vậy, những xáo trộn trong cơ cấu công ty cũng đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến doanh số trong năm. Tại cuộc họp hội đồng quản trị đầu tiên, ban lãnh đạo đã đưa ra đường lối hoạt động mới cho Intimex với mục tiêu tăng doanh số trong năm 2010.

Doanh số xuất khẩu của hầu hết tất cả mặt hàng đã thể hiện sự suy giảm lớn so với cùng kỳ năm 2008. Cho đến nay, Intimex đã xuất khẩu một số mặt hàng nông sản đạt doanh thu hơn 2 triệu USD như cà phê 22 triệu USD; hạt tiêu 10,98 triệu USD; gạo 3,1 triệu USD; bột sắn 3,7 triệu USD... Tuy nhiên, các mặt hàng này đều bị giảm hơn so với cùng kỳ năm 2008.

Tổng giá trị xuất khẩu hàng nơng sản giữ vai trị chủ chốt cho các sản phẩm xuất khẩu của Intimex.

Cà phê là một trong những mặt hàng nơng sản đang khai thác tốt và có thị phần tương đối lớn ở Intimex. Cà phê cũng là mặt hàng nông sản đứng đầu về giá trị xuất khẩu của Intimex (cà phê Robusta R1, R2). Trong năm 2007 và đầu năm 2008, giá cà phê trong nước cũng như trên thế giới đều tăng mạnh. Đơn giá cà phê robusta dao động từ 1660-1670 USD/tấn đến 2210-2300 USD/tấn. Giá trị xuất khẩu đạt 59,4 triệu USD năm 2007 và chiếm 41,8% kim ngạch xuất khẩu năm 2007 của Intimex. Mặc dù vậy, giá cà phê xuất khẩu đột nhiên rớt xuống còn 1210 USD/tấn từ tháng 4 năm 2008, cho nên tổng giá trị xuất khẩu cà phê năm 2008 chỉ còn là 51,5 triệu USD.

Sau đó, điều này đã tác động đến cà phê xuất khẩu của năm 2009, ước tính rằng sẽ giảm 51% so với năm 2008.

Danh mục sản phẩm gạo đứng thứ hai trong giá trị xuất khẩu hàng nông sản của Intimex. Gạo giành được ưu thế vào năm 2006 tăng rõ rệt với doanh số 33.7 triệu USD nhờ vào sự thay đổi cơ cấu của Intimex. Năm 2007, giá trị xuất khẩu gạo của Intimex sụt xuống 18,9 triệu USD. Cũng giống như mặt hàng cà phê, đơn giá của gạo cũng biến động đáng kể ở giai đoạn 2008-2009. Hơn nữa, đầu năm 2008, giá gạo trên thế giới tăng nhanh trong khi chính phủ Việt Nam lại có quyết định hạn chế xuất khẩu để bảo tồn lương thực cho khu vực phía Bắc nơi có dự báo là sẽ phải đối mặt với những vụ thu hoạch xấu do cái lạnh khắc nghiệt của thời tiết vào cuối năm 2008.

Vì vậy, giá trị xuất khẩu gạo giảm xuống 8,05 triệu USD, chiếm 6,78% giá trị xuất khẩu của Intimex.

Giá trị hạt tiêu xuất khẩu đã đóng góp một con số lớn trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Intmex. Sản phẩm xuất khẩu bao gồm hạt tiêu đen và tiêu trắng, xuất sang thị trường Tây Âu, Trung Đông và Ai Cập. Doanh thu của mặt hàng này khá ổn định, thị trường ít bị ảnh hưởng, 17,1 triệu USD năm 2006; 18,47 triệu USD năm 2007; và 16,48 triệu USD năm 2008, chiếm 13,0-13,87% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Intimex.

Mặc dù doanh thu xuất khẩu từ các mặt hàng nông sản Việt Nam khác như trà, lạc, cao su, hạt điều, quế, tinh bột sắn, hoa hồi không lớn so với tổng doanh thu cua Intimex nhưng chính các mặt hàng này đã tạo công ăn việc làm cho một lượng lao động lớn ở nhiều vùng như chi nhánh Intimex Thanh Hóa, chi nhánh Intimex Nghệ An, nơi chuyên chế biến bột sắn…

2.2. Phương thức xuất khẩu nông sản của Công ty cổ phần Intimex Việt Nam Nam

*Phương thức trực tiếp.

Đây là phương thức được công ty sử dụng chủ yếu khi xuất khẩu nơng sản. Đây là hình thức mua đứt bán đoạn, cơng ty tự tìm thị trường và bạn hàng, tự khai thác nguồn hàng, tiến hành quy trình và thủ tục xuất khẩu, tự chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh của mình bao gồm cả chi phí và rủi ro trong kinh doanh. Kim ngạch xuất khẩu theo phương thức trực tiếp của các mặt hàng nông sản chiếm một tỷ trọng khá cao trong tổng kim ngạch xuất khẩu nơng sản của cơng ty, tỷ trọng này trung bình là 95%. Kim ngạch xuất khẩu hàng nơng sản của công ty tăng dần đều do cơng ty tự mình xúc tiến việc xuất khẩu các mặt hàng nông sản. Công ty tự xây dựng phòng kinh tế đối ngoại, phòng kế hoạch, tiếp cận, quảng bá, tổ hợp báo cáo nên nắm bắt được những biến động của thị trường. Nhờ áp dụng phương thức xuất khẩu này mà hàng nông sản của cơng ty đã khẳng định được vị trí chủ lực của mình khi xuất khẩu trên thị trường thế

giới. Đây là một dấu hiệu đáng mừng, công ty đã khẳng định được vị thế của mình trong hoạt động xuất khẩu.

* Phương thức nhận uỷ thác.

Đây là phương thức cơng ty sử dụng ít nhất khi xuất khẩu nơng sản. Nó chiếm một tỷ lệ rất nhỏ trong tổng kim ngạch xuất khẩu nơng sản của cơng ty sang. Đây là hình thức cơng ty đóng vai trị trung gian nhận xuất khẩu các lơ hàng cho các đơn vị khác và nhận về một khoản thù lao gọi là phí uỷ thác.

Trước đây công ty sử dụng rất phổ biến phương thức xuất khẩu uỷ thác. Do có sự chuyển biến mạnh mẽ cơ cấu xuất khẩu trực tiếp và uỷ thác của công ty trong thời gian qua là một trong những thành tựu to lớn mà công ty đạt được. Điều này thể hiện tính độc lập, tự chủ, sáng tạo thích nghi với cơ chế thị trường ngày càng tăng. Cơ chế hội nhập kinh tế khu vực và thế giới, khi mà Việt Nam đã tham gia vào khu vực mậu dịch tự do ASEAN và gia nhập WTO thì mơi trường cạnh tranh càng khốc liệt hơn buộc cơng ty phải tự mình tìm kiếm bạn hàng và tiến hành xuất khẩu để chủ động hơn, kinh nghiệm hơn trong cơ chế mới.

Một phần của tài liệu Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng nông sản tại công ty cổ phần intimex việt nam (Trang 40 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)