Tiêu chuẩn quản lý môi trường châu Âu ISO 14000

Một phần của tài liệu Hệ thống tiêu chuẩn kỹ thuật đối với mặt hàng cà phê xuất khẩu của việt nam trên thị trường EU (Trang 30 - 33)

2.1. Các rào cản kỹ thuật đối với cà phê nhập khẩu vào thị trường EU

2.1.3.2. Tiêu chuẩn quản lý môi trường châu Âu ISO 14000

Khác với quản lý chất lượng, quản lý môi trường thể hiện trách nhiệm của doanh nghiệp đối với cộng đồng, đối với xã hội. Bảo vệ môi trường là bảo vệ sức khoẻ cho con người, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên - làm cho đất nước phát triển bền vững.

- Sự ra đời của Bộ tiêu chuẩn ISO 14000

Dân số, tài nguyên và môi trường trong những năm gần đây đã trở thành mối quan tâm của nhiều quốc gia và các tổ chức quốc tế. Q trình hoạt động cơng nghiệp đã ngày càng làm cho cạn kiệt tài nguyên, ô nhiễm môi trường và hiệu quả cuối cùng là làm suy thối chất lượng sống của cộng đồng. Do đó, bảo vệ môi trường đã trở thành một vấn đề hết sức quan trọng, một trong những mục tiêu chính nằm trong các chính sách chiến lược của các quốc gia. Nhất là sau Hội nghị thượng đỉnh về trái đất tại Rio De Janeiro-Brazil tháng 6/1992 thì vấn đề mơi trường đã nổi lên như một lĩnh vực kinh tế, được đề cập đến trong mọi hoạt động của xã hội, trong phạm vi quốc gia, khu vực và quốc tế.

Với mục đích xây dựng và đưa vào áp dụng một phương thức tiếp cận chung về quản lý môi trường, tăng cường khả năng đo được các kết quả hoạt động của môi trường, tạo điều kiện thuận lợi cho thương mại quốc tế, năm 1993, Tổ chức tiêu chuẩn hoá quốc tế (ISO) đã triển khai xây dựng bộ tiêu chuẩn về quản lý mơi trường có mã hiệu ISO 14000 nhằm mục đích tiến tới thống nhất áp dụng Hệ thống quản lý môi

trường (EMS) đảm bảo sự phát triển bền vững trong từnh quốc gia, trong khu vực và quóc tế.

- Cấu trúc của Bộ tiêu chuẩn ISO 14000

Bộ tiêu chuẩn ISO 14000 thiết lập một hệ thống quản lý môi trường và cung cấp các công cụ hỗ trợ cho các doanh nghiệp, giúp các cơ sở này nhận thức và quản lý được tác động của mình đối với mơi trường ngăn ngừa ơ nhiễm và liên tục có hành động cải thiện mơi trường. Đây cũng là cơ sở để bên thứ ba đánh giá hệ thống quản lý môi trường của các cơ sở sản xuất, kinh doanh và dịch vụ.

Bộ tiêu chuẩn ISO 14000 đề cập đến 6 lĩnh vực sau:

- Hệ thống quản lý môi trường (Environmental Management Systems - EMS). - Kiểm tra môi trường (Environmental Auditing - EA).

- Đánh giá kết quả hoạt động môi trường (Environmental Performance - EPE). - Ghi nhãn môi trường (Environmental Labeling - EL).

- Đánh giá chu trình sống của sản phẩm (Life Cycle Assessment - LCA).

- Các khía cạnh mơi trường trong tiêu chuẩn của sản phẩm (Environmental aspects in Product Standards).

Bộ tiêu chuẩn ISO 14000 được chia thành 2 nhóm: Các tiêu chuẩn về tổ chức và các tiêu chuẩn về sản phẩm.

Các tiêu chuẩn về tổ chức tập trung vào các khâu tổ chức hệ thống quản lý môi

trường của doanh nghiệp, vào sự cam kết của lãnh đạo và của các cấp quản lý đối với việc áp dụng và cải tiến chính sách mơi trường, vào việc đo đạc các tính năng mơi trường cũng như tiến hành thanh tra mơi trường tại các cơ sở mình.

Các tiêu chuẩn về sản phẩm tập trung vào việc thiết lập các nguyên lý và cách

tiếp cận thống nhất đối với việc đánh giá các khía cạnh của sản phẩm có liên quan đến mơi trường. Các tiêu chuẩn này đặt ra nhiệm vụ cho các công ty phải lưu ý đến thuộc tính mơi trường của sản phẩm ngay từ khâu thiết kế, chọn nguyên vật liệu cho đến khâu loại bỏ sản phẩm ra môi trường.

Hệ thống quản lý môi trường theo ISO 14000 yêu cầu một sự thay đổi trong cách thức quản lý về môi trường. Khác với cách thức truyền thống là chỉ đòi hỏi theo yêu cầu, mệnh lệnh hoặc chỉ quan tâm đến sự ô nhiễm ở cơng đoạn xả/thải ra cịn ISO 14000 u cầu phải tiếp cận vấn đề môi trường bằng cả một hệ thống quản lý, từ việc

xác định các nguyên nhân đến việc xem xét các đối tượng có liên quan đến mơi trường, từ đó đưa ra các biện pháp khắc phục và phịng ngừa.

- u cầu về quản lý mơi trường và áp dụng ISO 14001 ở Việt Nam.

Sự phát triển nhanh chóng của các doanh nghiệp cả về số lượng và qui mô, đặc biệt là các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực cơng nghiệp đã có những tác động xấu đến mơi trường và có nguy cơ gây ơ nhiễm ngày càng cao. Để tăng cường công tác quản lý môi trường, năm 1993 Nhà nước đã ban hành Luật Bảo vệ mơi trường, sau đó, nhiều văn bản dưới luật và các hướng dẫn về quản lý môi trường đã được ban hành. Trong đó việc nghiên cứu áp dụng hệ thống quản lý môi trường theo ISO 14000 sẽ giúp các doanh nghiệp Việt nam hoạt động sản xuất và kinh doanh đạt được các yêu cầu:

- Bền vững về kinh tế; - Bền vững về xã hội; - Bền vững về chất lượng;

- Bền vững về tài nguyên thiên nhiên.

ISO 14001 là tiêu chuẩn nằm trong bộ tiêu chuẩn ISO 14000 qui định các yêu cầu đối với một Hệ thống quản lý môi trường. Các yếu tố của hệ thống được chi tiết hoá thành văn bản. Nó là cơ sở để cơ quan chứng nhận đánh giá và cấp giấy chứng nhận cho cơ sở có hệ thống quản lý mơi trường phù hợp với ISO 14000

Muốn xây dựng thành công hệ thống quản lý môi trường theo ISO 14000, việc đầu tiên của các doanh nghiệp là phải có sự cam kết và đưa ra một chính sách mơi trường được tồn thể cán bộ cơng nhân viên và lãnh đạo nhất trí. Sự cam kết và chính sách này phải được thể hiện bằng văn bản, ở đó phải đề ra được những mục tiêu, mục đích, những qui trình, qui phạm cụ thể để giải quyết các vấn đề về môi trường. Hệ thống quản lý mơi trường muốn hoạt động tốt và có hiệu quả thì phải được kiểm tra theo định kỳ để đánh giá đúng thực trạng của hệ thống, từ đó đưa ra các biện pháp bổ trợ, phịng ngừa và cải tiến, có khả năng đáp ứng được với những yêu cầu đặt ra trong chính sách mơi trường của doanh nghiệp cũng như giải quyết được những vấn đề khẩn cấp về mơi trường có liên quan đến doanh nghiệp.

Khác với quản lý chất lượng, quản lý môi trường thể hiện trách nhiệm của doanh nghiệp đối với cộng đồng, đối với xã hội. Bảo vệ môi trường là bảo vệ sức khoẻ cho con người, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên - làm cho đất nước phát triển bền vững.

Vì vậy muốn xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý môi trường theo ISO 14000, lãnh đạo doanh nghiệp phải thực sự tự nguyện và thể hiện bằng sự cam kết của mình. Đối với một quốc gia thì sự cam kết đó thể hiện trong chính sách của Chính phủ về bảo vệ mơi trường.

2.2. Tiêu chuẩn Việt Nam về cà phê và thực trạng việc áp dụng tiêu chuẩn Việt Nam về cà phê của các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê

Một phần của tài liệu Hệ thống tiêu chuẩn kỹ thuật đối với mặt hàng cà phê xuất khẩu của việt nam trên thị trường EU (Trang 30 - 33)