Đánh giá mức độ phù hợp tiêu chuẩn kỹ thuật mặt hàng cà phê của Việt Nam với các

Một phần của tài liệu Hệ thống tiêu chuẩn kỹ thuật đối với mặt hàng cà phê xuất khẩu của việt nam trên thị trường EU (Trang 40 - 43)

với các quy định của EU

2.3.1. Thành công

Bộ tiêu chuẩn kỹ thuật về cà phê của Việt Nam đang tích cực được cải tiến và càng ngày càng phù hợp với những quy định của EU về chất lượng, mơi trường, an tồn sức khỏe, trách nhiệm xã hội,… và cũng đạt được một số thành công nhất định:

- Tiêu chuẩn chất lượng: hiện nay tiêu chuẩn phân loại chất lượng cà phê Việt Nam đã có nhiều thay đổi để tương thích với những quy định của thị trường thế giới đặc biệt là thị trường khó tính EU. Trước đây, các tiêu chuẩn phân loại cà phê nhân xuất khẩu sang thị trường EU chủ yếu dựa vào % số lỗi, tuy nhiên hiện nay, tiêu chuẩn này đã được thay đổi sang % khối lượng. Sự thay đổi này phù hợp hơn do Việt Nam đã xây dựng dựa vào bộ tiêu chuẩn thế giới là ISO 10470:2004.

- Tiêu chuẩn về bao bì đóng gói: Ủy ban Châu Âu có quy định mức độ tối đa của các kim loại nặng trong bao bì đóng gói như đảm bảo mức độ an tồn, vệ sinh cần thiết, giảm thiểu sự xuất hiện của các chất độc hại, cũng như đảm bảo khả năng tái sử dụng hoặc thu hồi, tái chế để giảm thiểu sự ảnh hưởng về mặt môi trường. Nắm được những quy định này Việt Nam đã xây dựng, phát hành bộ TCVN 1279:1993 quy định về tiêu chuẩn bao gói, ghi nhãn, bảo quản vận chuyển cà phê. Trong bộ tiêu chuẩn này có quy định về chất liệu bao bì bao gói cà phê nhân phải làm bằng những bao dệt bằng sợi đay ngâm, miệng bao khâu kín bằng sợi đay xe hoặc bằng chất liệu không phải là kim loại. Với quy định về bao bì đóng gói bằng các chất liệu tự nhiên, khơng có sự xuất hiện của các chất có nguy hại đến sức khỏe con người cũng như chất lượng cà phê cũng như có thể dễ dàng tái chế, tái sử dụng là một điểm phù hợp trong bộ tiêu chuẩn kỹ thuật của Việt Nam về cà phê so với những quy định của EU.

2.3.2. Hạn chế

Mặc dù hệ thống tiêu chuẩn kỹ thuật Việt Nam nói chung và tiêu chuẩn kỹ thuật về mặt hàng cà phê nói riêng đang có nhiều thay đổi tích cực nhằm mục tiêu phù hợp với những quy định thế giới trong đó có thị trường EU. Tuy nhiên EU là thị trường đòi hỏi chất lượng cà phê rất cao, điều kiện thương mại nghiêm ngặt và được bảo hộ đặc biệt, thêm vào đó các tiêu chuẩn này lại ngày càng phức tạp, đa dạng. Việc tiêu chuẩn của Việt Nam thay đổi để bắt kịp phù hợp với những quy định này thực sự là vấn đề khó khăn của các nhà chính sách. Khơng chỉ vậy, việc thay đổi tiêu chuẩn kỹ thuật của Việt Nam phải xem xét trên tình hình thực tế của các doanh nghiệp, người sản xuất cà phê có khả năng áp dụng hệ thống tiêu chuẩn mới, có ảnh hưởng đến lợi ích của doanh nghiệp khơng. Thực tế cho thấy hầu hết các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê đều là những doanh nghiệp vừa và nhỏ với tiềm lực tài chính cịn nhỏ, điều kiện áp dụng khoa học kỹ thuật chưa nhiều. Hơn nữa cà phê chủ yếu là sản xuất phân tán, chưa có một định chuẩn chung cho việc chăm sóc, chế biến cũng như bảo quản cà phê. Như vậy, việc xây dựng và áp dụng hệ thống tiêu chuẩn kỹ thuật đối với cà phê xuất khẩu của Việt Nam gặp phải rất nhiều khó khăn từ cả phía nhà nước và phía doanh nghiệp cũng như người sản xuất. Dưới đây là một số hạn chế của hệ thống tiêu chuẩn kỹ thuật của mặt hàng cà phê Việt Nam:

- Tiêu chuẩn chất lượng: Trước hết chúng ta có thể khẳng định một điểm là cà phê Việt Nam có chất lượng cao, đặc biệt là cà phê Robusta có chất lượng cao hơn hẳn cà phê cùng chủng loại của nhiều nước khác. Tuy nhiên, cà phê Việt Nam lại luôn bị đánh giá là chất lượng thấp, tỷ lệ loại thải cao, không đủ điều kiện nhập khẩu vào EU. Cụ thể là trong tổng khối lượng cà phê do LIFFE phân loại năm 2007 không đạt tiêu chuẩn của nghị quyết 420 của ICO, cà phê Việt Nam chiếm tới 66%. Báo cáo của Uỷ ban điều hành ICO nhận định sự chậm trễ áp dụng tiêu chuẩn chất lượng mới của Việt Nam đã làm tăng lượng cà phê bị loại ra theo phân loại của LIFFE. Thực tế Việt Nam đã phát hành bộ tiêu chuẩn chất lượng cà phê xuất khẩu mới phù hợp với quy định thế giới tuy nhiên bộ tiêu chuẩn này còn nhiều điểm hạn chế, chưa phù hợp với các doanh nghiệp xấu khẩu cà phê Việt Nam nên tỷ lệ doanh nghiệp áp dụng bộ tiêu chuẩn này là rất thấp. Vì vậy Hiệp hội cà phê ca cao Việt Nam- Vicofa đưới sự chỉ đạo của Tổng cục đo lường chất lượng đã và đang tiến hành soát xét lại bộ tiêu chuẩn này, giảm bớt sự phức tạp trong việc xếp hạng cà phê, chuyển đổi tính lỗi theo % số hạt bị lỗi sang %

khối lượng hạt lỗi, đồng thời nghiên cứu hài hòa tiêu chuẩn quốc tế ISO 10470:2004 với tiêu chuẩn TCVN 4193:2005 để cơng bố một tiêu chuẩn của Việt Nam hài hịa với tiêu chuẩn thế giới và quy định của EU

- Tiêu chuẩn về vệ sinh an tồn thực phẩm: Hiện nay, Việt Nam chưa có bộ tiêu chuẩn riêng nào quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm đối với cà phê xuất khẩu. Tuy nhiên, vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm đang là vấn đề báo động không chỉ đối với cà phê và cần sự đánh giá, quan tâm một cách nghiêm túc. Việt Nam nên căn cứ vào bộ tiêu chuẩn chung về cà phê thế giới- 4C cũng như các quy định, luật pháp của EU về vệ sinh an toàn thực phẩm nhằm xây dựng một bộ tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm thống nhất, phù hợp.

CHƯƠNG 3- GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HỆ THỐNG TIÊU CHUẨN KỸ THUẬT CÀ PHÊ CỦA VIỆT NAM

TRÊN THỊ TRƯỜNG EU

Qua việc phân tích, tìm hiểu, đánh giá ở những chương trước, ta thấy rằng thị trường EU là một thị trường quan trọng của Việt Nam nhằm thúc đẩy xuất khẩu hàng nơng sản nói chung và mặt hàng cà phê nói riêng. Cần lưu ý rằng, EU là thị trường đòi hỏi yêu cầu chất lượng cà phê rất cao, điều kiện thương mại nghiêm ngặt và được bảo hộ đặc biệt. Vấn đề đặt ra là hài hịa hóa hệ thống tiêu chuẩn kỹ thuật cà phê của Việt Nam để phù hợp với tiêu chuẩn của thị trường EU. Đây không chỉ là vấn đề của các cơ quan quản lý, những nhà chính sách mà cịn phải có sự phối kết hợp của doanh nghiệp cũng như của nơng dân trồng cà phê. Vì vậy, các giải pháp này cũng được chia làm hai nhóm giải pháp cơ bản bao gồm nhóm giải pháp vĩ mơ (giải pháp của nhà nước) và nhóm giải pháp vi mơ (giải pháp của doanh nghiệp và nhà nông)

Một phần của tài liệu Hệ thống tiêu chuẩn kỹ thuật đối với mặt hàng cà phê xuất khẩu của việt nam trên thị trường EU (Trang 40 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(49 trang)