TRUYỀN THÔNG MARKETING ĐIỆN TỬ CỦA CÔNG TY CP ĐT & TM TRUNG SƠN
4.2.1 Dự báo tình hình hoạt động truyền thơng marketing điện tử trong thời gian tớ
tới
Doanh thu quảng cáo trực tuyến (QCTT) tại Việt Nam dự báo đạt 8 triệu USD vào năm 2010 - chiếm 1,5% thị trường quảng cáo. Các loại hình truyền thơng marketing điện tử tuy khá mới mẻ nhưng đang tăng trưởng mạnh mẽ ở thị trường Việt Nam. Theo ước tính trong một nghiên cứu gần đây của Nielson và Yahoo!, doanh thu của thị trường truyền thông này sẽ đạt gần 8 triệu USD, chiếm 1,5% thị phần quảng cáo và gấp 3 lần con số hiện tại vào năm 2010. Có hai lý do cho sự tăng trưởng này.[35]
Thứ nhất, số người sử dụng Internet ở Việt Nam đang tăng mạnh (theo thống kê của Bộ TT &TT tính đến tháng 3/2009 là trên 21 triệu người), tỷ lệ người sử dụng phần lớn là giới trẻ, đang tạo sức hấp dẫn lớn cho các nhà truyền thông hướng tới đối tượng khách hàng này.
Thứ hai, khi tình hình kinh tế khó khăn và ngân sách bị cắt giảm như hiện nay, rất nhiều doanh nghiệp trong đó có cả Trung Sơn sẽ hướng tới các giải pháp truyền thông tiết kiệm mang lại hiệu quả kinh tế hơn, và Internet là lựa chọn lý tưởng nhờ lợi thế kết nối với một số lượng người sử dụng lớn với chi phí thấp.
Con số 8 triệu USD mà quảng cáo trực tuyến mang lại vẫn cịn ít so với thị trường các nước trong khu vực như Indonesia, Singapore, Philippin.[31] Lý do chính là do các doanh nghiệp cịn thiếu thơng tin về thị trường này, vì vậy thiếu niềm tin vào tính hiệu quả của QCTT. Cụ thể, họ chưa có hiểu biết sâu sắc về thói quen, sở thích, lối sống, tâm lý của những người sử dụng nằm trong nhóm khách hàng mục tiêu của họ, những trang web quảng cáo hiệu quả nhất, những cách quảng cáo phù hợp nhất với nhóm người sử dụng mà họ muốn tiếp cận.
Chi tiêu cho các phương tiện truyền thông mới được đánh giá sẽ có bước tiến nhảy vọt khi các nhà quảng cáo dần chuyển đồng tiền của mình sang internet, điện thoại di động cùng nhiều hướng đi công nghệ mới khác. Nhiều nhà tiếp thị đang nhìn nhận giải pháp truyền thơng trực tuyến với các phương tiện quảng cáo khác nhau là cách thức tốt nhất để tiếp cận hiệu quả các khách hàng và đạt được các kết quả tiếp thị như mong đợi. Hãng Veronis Suhler Stevenson dự đốn ngành cơng nghiệp truyền thơng trực tuyến sẽ tăng trưởng trung bình 23% từ năm 2006 tới năm
2011, trong khi truyền thông truyền thống chỉ duy trì tỷ lệ tăng trưởng hàng năm xung quanh mức 1%.[27]
Theo dự đoán của Forrester Research, chi tiêu cho Tiếp thị tương tác (Interactive marketing) trên thế giới sẽ tăng gấp 3 lần trong vòng 5 năm tới, và đạt con số 61 tỷ USD trong 2012. Hiện ngân sách dành cho tiếp thị tương tác chỉ chiếm khoảng 8% tổng ngân sách tiếp thị nói chung, song một vài năm tới, con số này sẽ tăng lên 18%.
Tiếp thị tương tác bao hàm nhiều kênh tiếp thị mới như tiếp thị email hay tiếp thị tìm kiếm, quảng cáo video trực tuyến hay truyền thông xã hội (social media),… Tiếp thị trên điện thoại di động - một hình thức của Tiếp thị tương tác – đang ngày một “nóng” hơn khi mà đa phần người tiêu dùng dần xem chiếc điện thoại di động là một tài sản bất ly thân. Những kênh tiếp thị đang nổi khác như tiếp thị game, podcast,… cũng sẽ đòi hỏi khoản chi tiêu ngày một gia tăng trong túi tiền của nhà tiếp thị.
Theo kết quả điều tra Net Index, gần 70% người sử dụng Internet ở Việt Nam có độ tuổi từ 15-30. Đây là nhóm tuổi có tỷ lệ đơng nhất ở Việt Nam hiện nay. [23] Người tiêu dùng trẻ là đối tượng khách hàng mục tiêu của rất nhiều các thương hiệu vì đây là lứa tuổi dễ tiếp cận những xu hướng mới nhất cũng như tốc độ nắm bắt công nghệ mới nhanh nhạy nhất. Sự cộng hưởng của hai yếu tố này sẽ khiến truyền thông marketing điện tử trở nên ngày càng hấp dẫn với các doanh nghiệp đang muốn khai thác thế mạnh của thị trường tiêu thụ trẻ đầy tiềm năng ở Việt Nam trong tương lai. Và các doanh nghiệp đang kinh doanh theo hình thức truyền thống cũng sẽ theo xu hướng chung để chuyển sang hình thức kinh doanh hiện đại này.
Lợi thế của truyền thơng trực tuyến so với các loại hình truyền thơng thơng thường khác là: có tính đo lường tốt và hiệu quả cao, có mức độ tập trung cao với các đối tượng mục tiêu, có tính tương tác và hiệu quả kinh tế. Trở ngại lớn nhất cho các nhà truyền thông khi tiếp cận với kênh truyền thơng mới này là chưa có nhiều thơng tin để các nhà truyền thơng định hướng và đánh giá các chiến dịch truyền thơng của mình. Chính vì thế, các doanh nghiệp tại Việt Nam chưa mạnh dạn đầu tư vào truyền thông trực tuyến. Nhưng điều này trong thời gian tới sẽ được khắc phục nhờ một hệ thống nhân lực được đào tạo cơ bản về thương mại điện tử nói chung và
truyền thơng marketing điện tử nói riêng. Hệ thống nhân lực này sẽ là nguồn động lực để các doanh nghiệp ở việt nam ngày càng tiếp cận gần hơn với hệ thống truyền thông hiện đại này.