6. Kết cấu đề tài
3.2. Các đề xuất giải pháp nhằm đẩy mạnh tiêu thụ mặt sản phẩm xe máy
3.2.1. Giải pháp vĩ mô.
3.2.1.1. Ổn định nền kinh tế - xã hội.
Trong kỳ họp Quốc hội năm 2012, tất cả các Đại biểu đều khẳng định nhất quán mục tiêu kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an ninh xã hội. Các giải pháp điều hành phải đồng bộ, linh hoạt, mềm dẻo, bào đảm ổn định kinh tế vĩ mơ, duy trì tăng trưởng ở mức hợp lý, không để lạm phát tăng cao trở lại. Nhà nước cần tập trung tháo gỡ khó khăn cho DN, nhất là DN vừa và nhỏ, DN có thị trường tiêu thụ và năng lực cạnh tranh, DN sản xuất, chế biến hàng xuất khẩu, tạo điều kiện thúc đẩy sản xuất, kinh doanh gắn liền với cơ
cấu lại nền kinh tế, thực hiện tốt các trọng tâm đổi mới mơ hình tăng trưởng theo hướng nâng cao hiệu quả, sức cạnh tranh. Cần phải kết hợp hài hịa các chính sách tài khóa, trên cơ sở thực hiện chính sách tiền tệ thận trọng, chủ động, linh hoạt, chính sách tài khóa chặt chẽ, hiệu quả. Tháo gỡ khó khăn cho DN là cần thiết nhưng không vội vàng, ồ ạt; cần hài hịa giữa lợi ích DN và lợi ích ngân hàng. Cùng với phát triển kinh tế, cần giải quyết thỏa đáng các vấn đề xã hội, vì mục tiêu phát triển bền vững, để mợi người dân đều được hưởng lợi từ quá trình tăng trưởng.
3.2.1.2. Tăng cường các biện pháp kinh tế tài chính có tính chất địn bẩy để thúc đẩytiêu thụ sản phẩm. tiêu thụ sản phẩm.
Chính phủ cần phải có các gói kích cầu như năm 2009, nhưng các gói này cần phải có tính hợp lý, phù hợp với hồn cảnh của nền kinh tế, tránh việc gây ra lạm phát, tạo ra tác dụng ngược không cần thiết.
Các ngân hàng cần xem xét cơ cấu lại nợ vay (gia hạn nợ, định lại kỳ hạn trả nợ) đối với các khoản vay có khả năng khơng trả nợ đúng hạn do tác động của các yếu tố kinh tế trong nước và quốc tế làm cho hoạt động sản xuất, kinh doanh gặp khó khăn, chậm tiêu thụ và xuất khẩu sản phẩm, ứ đọng tồn kho hàng hoá, các dự án chậm tiến độ, chưa hồn thành. Bên cạnh đó, các ngân hàng cũng cần xem xét cơ cấu tài chính đối với các khách hàng bị mất cân đối vốn do thiếu nguồn vốn đầu tư dự án, mua sắm tài sản cố định và có khả năng khắc phục tình trạng mất cân đối vốn, đảm bảo khả năng trả nợ ngân hàng. Ngân hàng nên xem xét miễn giảm lãi đối với các khách hàng có thiện chí trả nợ, tạo điều kiện hỗ trợ và khuyến khích khách hàng trả nợ gốc và lãi cho ngân hàng. Xem xét miễn giảm phần lãi phát quá hạn khi khách hàng trả đầy đủ nợ gốc và phần lãi cịn lại (khơng tính lãi phạt) theo hợp đồng tín dụng đã ký kết.
3.2.1.3. Đơn giản hóa các thủ tục hành chính.
Nhà nước cần tiến hành cải cách hành chính, thực hiện mở cửa giúp cho các DN tiết kiệm thời gian, chi phí trong hoạt động kinh doanh. Cải cách thủ tục hành chính nhằm cải thiện mơi trường kinh doanh, giải phóng nguồn lực xã hội và nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, bảo đảm điều kiện cho nền kinh tế của đất nước phát triển nhanh, bền vững tiếp tục là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của Chính phủ khóa XIII. Sau khi tất cả các giải pháp đơn giản hóa thủ tục hành chính được thơng qua sẽ cắt giảm tối đa chi phí tuân thủ thủ tục hành chính mà xã hội phải gánh chịu, hàng chục nghìn tỷ đồng chi phí tiết kiệm được sẽ được tái phân bổ vào các hoạt động phục vụ việc đầu tư, tạo việc làm, qua đó góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế - xã hội. Bên cạnh đó, việc đơn giản hóa thủ tục hành chính sẽ góp phần nâng cao hình ảnh của Việt Nam nói chung và các bộ, ngành, địa phương nói riêng trước cộng đồng trong nước và quốc tế, nâng cao vị trí xếp hạng của Việt Nam về tính minh bạch, mơi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh.
Các cơ quan, đơn vị thực hiện nghiêm túc, có chất lượng hoạt động kiểm sốt thủ tục hành chính, coi đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm; gắn thi đua, khen thưởng với kết quả thực hiện kiểm sốt thủ tục hành chính, khơng khen thưởng, bổ nhiệm đối với cá nhân, tổ chức thực hiện kiểm sốt thủ tục một cách hình thức. Đồng thời, phải kiểm sốt chặt chẽ các thủ tục hành chính thuộc phạm vi thẩm quyền quản lý từ khâu dự thảo đến việc thực thi; thực hiện nghiêm túc việc đánh giá tác động đối với dự thảo văn bản quy định về thủ tục hành chính; kịp thời cơng bố cơng khai và cập nhật thủ tục hành chính vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính.
Cơng khai, minh bạch thủ tục hành chính là trách nhiệm của tất cả các cấp, các ngành trong hệ thống hành chính nhà nước. Cải cách thủ tục hành chính khơng chỉ là việc rà soát để cắt giảm hoặc sửa đổi các quy định về thủ tục, mà quan trọng hơn là việc công khai, minh bạch, cũng như thực hiện tốt các thủ tục này trên thực tế. Làm tốt việc này sẽ góp phần tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính, từng bước đáp ứng sự kỳ vọng của người dân và cộng đồng doanh nghiệp; cải thiện môi trường kinh doanh và hỗ trợ phát triển kinh tế xã hội của đất nước.
3.2.1.4. Đưa ra các gói kích cầu nhằm tác động vào tổng cung và tổng cầu của nền kinh tế.
Năm 2009, Ngân hàng nhà nước đã đưa ra gói kích cầu 1 tỷ USD. Gói chính sách hỗ trợ lãi suất 4% một năm cho các tổ chức, cá nhân vay vốn để sản xuất, kinh doanh; giảm 30% thuế thu nhập DN, 50% thuế VAT, miễn thuế thu nhập cá nhân trong 6 tháng và kích đầu tư… Sau hai năm, chúng ta có thể nhận thấy rõ tính hai mặt của nó.
Một mặt, “gói kích cầu” thể hiện tác dụng tác động tích cực của nó đến nền kinh tế.
Nó gia tăng niềm tin của các ngân hàng, DN trong nước, DN có đầu tư nước ngồi vào sự trợ giúp của Chính phủ. Bên cạnh đó, nó cịn các DN dễ dàng tiếp cận các nguồn vốn với chi phí rẻ hơn, từ đó DN dễ thực hiện tái sản xuất kinh doanh và tạo nhiều việc làm cho xã hội hơn nữa. Ngồi ra, dịng vốn của “gói kích cầu” cịn trực tiếp góp phần gia tăng các hoạt động đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế và xã hội, duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế, tạo nền tảng và động lực của sự phát triển xã hội cả hiện tại, cũng như tương lai.
Mặt khác, “gói kích cầu” cịn gây ra nhũng tác động tiêu cực khi sử dụng nó khơng
đúng cách và khơng đúng mục đích. Điều đó có thể gây ra sự thất thốt, lãng phí các nguồn vốn vay; làm gia tăng các hiện tượng các hiện tượng tham nhũng của quan chức, tạo điều kiện cho các ngân hàng những nhiễu DN để “ăn chia” phần hỗ trợ trong quá trình thực hiện cho vay. Bên cạnh đó, sử dụng “gói kích cầu” khơng đúng mục đích và khơng đúng mục đích cịn có thể làm cho nền kinh tế bị đình trệ, gây ra những tồn thất nghiêm trọng, dễ xảy ra lạm phát trong nền kinh tế. Ngồi ra, việc thực hiện “gói kích cầu” khơng được minh bạch sẽ gây ra tình trạng bất bình đẳng giữa các loại hình DN, các khu vực klinh tế. Đặc biệt, về trung hạn,
tạo áp lực tái lạm phát cao trong tương lai nếu kéo dài quá lâu “liệu pháp kích cầu” và sử dụng
khơng hiệu quả “gói kích cầu” khiến gia tăng tích tụ các mất cân đối hàng - tiền và vi phạm thô bạo, nghiêm trọng quy luật lưu thông tiền tệ…
Trong bối cảnh hiện nay, để thực hiện tốt nhiệm vụ mục tiêu mà Quốc hội và Chính phủ đã đặt ra trong kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 1012, các hoạt động quản lý nhà nước cần tiếp tục triển khai “kích cầu” có trọng tâm, trọng điểm, đề cao yêu cầu hiệu quả và bám sát hơn các nguyên tắc thị trường, thực hiện các nguyên tắc “kích cầu bằng các đồng tiền phi lạm phát” (khơng phát hành tiền khống để cho vay, không cho vay dễ dãi gây mất an toàn hệ thống do nợ xấu, không cho vay quá dàn trải hoặc quá tập trung, không định giá quá cao đồng nội tệ và cố định quá lâu tỷ giá bất chấp sự mất giá các đồng tiền thế giới có liên quan..). Tăng cường các hoạt động xúc tiến đầu tư, xúc tiến thương mại có tổ chức, có tính chun nghiệp cao, đi đơi với thúc đẩy các hoạt động tái cơ cấu nền kinh tế, doanh nghiệp, sản phẩm và thị trường, tập trung phát triển công nghiệp phụ trợ, công nghiệp chế biến và bảo quản sau thu hoạch, hỗ trợ làng nghề. Cải thiện môi trường đầu tư và chống tham nhũng cần được coi trọng và tiến hành triệt để, thực chất hơn. Đồng thời, cần coi trọng hơn công tác thông tin, giám sát từ xa, giám sát sau cho vay đầu tư và giám sát tổng thể bảo đảm an toàn hệ thống. Ngồi ra, các hoạt động thơng tin, tun truyền và bảo đảm lòng tin của khu vực doanh nghiệp và ngân hàng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Những hoạt động bảo đảm an sinh xã hội cũng cần tiến hành hiệu quả với quy mô rộng rãi hơn trong thời gian tới.
3.2.2. Giải pháp vi mô.
3.2.2.1. Các biện pháp hỗ trợ thị trường cho DN.
Chính phủ cần có chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn trong vấn đề xử lý khối lượng hàng tồn kho lớn, đặc biệt có các giải pháp tháo gỡ thị trường bất động sản, giải tỏa vốn vay ngân hàng; tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiếp cận vốn vay từ các ngân hàng thơng qua chính sách hỗn, giãn thuế cho một số đối tượng doanh nghiệp được ưu tiên hoặc bảo lãnh của nhà nước khi vay vốn.
Trong những khó khăn của doanh nghiệp hiện nay là vốn. theo khảo sát của ACB, có đến 30-35% doanh nghiệp nhỏ và vừa tiếp cận được vốn vay ngân hàng, 35% gặp khó khăn khi tiếp cận và 30% không thể tiếp cận được và phải sử dụng nguồn vốn vay ngồi ngân hàng. Chính phủ cần khuyến khích các ngân hàng chủ động đưa ra các gói giải pháp như giảm lãi suất cho vay, cơ cấu thời hạn trả nợ, hỗ trợ đầu ra...
Bên cạnh đó, trong phạm vi chức năng và quyền hạn của mình, UBND cấp tỉnh cần có trách nhiệm chỉ đạo các cơ quan chuyên môn chủ động nắm bắt nhui cầu hỗ trợ pháp lý cho DN; tổ chức thực hiện các hoạt động hỗ trợ pháp lý cho DN theo quy định ND66.
Chưa bao giờ Việt Nam lại đối mặt với tình trạng thiếu hụt nhân lực có trình độ như hiện nay, hầu hết tất cả các ngành kinh tế đều ở trong tình trạng khan hiếm nhân lực, đặc biệt là nhân lực có trình độ. Nếu trong thời gian tới nền giáo dục Việt Nam không giải quyết được bài tốn nâng cao trình chất lượng nguồn nhân lực, chúng ta sẽ đứng trước một cuộc khủng hoảng chất lượng nhân lực trầm trọng. Nó gây ra những hậu quả nghiêm trọng: sụt giảm sức cạnh tranh của nền kinh tế, khó thốt khỏi bẫy thu nhập trung bình của các quốc gia ASEAN, đánh mất cơ hội tham gia thị trường lao động quốc tế.
Vậy hiện nay chúng ta đang phát triển nguồn nhân lực như thế nào? Hạn chế lớn nhất trong việc phát triển nguồn nhân lực của nước ta là: các chiến lược phát triển kinh tế và chiến lược phát triển nhân lực không đi kèm với nhau. Chúng ta đang hiểu rất thô sơ rằng phát triển nguồn nhân lực là mỗi năm đào tạo bao nhiêu kỹ sư, bao nhiêu cử nhân, bao nhiêu kỹ thuật viên… và chúng ta phấn đấu bằng được mục tiêu đó mà khơng tính đến nhu cầu về nhân lực của nền kinh tế đang ở mức nào. Nói một cách đơn giản, các cơ quan hoạch định chiến lược và các cơ quan hoạch định chiến lược đang đi trên hai con đường khác nhau.
Vấn đề đặt ra là chúng ta làm gì để phát triển nhân lực? Trong vài năm gần đây, xu hướng đào tạo theo nhu cầu xã hội nổi lên với việc bắt đầu có sự hợp tác giữa doanh nghiệp và nhà trường trong công tác đào tạo nhân lực. Điều này đã cho thấy xu hướng chuyển biến tích cực trong tu duy giáo dục, tuy nhiên ở tầm vĩ mơ thì sự thu thập đầy đủ. Mấu chốt của vấn đề là chúng ta phải thiết lập được mối quan hệ chặt chẽ giữa các chiến lược phát triển nhân lực với các chiến lược phát triển kinh tế. Mối quan hệ này thể hiện ở chỗ, các chiến lược phát triển kinh tế phải chỉ rất rõ nhu cầu nguồn nhân lực, đối với các cơ quan lwpj chiến lược phát triển phải coi đây là những thông tin đầu vào cơ bản để xây dựng các chiến lược phát triển nguồn nhân lực.