Những hạn chế

Một phần của tài liệu Đầu tư phát triển giáo dục đào tạo bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước thực trạng và giải pháp (Trang 45 - 51)

Mặc dù đã đạt được những thành tựu nêu trên, nhưng nhìn chung giáo dục nước ta vẫn tồn tại một số hạn chế sau:

- Công tác quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo còn kém hiệu quả. Chương trình, giáo trình, phương pháp giáo dục chậm đổi mới, châm hiện đại hóa. Chương trình giáo dục cịn mạng nặng tính hàn lâm, kinh viện, nặng vê thi cử; chưa chú trọng đến tính sáng tạo, năng lực thực hành và hướng nghiệp; chưa gắn bó chặt chẽ với nhu cầu của thực tiễn phát triển kinh tế -xã hội cũng nhưu nhu cầu của người học; chưa gắn bó hiệu quả với nghiên cứu khoa học – công nghệ và triển khai ứng dụng. Giáo dục trí lực chưa kết hợp với giáo dục phẩm chất đạo đức, nhân cách công dân, trách nhiệm đối với xã hội. Một số hiện tương tiêu cực, thiếu kỷ cương trong giáo dục chưa được ngăn chặn kịp thời. Các hiện tượng “ Thương mại hóa giáo dục” như mua bằng, bán điểm, tuyển sinh vượt chỉ tiêu, thu chi sai nguyên tắc làm ảnh hưởng đến uy tín của nhà trường, của giáo viên. Hiện tượng gian lận trong kiểm tra, thi cử của học sinh, sinh viên ảnh hưởng xấu đến nhân cách và thái độ lao động của người học sau này. Ma túy và các tệ nạn xã hội đã xâm nhập vào nhà trường.

- Về việc sử dụng hiệu quả nguồn NSNN:

+ Nguồn vốn NSNN đầu tư phát triển ngành Giáo dục đào tạo chưa đáp ứng được nhu cầu vốn đầu tư của ngành. Về cơ sở vật chất nói chung của tồn ngành

tuy đã có nhiều cải thiện nhưng nhìn chung vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu ngày càng tăng lên của xã hội, điều kiện về trường lớp, thiết bị giảng dậy, thư viện… chưa đáp ứng yêu cầu giảng dậy cho học sinh, sinh viên, định mức giáo dục trên đầu người chưa cao.Về đầu tư ký túc xá sinh viên: Trong những năm qua việc đầu tư xây dựng ký túc xá sinh viên tại các trường đại học, cao đẳng chiếm một tỷ trọng khá khiêm tốn trong tổng mức đầu tư (trung bình từ 15 – 17 %), vì nhu cầu đầu tư ký túc xá sinh viên là rất lớn, trong tổng số sinh viên có khoảng 70 – 80 % sinh viên có nhu cầu về chỗ ở nội trú, nhưng trong thực tế mới chỉ đáp ứng được 22 % số sinh viên hệ chính quy tập trung và chỉ là các đối tượng chính sách, còn lại đa số sinh viên phải tự thuê chỗ ở gây ra tình trạng học tập và sinh hoạt bị ảnh hưởng rất nhiều. Vốn xây dựng phòng học chuẩn cho tiểu học học 2 buổi một ngày, vốn cải tạo nâng cấp các phòng học cấp các phòng học cấp 4 của các trường phổ thơng hiện

có, vốn xây dựng các trung tâm hướng nghiệp tại các tỉnh hiện đã thực hiện nhưng còn khá nhỏ lẻ và còn tập trung tại các thành phố lớn. Nguyên nhân của việc thiếu vốn đầu tư giành cho giáo dục còn thiếu, chưa đáp ứng được nhu cầu đầu tư của ngành là do nguồn vốn ngân sách nhà nước là nguồn vốn chủ yếu đầu tư phát triển ngành giáo dục đào tạo của Việt Nam, mà tổng nguồn vốn ngân sách rất hạn chế. Nhu cầu đầu tư lớn trong khi đó khả năng đáp ứng của nhà nước còn rất hạn chế, Nhà nước chỉ đáp ứng được khoảng 20% nhu cầu vốn đầu của ngành. Vì vậy, trong thời gian tới khơng thể chỉ dựa vào nguồn vốn ngân sách nhà nước để đầu tư phát triển ngành giáo dục đào tạo. Theo kế hoạch phát triển giáo dục đào tạo đến năm 2010, ngành Giáo dục và đào tạo sẽ không ngừng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý, nhân viên, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh, sinh viên, tăng cường cơ sở vật chất, thiết bị giáo dục. Muốn thực hiện đổi mới giáo dục toàn diện mà chỉ sử dụng nguồn vốn từ ngân sách nhà nước rất khó có thể đáp ứng được các nhu cầu đầu tư . Vấn đề huy động các nguồn lực, và sự đóng góp của tồn xã hội vào sự nghiệp giáo dục là rất cần thiết.

+ Tiến độ giải ngân chậm, tiến độ giải ngân nguồn vốn đầu tư từ ngân sách

nhà nước bao gồm nguồn vốn trong nước và nguồn vốn nước ngồi (vốn ODA) cịn chậm, chưa đảm bảo được kế hoạch thực hiện. Vốn ODA chiếm 5% tổng vốn ngân sách nhà nước giành cho giáo dục và đào tạo. Các dự án sửa dụng vốn ODA đầu tư phát triển ngành giáo dục đào tạo có tiến độ giải ngân quá chậm và sự đầu tư chồng chéo giữa các dự án. Sau 10 năm sử dụng nguồn vốn ODA trong giáo dục, số dự án giáo dục tiểu học chiếm khoảng 48%, trung học 33%, đại học 19%. Những dự án này đã giúp Việt Nam giải quyết những vấn đề cấp thiết là nâng cao chất lượng giáo dục và công bằng giáo dục, nâng cao năng lực cho cán bộ quản lý. Tuy nhiên, mức độ giải ngân của các dự án chưa đảm bảo đúng yêu cầu, cả 3 dự án đã kết thúc ở Việt Nam đều chưa đạt được 100 % giải ngân. Tốc độ giải ngân giữa các năm không đều nhau, trong 3 năm đầu, tốc độ giải ngân hầu hết của các dự án chưa đạt tới 20%, và có xu hướng tăng qua các năm. Vì vậy, các dự án khơng đảm bảo được tiến độ thực hiện. Tiến độ giải ngân của các dự án chưa đúng tiến độ là do: quản lý thực hiện dự án: Hầu hết các dự án đều gặp phải vấn đề chung là phức tạp về quản lý, thực hiện dự án bởi lẽ phải tuân thủ song song hai hệ thống quản lý của Chính phủ Việt Nam và nhà tài trợ. Khó khăn hơn nữa là những trường hợp vấp phải mâu thuẫn trong quy định của hai phía đối với cùng một vấn đề. Các văn bản quy phạm

pháp luật của Việt Nam như Nghị định số 131/2006/NĐ – CP ngày 9/11/2006 ban hành quy chế quản lý và sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức hay Luật đấu thầu được quốc hội thơng qua ngày 26/11/2005 đều hướng dẫn thực hiện không thống nhất ở các ngành, các cấp quản lý. Mặc dù điều đó cũng mang lại một số hoạt động tích cực như: giảm thiểu rủi ro các hoạt động, đảm bảo ngân sách của dự án được triển khai theo đúng mục tiêu để ra, tạo điều kiện để Việt Nam tiếp cập dần đến với một khuôn khổ quản lý lý hiện đại, từ đó hồn thiện hệ thống quản lý của mình. Tuy nhiên thời gian và cơng sức của nhiều công việc trong nhiều trường hợp phải tăng lên gấp đôi so với dự án đầu tư hoàn toàn từ ngân sách nhà nước. Cấu trúc bộ tổ chức bộ máy quản lý ở một số dự còn cồng kềnh, kém linh hoạt và hiệu suất thấp, năng lực của cán bộ cịn nhiều bất cập và khơng có tính chun nghiệp, mất khá nhiều thời gian để làm quen với các quy trình, thủ tục của các nhà tài trợ. Tùy theo nội dung và tính chất của dự án, cơ cấu tổ chức quản lý cũng có những khác biệt nhất định. Trong q trình thực hiện dự án, có một số thay đổi về giá vật liệu xây dựng, nhân cơng và chính sách về giá đất nên cơng tác đền bù đất đai ở các địa phương, các nơi có dự án được xây dựng gặp nhiều khó khăn dẫn đến khởi cơng cơng trình xây dựng cơ bản chậm. Vấn đề thiếu vốn đối ứng cũng là nguyên nhân gây chậm tiến độ thực hiện và tiến độ giải ngân của một số dự án. Một nguyên nhân khách quan trong quá trình triển khai dự án là địa điểm thực hiện hầu hết là những vùng sâu, vùng xa, khó khăn về điều kiện kinh tế - xã hội, năng lực nhân sự còn thấp

+ Nguồn vốn giành cho đầu tư giáo dục phân bổ dàn trải, q trình đầu tư chưa có trọng điểm. Các nhu cầu đầu tư phát triển rất lớn, ngân sách nhà nước có

hạn, vì vậy nếu như khơng có sự bố trí hợp lý các chương trình, dự án thì thời gian thực hiện của dự án sẽ kéo dài, dẫn đến thất thốt lãng phí nguồn vốn. Một cơng trình nếu như được đầu tư trong thời gian từ 10 năm hoặc 20 năm thì chi phí dự tốn sẽ lớn hơn rất nhiều chi phí ban đầu trong kế hoạch, do các yếu tố thời gian của tiền, lạm phát…đặc biệt khi thực hiện trong thời gian dài như trên thì bản thiết kế xây dựng sẽ khơng cịn phù hợp với điều kiện của 10 hoặc 20 năm sau này. Chính vì điều này, hiện nay trên tồn quốc có rất nhiều cơng trình của các trường đại học có tiến độ thực hiện chậm, và dở dang. Đầu tư phát triển ngành giáo dục đào tạo cịn dàn trải chưa có trọng điểm là do việc xây dựng quy hoạch, kế hoạch tổng thể phát triển còn yếu, chưa phù hợp với đặc điểm kinh tế, điều kiện ngân sách hiện có. Thời

gian thực hiện của các dự án kéo dài, một số dự án có hiện tượng lượng vốn bố trí qua các năm có xu hướng giảm dần. Một số thiết kế do phụ thuộc quá nhiều vào ý kiến của các tổ chức đầu tư nước ngồi dẫn đến tình trạng các dự án khơng phụ hợp và phải lập kế hoạch lại; dự án Giáo dục đại học thiết kế mơ hình lựa chọn hỗ trợ các trường đại học dựa trên cơ sở cạnh tranh về năng lực thực hiện dự án dẫn đến hiện tượng đầu tư dàn trải kéo dài, làm giảm hiệu quả đàu tư phải gia hạn thời gian thực hiện thêm 18 tháng, hay như đối với dự án Giáo dục cho trẻ em có hồn cảnh khó khăn đề ra mục tiêu lớn nhằm xây dựng hơn 9.000 điểm trường tại 40 tỉnh trong toàn quốc. Tuy nhiên, do khơng tính hết đặc thù của từng vùng, miền nên đã khơng dự trù kinh phí để thiết kế mẫu trường hoặc điều chỉnh thiết kế cho phù hợp, vì vậy trong quá trình triển khai dự án gặp phải rất nhiều khó khăn.

+ Vấn đề thiết kế quy hoạch các dự án chưa hiệu quả, chưa có sự chủ động và vẫn còn chịu ảnh hưởng của nhà tư vấn nước ngồi, đặc biệt là các dự án có sử dụng nguồn vốn ODA. Các dự án được đầu tư xây dựng luôn chịu sự quản lý của

nhà nước về vấn đề quy hoạch, tuy nhiên trong quá trình xây dựng, các quy hoạch ln có tính động nên rất dễ bị phá vỡ. Về vấn đề thiết kế các dự án đã triển khai, trong quá trình vận động, đàm phán các chương trình, dự án ODA, việc thiết kế dự án còn thụ động, còn phụ thuộc vào nhà trài trợ tư vấn nước ngoài, dẫn đến một số dự án thiết kế chưa tốt và chưa phù hợp với hoàn cảnh Việt Nam. Dự án Giáo dục đại học thiết kế mơ hình lựa chọn hỗ trợ các trừng đại học trên cơ sở cạnh tranh về năng lực thực hiện dự án dẫn tới hiện tượng đầu tư dàn trải và kéo dài, làm giảm hiệu quả đầu tư và phải gia hạn thêm 18 tháng. Dự án Giáo dục tiểu học cho trẻ em có hồn cảnh khó khăn đề ra mục tiêu lớm nhằm xây dựng hơn 9.000 điểm trường tại 40 tỉnh trong tồn quốc. Tuy nhiên, do khơng tính hết đặc thù của từng vùng, miền nên đã khơng dự trù kinh phí để thiết kế mẫu trường hoặc điều chỉnh thiết kế cho phù hợp, vì vậy trong quá trình triển khai dự án gặp nhiều khó khăn. Vấn đề thiết kế quy hoạch chưa hiệu quả là do, chất lượng của các đồ án quy hoạch khơng đảm bảo được tính dự báo, khơng khả thi trong thực tiến, dẫn đến phải điều chỉnh. Nhiều quy hoạch của các trường đã khơng hồn thành đúng thời hạn, khơng đáp ứng được yêu cầu chất lượng, làm ảnh hưởng đến quản lý xây ở một số cơng trình. Đội ngũ làm cơng tác quản lý quy hoạch và thiết kế quy hoạch còn yếu, chưa theo kịp với chương trình của các tổ chức đầu tư nước ngồi. Mặc dù trong các bộ Luật của Việt Nam đã có những quy định trong việc phân cấp quản lý quy hoạch xây

dựng, đất đai, đầu tư nhưng hiện nay đội ngũ cán bộ chưa đủ khả năng làm tốt cơng viêc, và chưa có được khóa đào tạo kịp thời cho nội dung công việc mới. Hiện nay, trong các quy hoạch phát triển có nhiều quy hoạch cùng có hiệu lực trên một địa bàn địa phương với nhiều nội dung khơng thống nhất, gây khó khă rất nhiều khi bắt tay vào thực hiện cơng trình đặc biệt trong khâu giải phóng mặt bằng để triển khai xây dựng. Một số quy hoạch kém chất lượng là do quy hoạch được xây dựng nhưng rất nặng về lý thuyết, khi thực hiện gặp phải rất nhiều khó khăn vì các điều kiện của địa phương không phù hợp để thực hiện thiết kế của cơng trình.

+ Quy trình, thủ tục thanh tốn phức tạp, mất thời gian, qua nhiều khâu, nhiều ngành, nhiều cấp liên quan. Mỗi nội dung chi đều có đóng góp của 2 nguồn

vốn đến từ 2 nơi khác nhau (Kho bạc và ngân hàng thương mại) với những tỷ lệ thanh toán khác nhau. Vấn đề hồn thuế GTGT cịn rất nhiều khó khăn đặc biệt đối với những dự án được phê duyệt trước khi Luật thuế GTGT được ban hành. Mặc dù q trình hạch tốn Dự án thực hiện theo cơ sở dồn tích, nhưng Báo cáo tài chính ln phải lập theo 2 phương pháp. Chưa có tập huấn, hướng dẫn chính thức nào về lập báo cáo theo cơ sở tiền mặt. Khối lượng cơng việc kế tốn Dự án ln gấp 2 lần so với kế tốn đơn vị hành chính sự nghiệp đơn thuần do ln phải đáp ứng yêu cầu từ hai phía là Nhà nước Việt Nam và Ngân hàng thế giới. Quy trình thanh tốn phức tạp, mất thời gian, do bộ máy quản lý hiện nay còn khá cồng kềnh, nhiều nhiệm vụ còn bị quy định chồng chéo lên nhau, dẫn đến hiệu quả của công việc thực hiện kém hiệu quả, khi xảy ra những bất cập thì rất khó xác định rõ trách nhiệm của bộ phận sẽ giải quyết vấn đề đó. Các quy trình để hồn thiện các quy trình thủ thục đầu tư mất nhiều thời gian, điều này làm tăng thêm nhiều chi phí quản lý dự án, thuê chuyên gia nước ngoài, kéo dài thời gian của quá trình chuẩn bị thực hiện dự án. Đặc biệt đối với các dự án sử dụng nguồn vốn đầu tư của nước ngoài như các dự án dự án sử dụng vốn ODA thì các dự án phải tuân thủ song song hai hệ thống quản lý của chính phủ Việt Nam và nhà tài trợ, những quy định của hai bên về các vấn đề không phải lúc nào cũng có sự thống nhất của các bên và thường có những mâu thuẫn trong cùng một vấn đề. Hiện nay, q trình quản lý đầu tư và xây dựng cịn tập trung khá nhiều công việc ở cấp quản lý nhà nước, trách nhiệm còn quy định chung chung, làm cho các địa phương, các trường đại học chưa chủ động trong sử dụng nguồn vốn đầu tư có hiệu quả.

+ Chất lượng giáo dục và đào tạo nói chung cịn thấp, một mặt chưa tiếp cân

được với trình độ tiên tiến trong khu vực và trên thế giới, mặt khác chưa đáp ứng với các ngành nghề trong xã hội. Học sinh , sinh viên tốt nghiệp còn hạn chế về năng lực tư duy sáng tạo, kỹ năng thực hành, khả năng thích ứng với nghề nghiệp; kỷ luật lao động, tinh thần hợp tác và cạnh tranh lành mạnh chưa cao; khả năng tự lập nghiệp còn hạn chế.

+ Hiệu quả hoạt động giáo dục chưa cao. Tỷ lệ họ sinh tốt nghiệp cuối cấp

so với nhập học đầu cấp còn thấp, nhất là ở vùng núi, vùng sâu, vùng xa, hải đảo ( năm học 2007-2008 tỷ lệ này ở tiểu học và trung học cơ sở xấp xỉ 75%, ở trung học phổ thông 80%). Tỷ lệ lao động đã qua đào tạo còn thấp; còn nhiều học sinh,

Một phần của tài liệu Đầu tư phát triển giáo dục đào tạo bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước thực trạng và giải pháp (Trang 45 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)