Số lượng trường của các cấp học giai đoạn 2006 – 2010

Một phần của tài liệu Đầu tư phát triển giáo dục đào tạo bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước thực trạng và giải pháp (Trang 31 - 35)

Năm học

2006-2007 2007-2008Năm học 2008-2009Năm học 2009-2010Năm học Tổng số trường học 39.917 40.643 41.076 41.611 1. Mầm non 11.696 12.071 12.265 12.509 Nhà trẻ 100 98 101 103 Trường mẫu giáo 2.689 2.676 2.685 2.693 Trường mầm non 7.871 8.016 8.321 8.535 2. GD phổ thông 27.593 27.898 28.114 28.408 Trường tiểu học 14.834 14.933 15.051 15.172 Trường THCS 10.408 10.508 10.576 10.675 Trường THPT 2.351 2.457 2.487 2.561 3.Trường THCN 306 305 304 289 4.Trường CĐ và ĐH 322 369 393 405 ĐH, trường ĐH, học viện 139 160 181 190 Trường CĐ 183 209 212 215

(Nguồn: Kế hoạch phát triển giáo dục và đào tạo năm 2009 của Bộ Giáo dục và Đào tạo.)

Nhờ có sự đầu tư trên, hiện tại cả nước đã có gần 600 trường mầm non, gần 3.400 trường tiểu học, trên 500 trường trung học cơ sở và phổ thơng trung học đạt chuẩn quốc gia. Số phịng học cấp 4 và kiên cố đã tăng đáng kể ( 53.300 phòng), số phòng 3 ca giảm, đến năm học chỉ cịn 185 phịng. Nhờ tập trung thực hiện chương trình kiên cố hóa trường, lớp học đã có 33.235 phịng học được triển khai xây

dựng, trong đó số phịng đã hoàn thành đưa vào sử dụng trong năm học là 14.031 phòng và trong năm học 2009-2010 đưa vào sử dụng thêm 19.214 phòng.

Mạng lưới trường học phát triển theo xu hướng phù hợp với nhu cầu đào tạo của xã hội, số lượng các nhà trẻ và trường mẫu giáo có xu hướng giảm và dần thay thế là các trường mầm non với cơ sở vật chất khang trang, đảm bảo đủ khuân viên vui chơi, học tập cho các học sinh mầm non. Số lượng các trường tiểu học, phổ thông cơ sở, trung học cơ sở cũng có xu hướng tăng và phân bố đồng đều ở các địa phương, phường, xã, đảm bảo nhu cầu học của từng phường, xã quận, tránh tình trạng các trường cấp học phổ thông bị quá tải, học sinh phải học trái phường. Các trường đại học cao đẳng được thành lập mới chủ yếu là các trường ở các địa phương, và là trường dân lập, không tập trung xây dựng ở các khu đơ thị lớn như Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh, điều này nhằm giảm sự quá tải ở các thành phố lớn, và giảm chi phí ăn ở, đi lại cho người học.

2.2.5 Chi thường xuyên và chi đầu tư xây dựng cơ bản

Xét theo tính chất kinh tế, chi NSNN cho giáo dục đào tạo gồm chi: Chi thường xuyên và chi đầu tư phát triển

Bảng 2.12 Chi NSNN cho giáo dục đào tạo xét theo tính chất kinh tế Đơn vị: Tỷ đồng Năm Tổng chi NSNN cho GD- ĐT

Chi thường xuyên Chi đầu tư phát triển

Số chi Tỷ lệ Số chi Tỷ lệ 2006 27.510 24.310 88,36% 3.200 11,63% 2007 32.730 27.830 85% 4.900 14,97% 2008 41.360 35.007 84,6% 6.623 15,36% 2009 55.300 45.595 82,45% 9.705 17,55% 2010 66.770 55.240 82,73% 11.530 17,26%

(Nguồn: Vụ Tổng hợp Kinh tế Quốc dân, Bộ KHĐT) Thứ nhất: Chi đầu tư xây dựng cơ bản

Trong giai đoạn 2006 đến năm 2010 vốn đầu tư xây dựng cơ bản được bố trí tăng qua các năm. Việc phân bổ vốn đầu tư cho các dự án được thực hiện từ ngay đầu năm kế hoạch theo đúng quyết định giao chỉ tiêu kế hoạch và dự tốn ngân sách nhà nước của Thủ tướng chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Tài chính; được thực hiện công khai, đúng quy định, theo hướng dẫn; các đơn vị, dự án đều thực hiện kế hoạch vốn đầu tư được giao đúng nội dung, địa điểm và đúng cơ cấu vốn đầu tư, các dự án hồn thành được sử dụng có hiệu quả phát huy tác dụng đối với nhiệm vụ giáo dục đào tạo và nghiên cứu khoa học

Trong giai đoạn từ năm 2006 đến năm 2010, chỉ riêng khu vực giáo dục chuyên nghiệp và đại học cả nước đã thành lập 198 cơ sở mới với 69 trường đại học, 92 trường cao đẳng và 37 trường trung cáp chuyên nghiệp. Nếu năm 2006 cả nước có 97 trường đại học, 104 trường cao đẳng và 246 trường trung cấp chuyên nghiệp thì năm 2010 số lượng các trường đại học là 158, 196 trường cao đẳng và 279 trường trung cấp chun nghiệp. Ngồi ra, cịn có hàng chục trường cao đẳng nghề, trung cấp nghề mới được hình thành. Số các cơ sở đào tại ngồi cơng lập cũng

tăng nhanh (từ 32 trường đại học và cao đẳng ngồi cơng lập năm 2006, đến nay cả nước đã có 80 trường đại học và cao đẳng tư thục với 49 trường đại học và 31 trường cao đẳng). Vốn ngân sách đã được thực hiện đầu tư phát triển các trường đại học có trọng điểm (Đại học Huế, Đaị học Thái Nguyên, Đại học Đà Nẵng, Đại học Bách khoa Hà Nội, Đại học Kinh Tế Quốc Dân, Đại học kinh tế Tp. Hồ Chí Minh, Đại học Cần Thơ), các trường sư phạm (Trường đại học Quy Nhơn, Đại học sư phạm Đồng Tháp, Cao đẳng sư phạm Trung Ương 3, Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên, Đại học sư phạm Kỹ thuật Tp. Hồ Chí Minh) và các trường thuộc khu vực kinh tế khó khắn (Đại học Tây Bắc, Đại học Tây Nguyên).Trong đó, nguồn vốn sẽ được tập trung vào các cơng trình sẽ được đưa vào sử dụng theo đúng kế hoạch và chú trọng hỗ trợ phát triển cho các vùng dân tộc, vung khó khăn nhằm đảm bảo cho việc tăng quy mô đào tạo tai chỗ cho các vùng này; đã đưa vào sử dụng 241.060,5 m2 nhà lớp học, thư viện, nhà luyện tập và thi đấu thể thao, ký túc xá sinh viên… phục vụ tốt cho việc giảng dậy và học tập của các khu vực.

Trong phần vốn đầu tư cho xây dựng cơ bản vốn ODA chiếm một tỷ lệ lớn, góp phần quan trọng vào q trình hồn thiện cơ sở vật chất, trang thiết bị giảng dậy của các cấp học. Tiến độ giải ngân thực tế so với kế hoạch năm 2010: Tổng số vốn ODA giải ngân là 50,22 triệu USD (kế hoạch là 56,85 triệu USD), so với kế hoạch đạt 88%. Tổng số vốn đối ứng giải ngân là 12,66 triệu USD tương đương 202.624 triệu đồng (kế hoạch là 12,66 triệu USD tương đương 202.624), so với kế hoạch đạt 100%. Lũy kế tỷ lệ giải ngân thực tế đến năm 2008: So với tổng số vốn đã ký kết của 9 chương trình, dự án ODA do Bộ Giáo dục và Đào tạo đang triển khai thực hiện, lũy kế giải ngân đến năm 2008 là 136,23 triệu USD, so với tổng vốn của 9 dự án, chương trình là 275,40 triệu USD, tỷ lệ đạt 49%. Riêng vốn đối ứng lũy kế giải ngân đến năm 2010 là 30,91 triệu USD, so với tổng vốn cam kết 62,96 triệu USD, đạt 49%. Sau 10 năm sử dụng nguồn vốn ODA trong giáo dục, số dự án cho giáo dục tiểu học chiếm khoảng 47%, trung học 33%, đại học 19%. Những dự án, chương trình này đã giúp Việt Nam giải quyết vấn đề cấp thiết nhất là nâng cao chất lượng giáo dục và thực hiện công bằng giáo dục, năng lực làm kế hoạch, quản lý. Tình hình quản lý các chương trình, dự án ODA của Bộ Giáo dục và Đào tạo đều được triển khai, thực hiện tốt. Các hoạt động đều sát với nội dung đã đàm phán ký kết, cơng tác quản lý tài chính, cơng tác đấu thầu trong mua sắm trang thiết bị và

các cơng trình xây dựng, tuyển dụng tư vấn đã được thực hiện đầy đủ theo các quy định của nhà nước và nhà tài trợ.

Thứ hai: Chi thường xuyên

Phần vốn giành cho chi thường xuyên bao gồm: chi thường xuyên cho giáo dục đào tạo, chi sự nghiệp nghiên cứu khoa học, chi sự nghiệp đảm bảo xã hội, chi sự nghiệp kinh tế, chi sự nghiệp bảo vệ mơi trường, chi quản lý hành chính, chi trợ giá báo chí.

- Chi thường xuyên cho giáo dục đào tạo: đây là phần chi đào tạo cho các đối

tượng học sinh, sinh viên hàng năm, bồi dưỡng công chức. Với quy mô đào tạo ngày càng tăng của tất cả các bậc học, chi phí thường xuyên cũng ngày càng tăng để đáp ứng yêu cầu của người học.

Một phần của tài liệu Đầu tư phát triển giáo dục đào tạo bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước thực trạng và giải pháp (Trang 31 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)