Định hướng phát triển đối với những mục tiêu về nội dung giáo dục và

Một phần của tài liệu Đầu tư phát triển giáo dục đào tạo bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước thực trạng và giải pháp (Trang 52 - 56)

3.1 Định hướng phát triển giáo dục đào tạo và đầu tư phát triển giáo dục đào tạo

3.1.1 Định hướng phát triển đối với những mục tiêu về nội dung giáo dục và

BẰNG NGUỒN VỐN NSNN GIAI ĐOẠN 2011-2015

3.1 Định hướng phát triển giáo dục đào tạo và đầu tư phát triển giáo dục đàotạo bằng nguồn vốn NSNN tạo bằng nguồn vốn NSNN

3.1.1 Định hướng phát triển đối với những mục tiêu về nội dung giáo dục vàđào tạo đào tạo

Như chúng ta đã biết phát triển giáo dục và đào tạo là một trong những động lực quan trọng nhất thúc đẩy sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, là điều kiên tiên quyết để để phát triển nguồn lực con người, yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững. Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1992), Luật Giáo dục (2005) và chiến lược phát triển kinh tế xã hội 2011-2015 đã chỉ rõ quan điểm chỉ đạo phát triển giáo dục nước ta. Đó là:

- Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu. Vì vậy phát triển giáo dục là nền tảng, là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp cơng nghiêp hóa, hiện đại hóa, là yếu tố cơ bản phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững.

- Xây dựng nền giáo dục có tính nhân dân, dân tộc, khoa học, hiện đại theo định hướng xã hội chủ nghĩa, lấy chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng. Giáo dục con người Việt Nam phát triển tồn diện, có đạo đức, tri thức, sức khỏe và thẩm mỹ, phát triển được năng lực của cá nhân. Đào tạo những người lao động có kỹ năng nghề nghiệp, năng lực, sáng tạo, trung thành, có ý chí vươn lên lập thân, lập nghiệp, có ý thức cơng dân, góp phần làm cho dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

- Phát triển giáo dục và đào tạo phải gắn với nhu cầu phát triển kinh tế- xã hôi, tiến bộ phát triển khoa học- cơng nghệ, củng cố quốc phịng an ninh, đảm bảo sự hợp ý về cơ cấu trình đọ, cơ cấu ngành nghề, cơ cấu vùng miền; mở rộng quy mô trên cơ sở đảm bảo chất lượng và hiệu quả.

Bên cạnh đó mục tiêu của chính sách phát triển cũng được thể hiện thông qua những nội dung sau:

- Tạo bước chuyển biến cơ bản về chất lượng giáo dục theo hướng tiếp cận với trình độ tiên tiến của thế giới, phù hợp với thực tiễn Việt Nam, phục vụ thiết thực cho sự phát triển kinh tế- xã hội của đất nước, cảu từng vùng, từng địa phương. Phấn đấu để đưa nền giáo dục nước ta thốt khỏi tình trạng tụt hậu trên một số lĩnh vực so với các nước phát triển trong khu vực.

- Đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng đòi hỏi đa dạng, đa tầng của cơng nghệ và trình độ phát triển của các lĩnh vực, ngành nghề. Triển khai mạnh mẽ đào tạo theo nhu cầu xã hội, thực hiện liên kết chặt chẽ giữa các doanh nghiệp, cơ sở sử dụng lao động, cơ sở đào tạo và Nhà nước để phát triển nguồn nhân lực. Thực hiện các chương trình, đề án đào tạo nhân lực chất lượng cao đối với các ngành, lĩnh vực chủ yếu, mũi nhọn, đáp ứng trực tiếp cho nhu cầu của doanh nghiệp và các nhu cầu thiết yếu khác. Hình thành được đội ngũ tinh hoa, lực lượng tham mưu hoạch định chính sách, đội ngũ doanh nhân và lao động lành nghề mà trước hết đáp ứng đủ cho nhu cầu quản trị nhà nước hiện đại cùng như nhu cầu của các ngành mũi nhọn.

- Xây dựng nền giáo dục tiên tiến đạt chuẩn mực quốc tế, bao gồm: Chú trọng xây dựng đội ngũ giáo viên giỏi, đạt chuẩn quốc tế; hệ thống giáo trình, phương pháp giảng dạy hiện đại và phổ cập ngoại ngữ đối với phần lớn đội ngũ lao động.

- Tăng cường đội ngũ nhà giáo cho các cơ sở giáo dục để thực hiện giáo dục toàn diện, dạy học các mơn học tích hợp, dạy học phân hóa, day học 2 buổi/ngày ở phổ thơng; đảm bảo tỷ lệ giáo viên/lớp, học sinh/giáo viên, sinh viên/giảng viên. Thực hiện đổi mới tồn diện hệ thống đào tạo sự phạm từ mơ hình đào tạo tới nội dung và phương pháp đào tạo nhằm đào tạo đội ngũ giáo viên vững vàng về kiến thức khoa học cơ bản và kỹ năng sư phạm. Tăng cường các khóa bồi dưỡng và nâng cao năng lực cho đội ngũ giáo viên theo các chương trình tiên tiến, các chương trình hợp tác với nước ngồi để đáp ứng được nhiệm vụ nhà giáo trong tình hình mới.

Tuy nhiên bên cạnh những mục tiêu chung của chiến lược phát triển giáo dục 2011-2015 đã được nêu trên thì chúng ta sẽ xem xét những định hướng phát triển cụ thể ở các cấp học và loại hình giáo dục.

a) Giáo dục mầm non: Phát triển mạng lưới cac cơ sở giáo dục mầm non,

nhất là ở nông thôn, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc. Triển khai chương trình mầm non mới trên phạm vi tồn quốc từ năm 2010; nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ dưới 6 tuổi, tạo cơ sở để trẻ phát triển toàn diện về thể chất. tình cảm, trí tuệ thẩm mỹ.

Phấn đấu đến năm 2015 tăng tỷ lệ trẻ em dưới 3 tuổi đến nhà trẻ từ 18% năm 2010 lên 22% năm 2013 và 25% năm 2015. Còm đối với trẻ 3-5 tuổi tăng tỷ lệ đến trường, lớp mẫu giáo từ 67% năm 2010 lên 70% năm 2013 và 75% năm 2015. Riêng trẻ em 5 tuổi tăng tỷ lệ đến mẫu giáo để chuẩn bị vào lớp 1 từ 95% năm 2010 lên 97% năm 2013 và 100% năm 2015.

b) Giáo dục phổ thông: Việc cung câp học vấn phổ thông phải cơ bản, hệ

thống và có tính hướng nghiệp; tiếp cận trình độ các nước phát triển trong khu vực. Bên cạnh đó phải xây dựng thái độ học tập đúng đắn, phương pháp học tập chủ động, tích cực, sang tạo; năng lục tự học, năng lục vận dụng kiến thức vào cuộc sống.

- Đối với bậc tiểu học:củng cố và nâng cao thành quả phổ cập giáo dục tiểu học trong cả nước. Phấn đấu tăng tỷ lệ huy động học sinh trong độ tuổi đến trường từ 95% năm 2010 lên 97% năm 2013 va 100% năm 2015.

- Đối với trung học cơ sở: Cung cấp cho học sinh học vấn phổ thông cơ sở và những hiểu biết ban đầu về kỹ thuật và hướng nghiệp, tạo điều kiện để học sinh tiếp tục học tập học đi vào cuốc sống lao động. Phấn đấu đạt chuẩn phổ cập trung học cơ sở ở các thành phố đô thị.Tăng tỷ lệ học sinh trung học cơ sở từ 90% năm 2010 lên 95% năm 2013 và 97% năm 2015.

- Đối với trung học phổ thơng: Thực hiện chương trình phân ban hợp lý nhằm đản bảo cho học sinh có học vấn phổ thơng, cơ bản theo một chuẩn thông nhất.Tạo điều kiện cho sự phát huy năng lực của mỗi học sinh, chú trọng hướng nghiệp để tạo điều kiện thuận lợi cho việc phân luồng sau trung học phổ thông. Phấn đấu tăng tỷ lệ học sinh trong độ tuổi vào trung học phổ thông từ 50 % năm 2010 lên 55% năm 2013 và 60% năm 2015.

c) Giáo dục nghề nghiệp: Đổi mới và phát triển chương trình dạy nghề, đặc

biệt chú trọng tăng cường sử dụng các chương trình đào tạo tiên tiến quốc tế ở các cơ sở đào tạo nghề nghiệp đảm bảo phù hợp với yêu cầu của thị trường lao động trên cơ sở các tiêu chuẩn kỹ năng nghề hoặc kết quả phân tích nghề và thường xuyên được cập nhập kỹ thuật, công nghệ mới trong sản xuật, kinh doanh, dịch vụ; chương trình dạy nghề liên thơng giữa các trình độ đào tạo trong dạy nghề và liên thơng với các trình độ khác trong hệ thống giáo dục quốc dân và một số chương trình dạy nghề có thể liên thơng với chương trình dạy nghề tương ứng của nươc ngoài. Quan tâm nâng cao chất lượng dạy nghề gắn vơi nâng cao ý thức kỷ luật lao động và tác phong lao động hiện đại. Phải gắn đảo tạo với nhu cầu sử dụng trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động, đáp ứng nhu cầu của các khu công nghiệp, khu chế xuất, các ngành kinh tế mũi nhọn và xuất khẩu lao động.

- Đối với trung học chuyên nghiệp: Thu hút học sinh trong độ tuổi vào các trường trung học chuyên nghiệp đạt 15% năm 2010 , dự kiến 20% năm 2015

- Đối với đạy nghề: Thu hút học sinh sau trung học cơ sở vào học đạt 17% năm 2010, dự kiến 25% năm 2015.

- Đối với dạy nghề bậc cao: Thu hút học sanh sau trung học phổ thông , trung học chuyên nghiệp vào học đạt 10% năm 2010, dự kiến 15% năm 2016.

d) Giáo dục cao đẳng, đại học và sau đại học: Điều chỉnh quy hoạch mạng

lưới các trường cao đẳng, đại học trên phạm vi toàn quốc và từng vùng kinh tế, đáp ứng nhu cầu nhân lực về quy mô và cơ cấu ngành nghề đào tạo, phục vụ quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế. Phát triển các trường cao đẳng cộng đồng nhằm đáp ứng nhu cầu nhân lực cho các địa phương. Phát triển các chương trình đào tạo trình độ đại học theo 2 hướng: nghiên cứu phát triển và nghề nghiệp ứng dụng. Áp dụng các chương trình đào tạo tiên tiến của các trường đại học có uy tín trên thế giới.

Phấn đấu đến năm 2010 đạt 200 sinh viên / 1 vạn dân, 300 sinh viên / 1 vạn dân vào năm 2015 và 450 sinh viên/ 1 vạn dân vào năm 2020. Đến năm 2020 có khoảng 70 – 80% sinh viên đại học được đào tạo theo các chương trình nghề nghiệp ứng dụng và 20 – 30 % sinh viên được đào tạo theo các chương trình nghiên cứu; 30 – 40 % sinh viên học tại các cơ sở giáo dục đại học tư thục. Đến năm 2010 có trên 40% giảng viên đại hịc và trên 30% giảng viên cao đẳng có trình độ thạc sỹ trở

lên, có trên 25 % giảng viên đại học và 5% giảng viên cao đẳng có trình độ tiến sĩ. Đến năm 2015 có 70% giảng viên đại học và trên 50% giảng viên cao đẳng có trình độ thạc sỹ trở lên, có trên 50% giảng viên cao đẳng có trình độ thạc sĩ trơe lên, có trên 50% giảng viên đại học và ít nhất 10% giảng viên cao đẳng có trình độ tiến sĩ. Đến năm 2020 có trên 90% giảng viên đại học và trên 70% giảng viên cao đẳng có trình độ thạc sỹ trở lên

e) Giáo dục khơng chính quy: Phát triển giáo dục khơng chính quy là một

hình thức huy động tiềm năng của cộng đồng để xây dựng xã hội học tập, tạo cơ hội cho mọi người ở mọi trình độ, mọi lứa tuổi có thể học tập phù hợp với hồn cảnh và điều kiện của mỗi cá nhân. Vì vậy cần thực hiện có hiệu quả các chương trình xóa mù chữ, bổ túc trên tiểu học để góp phần thực hiện chủ trương phổ cập giáo dục trung học cơ sở vào năm 2015.

Bên cạnh đó phải tạo cơ hội cho đơng đảo người lao động được tiếp xúc học tập, được đào tạo lại theo các chương trình giaoas dục, các chương trình kỹ năng nghề nghiệp phù hợp với nhu cầu nâng cao năng suất lao động, tăng thu nhập hoặc chuyển đổi nghề nghiệp.

g) Giáo dục trẻ khuyết tật: Tạo cơ hội cho trẻ khuyết tật được học ở một

trong các loại hình lớp hịa nhập, lớp bán nhập hoặc chun biệt.

Một phần của tài liệu Đầu tư phát triển giáo dục đào tạo bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước thực trạng và giải pháp (Trang 52 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)