3.1 Định hướng phát triển giáo dục đào tạo và đầu tư phát triển giáo dục đào tạo
3.1.2 Định hướng đầu tư ngân sách nhà nước phát triển ngành giáo dục
Bảng 3.1: Nhu cầu vốn đầu tư cho giáo dục đại học và giáo dục chuyên nghiệp và dạy nghề giai đoạn 2010-2020
Đơn vị: tỷ đồng
2006-2010 2010-2015 2015-2020
Giáo dục đại học 320.520 973.569 1.504.133
Giáo dục chuyên nghiệp
và dạy nghề 130.000 681.000 1.504.133
(Nguồn: Vụ tổng hợp Kinh tế Quốc dân, Bộ KH-ĐT)
Sự bất cập giữa tốc độ tăng số lượng các cơ sở đào tạo và kết quả đầu tư đã làm cho các trường đại học chuyên nghiệp, trung cấp và dạy nghề (kể cả trường trung ương và trường địa phương) lâm vào tình trạng nghèo nàn, yếu kém và tụt hậu về hạ tầng kỹ thuật, cũng như các điều kiện đảm bảo chất lượng đào tạo như hiện
nay. Chỉ xét riêng về khía cạnh đất đai, khn viên và mơi trường sư phạm, diện tích đất bình qn chung / 1 sinh viên đại học cao dẳng của cả nước hiện nay chỉ vào khoảng 37,1 m2, vùng đồng bằng sông Hồng khoảng 12,8 m2, thấp hơn rất xa so với tiêu chuẩn xây dựng trường học Việt Nam. Một số trường ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh bình qn dưới 1 m2 (Trường Đại học Xây dựng: 0,84 m2, Trường ĐH Luật Hà Nội: 0,67 m2, Trường ĐH Lao động Xã hội: 0,65 m2, Trường Đại học Thương mại và Trường Đại học Ngoại thương là 1,08 m2 và 1,1 m2, Trường Đại học Kinh tế Quốc Dân: 2,97 m2, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội: 4,9 m2…). Diện tích đất đai khuân viên chật chội nên diện tích khu học tập, thư viện, thực hành thí nghiệm đều thấp. Bình qn diện tích khu học tập / 1 sinh viên vùng Đồng bằng sông Hồng chỉ xấp xỉ 0,92 m2, thư viện 0,04 m2 và khu vực thực hành , thí nghiệm 0,13m 2. Vì vậy, yêu cầu đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cơ sở đào tạo đặt ra trong thời gian tới là phải đồng bộ, bao gồm cả đất đai, nhà cửa và các cơng trình kiến trúc, hạ tầng kỹ thuật, trang thiết bị, phịng thí nghiệm, thực hành, thực tập, phát triển đội ngũ cán bộ giảng dạy, cán bộ quản lý, phát triển chương trình đào tạo. Theo tính tốn, riêng về đất đai đối với giáo dục đào tạo, giai đoạn 2008 – 2010 các cơ sở đào tạo đại học của cả nước có nhu cầu bổ sung 4.020 ha để vừa đáp ứng yêu cầu thành lập cơ sở mới, vừa mở rộng khuân viên các trường hiện có bảo đảm mữa bình quân 45 m2 / 1 sinh viên giai đoạn 2010 -2015 cần bổ sung khoảng 12.848 ha và giai đoạn 2015 -2020 cần bổ sung khoảng 13.925 ha. Tính chung từ nay đến năm 2016 và tầm nhìn đến năm 2020, quỹ đát bổ sung cho giáo dục đại học cần khoảng 30.800 ha. Ngồi ra, cịn cần khoảng 20.00 ha để bổ sung cho các cơ sở đào tạo trung cấp chuyên, dạy nghề dài hạn và ngắn han. Về vốn đầu tư xây dựng các cơ sở đào tạo, bao gồm vốn giải phóng mặt bằng, vốn xây dựng các cơng trình kiến trúc và vốn mua sắn trang thiết bị, giai đoạn đến năm 2010 cần khoảng 450.520 tỷ đồng (giáo dục đại học khoảng 320.520 tỷ đồng, giáo dục chuyên nghiệp và dạy nghề khoảng 130.000 tỷ đồng); giai đoạn 2010 -2015 cần khoảng 1.655.00 tỷ đồng (giáo dục đại học 973.569 tỷ đồng, giáo dục chuyên nghiệp và dạy nghề khoảng 681.000 tỷ đồng); giai đoạn 2015 – 2020 cần khoảng 3.008.266 tỷ đồng (giáo dục đại học khoảng 1.504.133 tỷ đồng, giáo dục chuyên nghiệp và dạy nghề khoảng 1.504.133 tỷ đồng). Tính chung nhu cầu vấn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng các cơ sở đào tạo cho cả 3 giai đoạn từ nay đến năm 2015 và tầm nhìn 2020 khoảng 5.113.788 tỷ đồng (giáo dục dại học: 2.798.222 tỷ đồng, giáo dục chuyên nghiệp và dạy nghề: 2.315.566 tỷ đồng). Đây thực sự là một khối lượng vốn rất lớn, cho dù ngân sách
nhà nước giành cho Giáo dục và Đào tạo có thể tiếp tục tăng trong những năm sắp tới nhưng chắc chắn sẽ không đủ để đáp ứng u cầu đã tính tốn như trên. Vì vậy, tình trạng bất cập về trang thiết bị, xưởng thực hành, cơ sở vạt chất kỹ thiật nhà trường của cả hệ thống đào tạo hiện nay vẫn cịn kéo dài nếu khơng có một cơ chế huy động vốn đầu tư linh hoạt hơn. Để có thể đảm bảo vốn trong những năm tới, dự kiến từ năm 2010 – 2015, ngành giáo dục sẽ cần đến 1.2070 triệu USD vốn vay ODA thông qua 11 dự án. Trong đó lần đầu tiên sẽ thực hiện 2 chương trình, dự án dành cho giáo dục mầm non với tổng số vốn vay khoảng 150 triệu USD, nhưng nhiều nhất vẫn là giáo dục đại học với 6 dự án có tổng số vốn vay dự kiến hơn 700 triệu USD.