Nguyên nhân của những yếu kém, bất cập trước hết là do những yếu tố chủ quan, trình độ quản lỹ giáo dục chưa theo kịp với thực tiễn và nhu cầu phát triển khi nền kinh tế đang chuyển từ kế hoạch hóa tập tủng sang thị trường định huwongs xã hội chủ nghĩa, chưa phối hợp tốt và sử dụng có hiệu quả nguồn lực của nhà nước và xã hội, chậm đổi mới cả về tư duy và phương thức quản lý, chậm đề ra các định hướng chiến lược và chính sách vĩ mô đúng đắn. Các văn bẳn pháp quy về giáo dục chưa được ban hành kịp thời. Cơng tác thanh tra giáo dục cịn yếu và chưa được quan tâm đúng mức. Năng lực của cán bộ quản lý giáo dục các cấp chưa được chứ trọng nâng cao. Một số cán bộ quản lý giáo viên suy giảm về hàm chất đạo đức.
Quan điểm “Giáo dục là quốc sách hàng đầu” của Đảng và Nhà nước chưa được nhận thức đầy đủ. Giáo dục vẫn được xem như là công việc riêng của ngành giáo dục; chưa tạo ra được sự liên kết, phối hợp đồng bộ giữa các ngành, các cấp, các lực lượng xã hội để phát triển sự nghiệp giáo dục.
Về mặt khách quan, trong những năm qua giáo dục nước ta chịu một sức ép rất lớn về nhu cầu học tập ngày càng tăng do dân số và trình độ dân trí tăng. Bên cạnh đó, những chậm trễ trong việc cải cách hành chính nhà nước, trong việc đổi mới quản lý kinh tế, tài chính, sử dụng lao động, chính sách tiền lương… cũng là những yếu tố cản trở việc giai quyết những vướng mắc của ngành giao dục trong việc huy động sức mạnh tổng hợp của toàn xã hội.
CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG VÀ
NÂNG CAO HIỆU QUẢĐẦU TƯ CHO GIÁO DỤC ĐÀO TẠO
BẰNG NGUỒN VỐN NSNN GIAI ĐOẠN 2011-2015