Đầu tư cho giáo dục và đào tạo theo phân vùng tự nhiên và dân cư

Một phần của tài liệu Đầu tư phát triển giáo dục đào tạo bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước thực trạng và giải pháp (Trang 28 - 30)

Bảng 2.8: Tổng vốn đầu tư cho giáo dục và đào tạo theo các vùng, miềnĐơn vị: tỷ đồng Đơn vị: tỷ đồng

Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

Tổng chi cho GD – ĐT địa phương

33210 53264 60271 62901 64320

(Nguồn: Báo cáo tổng hợp của Vụ tổng hợp Kinh tế Quốc dân, Bộ KH-ĐT về

Trong các năm vừa qua tổng vốn NSNN giành cho giáo dục có xu hướng ngày càng tăng, vì vậy nhìn chung ngân sách nhà nước cho giáo dục đào tạo địa phương cũng có xu hướng tăng, đáp ứng nhu cầu đổi mới giáo dục đào tạo ở các địa phương nói chung và tồn quốc nói riêng. Lượng vốn ngân sách nhà nước giành cho các địa phương không phải được phân chia đều cho 64 tỉnh thành phố trong cả nước mà được phân chia theo các tiêu chí như: nhu cầu về vốn của từng địa phương, các chương trình dự án quan trọng cần phải thực hiện, các khu vực có hồn cảnh điều kiện kinh tế xã hội khó khăn (miền núi, vùng dân tộc ít người).

Bảng 2.9: Định mức phân bổ ngân sách chi sự nghiệp giáo dục theo dân số trong độ tuổi đến trường từ 1 đến 18 và Dân số trong độ tuổi đào tạo ( từ 18 tuổi trở lên)

giai đoạn 2006-1010

Đơn vị: đồng/người dân/năm

Vùng

Định mức phân bổ giai đoạn 2006-2010 Dân số trong độ tuổi đến

trường từ 1 đến 18

Dân số trong độ tuổi đào tạo ( từ 18 tuổi trở lên)

1. Đô thị 565.38 21.33

2. Đồng bằng 661.96 23.71

3. Núi thấp- vùng sâu 784.69 30.91

4. Núi cao- hải đảo 1.144.000 39.95

(Nguồn Vụ Tổng hợp KTQD, Bộ KH-ĐT)

Qua bảng tổng hợp trên ta thấy rằng định mức vốn đầu tư phân bổ chi sự nghiệp giáo dục và đào tạo ở các vùng núi, vùng sâu và hải đảo cao hơn các vùng như đô thị và đồng bằng. Điều này thể hiện nỗ lực của nhà nước trong việc tạo điều kiện cho tất cả người dân đều được thụ hưởng nền giáo dục và đào tạo, để nhằm thực hiện cơng tác xã hội hóa và cơng bằng trong giáo dục và đào tạo.

Bên cạnh đó, do sự phân bố của các trường đại học cao đẳng ở Việt Nam không đồng đều. Các trường đại học cao đẳng lớn tập trung hầu hết ở các thành phố lớn như: Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng…, những trường đại học tập trung ở các thành phố lớn là những trường đại học trọng điểm, là trường đi đầu trong quá trình hội nhập với nền giáo dục đại học cao đẳng của các nước trong khu vực và quốc tế, vì vậy mà các địa phương này được phân bổ lượng vốn ngân sách nhiều

hơn so với các tỉnh thành phố cịn lại. Với mục tiêu thực hiện cơng bằng xã hội trong giáo dục và tạo cơ hội học tập ngày càng tốt hơn cho tất cả các tầng lớp nhân dân trong xã hội, người dân ở tất cả các vùng miền trong cả nước. Hỗ trợ giáo dục miền núi, vùng dân tộc ít người, vùng khó khăn, đặc biệt là đối với các tỉnh mới thành lập cơ sở vật chất cịn hết sức khó khăn như: Lai Châu, Đắc Nơng, Hậu Giang, trong đó đặc biệt quan tâm đến hệ thống trường nội trú và cụm xã. Vốn đầu tư giành cho hỗ trợ giáo dục miền núi, vùng dân tộc ít người và vùng có nhiều khó khăn thường chiếm 10 – 11 % ngân sách giành cho giáo dục địa phương. Phần kinh phí này chủ yếu đầu tư xây dựng các trường, đổi mới trang thiết bị giảng dạy, tập trung đầu tư cho hệ thống các trường phổ thông dân tộc nội trú các cấp: trường, lớp học, chỗ ở cho học sinh nội trú, hệ thống thư viện, sách truyện…

Một phần của tài liệu Đầu tư phát triển giáo dục đào tạo bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước thực trạng và giải pháp (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)