Dự báo triển vọng và quan điểm giải quyết xúc tiến TMĐT tại sàn

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng triển khai xúc tiến TMĐT tại sàn giao dịch vnemart (Trang 53 - 58)

CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI

4.2. Dự báo triển vọng và quan điểm giải quyết xúc tiến TMĐT tại sàn

giao dịch Vnemart.

4.2.1. Dự báo tình hình trong thời gian tới

4.2.1.1. Sự phát triển của mơ hình kinh doanh cổng thông tin tại Việt Nam.

Theo báo cáo TMĐT năm 2008, trong tổng số 1638 doanh nghiệp tham gia trả lời phiếu điều tra, 12% doanh nghiệp đã tham gia sàn giao dịch TMĐT trong và ngoài nước, so với tỷ lệ 10,2% của năm 2007 và 7,9% của năm 2006. Tỷ lệ tăng trưởng này chưa tương xứng với việc ứng dụng TMĐT tại doanh nghiệp (Kết quả điều tra với 1600 doanh nghiệp trên cả nước của Bộ Công Thương trong năm 2008 cho thấy hầu như 100% doanh nghiệp đều có máy tính. Tỷ lệ doanh nghiệp có từ 11–20 đạt trên 20% năm 2008. Tỷ lệ doanh nghiệp đã xây dựng mạng nội bộ năm 2008 đạt trên 88% so với 84% của năm 2007, 99% số doanh nghiệp đã kết nối Internet, trong đó kết nối băng thơng rộng chiếm 98%.). Tuy nhiên, trong giai đoạn hiện nay, hầu hết các doanh nghiệp của Việt Nam là doanh nghiệp vừa và nhỏ chưa có điều kiện đầu tư lớn cho việc ứng dụng TMĐT thì tiềm năng phát triển cho các sàn giao dịch là rất lớn.Chưa 69.

Tỷ lệ doanh nghiệp ký được hợp đồng từ sàn TMĐT cũng tăng lên so với năm 2007. Năm 2008, trong số các doanh nghiệp đã tham gia sàn giao dịch TMĐT có 69,7% doanh nghiệp ký được hợp đồng từ sàn giao dịch TMĐT, cao hơn so với tỷ lệ 63% của năm 2007. Điều này cho thấy việc tham gia sàn TMĐT đã mang lại hiệu quả thực sự đối với một số doanh nghiệp.

Hình 4.1:Quy mơ doanh nghiệp tham gia sàn giao dịch TMĐT (báo cáo TMĐT 2008)

So sánh về quy mơ doanh nghiệp tham gia sàn giao dịch TMĐT, có thể thấy mối liên hệ tỷ lệ nghịch giữa quy mô và số lượng doanh nghiệp tham gia sàn. Các doanh nghiệp có quy mơ càng nhỏ thì tỷ lệ tham gia sàn giao dịch TMĐT càng lớn. Điều này chứng tỏ các doanh nghiệp vừa và nhỏ đã biết đến lợi thế của sàn giao dịch TMĐT trong việc xây dựng hình ảnh và tăng cường khả năng cạnh tranh.

4.2.1.2. Xu hướng phát triển xúc tiến TMĐT trên thế giới và Việt Nam.

Tại Mỹ, tỷ lệ tăng trưởng của quảng cáo trên báo giấy chỉ tăng 1,6% trong khi tỷ lệ này ở quảng cáo trực tuyến là 26,7%, doanh thu năm 2005 lên tới 13,5 tỉ USD.

Quảng cáo thông qua phương tiện di động cũng phát triển mạnh. Theo thống kê của hãng Yankee (Mỹ), thế giới hiện có 2,5 tỷ người dùng điện thoại di động, trong đó hơn 90% có nhu cầu nhắn tin hoặc tiếp nhận thơng tin dưới dạng SMS chứ không đơn thuần chỉ nghe và gọi. Đây cũng là phương tiện gần gũi nhất, luôn "sát cánh" với chủ sở hữu 24/24 giờ, hơn cả

châu Âu, Mỹ và một số nước châu Á. Đồng thời nó cũng như thu hút sự chú ý của nhiều tập đồn có uy tín như đồ ăn nhanh Wheat Crunchies, cafe Dunkin Donuts cùng những chiến dịch quảng cáo sản phẩm của Sony Ericson, Nokia, LG…Theo dự đoán doanh thu của thị trường quảng cáo di động toàn cầu sẽ tăng chóng mặt, từ con số 1,4 tỷ USD khiêm tốn năm 2007 lên hơn 10 tỷ USD sau 5 năm nữa.

Nhiều nhà tiếp thị đang nhìn nhận giải pháp truyền thông luân phiên và lựa chọn với các phương tiện quảng cáo khác nhau là cách thức tốt nhất để tiếp cận hiệu quả các khách hàng và đạt được các kết quả tiếp thị như mong đợi. Chi tiêu cho các phương tiện truyền thơng mới được đánh giá sẽ có bước tiến nhảy vọt khi các nhà quảng cáo dần chuyển đồng tiền của mình sang internet, điện thoại di động cùng nhiều hướng đi công nghệ mới khác. Hãng Veronis Suhler Stevenson dự đốn ngành cơng nghiệp quảng cáo trực tuyến, quảng cáo trên điện thoại di động sẽ tăng trưởng trung bình 23% từ năm 2006 tới năm 2011, trong khi quảng cáo truyền thống chỉ duy trì tỷ lệ tăng trưởng hàng năm xung quanh mức 1%.

Theo dự đoán của Forrester Research, chi tiêu cho Tiếp thị tương tác (Interactive marketing) trên thế giới sẽ tăng gấp 3 lần trong vòng 5 năm tới, và đạt con số 61 tỷ USD trong 2012. Hiện ngân sách dành cho tiếp thị tương tác chỉ chiếm khoảng 8% tổng ngân sách tiếp thị nói chung, song một vài năm tới, con số này sẽ tăng lên 18%.

Trong bảng xếp hạng của Miniwatts Marketing Group, tính đến hết tháng 3 năm 2008, Việt Nam đứng thứ 17 trong top các quốc gia có nhiều người sử dụng Internet nhất thế giới. Một điểm khá thú vị là Việt Nam có tốc độ tăng trưởng số người dùng internet nhanh số 1 thế giới (giai đoạn 2000-2008), tăng 9.561,5 %, gấp 7,8 lần so với quốc gia đứng thứ hai. Theo số liệu của Trung tâm Internet Việt Nam (VNNIC), hiện có

19.774.809 người, chiếm 23,5% dân số Việt Nam thường xuyên tiếp cận với lnternet. Một nghiên cứu của IDC tại Việt Nam cũng cho biết trong vòng bốn năm tới số người sử dụng Internet tại Việt Nam sẽ lên tới con số 27 triệu, nói cách khác cứ ba người dân thì sẽ có một người sử dụng Internet. Doanh thu của quảng cáo trực tuyến cũng đã tạo nên con số hấp dẫn: 30 tỷ trong năm 2005, 65 tỷ đồng năm 2006, 160 tỷ VND năm 2007. Các số liệu thống kê trên cho thấy tiềm năng lớn trong phát triển xúc tiến TMĐT tại Việt Nam.

Theo thống kê của VNPT tính đến đầu 2008, Việt Nam có hơn 30 triệu người dùng điện thoại di động, mở ra cơ hội lớn cho các nhà cung cấp dịch vụ giá trị gia tăng nhằm theo kịp xu hướng marketing trên thế giới. Quảng cáo di động hiện được biết đến nhiều nhất qua các chương trình gameshow tương tác, tải trị chơi, nhạc chng... Ngồi ra, mobile marketing cịn được ứng dụng trong hoạt động kinh doanh, chăm sóc khách hàng.

Hiện nay, marketing tại Việt Nam vẫn chưa thực sự lớn mạnh do nhiều khách hàng, thậm chí doanh nghiệp lầm tưởng rằng quảng cáo trên điện thoại di động có nghĩa là gửi tin nhắn tràn lan (spam). Bên cạnh đó, hạ tầng mạng trong nước chưa thực sự ổn định, dẫn đến hạn chế trong quá trình triển khai dịch vụ qua WAP và tin nhắn đa phương tiện. Ngoài ra, những bất cập từ phía các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông như quy định về tin nhắn rác, giá cước sử dụng SMS để quảng cáo chưa rõ ràng cũng là tác nhân gây nên sự chậm trễ trong tiến trình triển khai dịch vụ marketing.

Đối với tổ chức sự kiện trực tuyến, đã có một số cơng ty Việt Nam tiến hành hội họp qua Internet từ lâu, nhưng chủ yếu vẫn mang tính nội bộ hoặc ban giám đốc họp với đối tác nước ngồi. Hình thức hội thảo khoa học trực tuyến có sự tham gia của đại biểu từ nhiều nước vẫn chưa diễn ra

trực tuyến ở quy mô lớn. Nguyên nhân là do doanh nghiệp chưa quen với hình thức này.

Hiện nay tại Việt Nam, các công cụ xúc tiến được áp dụng phổ biến là banner quảng cáo, lựa chọn vị trí, google Adsense, email. Tuy nhiên hiệu quả các chương trình xúc tiến trực tuyến ở Việt Nam cịn rất thấp. Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là các doanh nghiệp và người tiêu dùng Việt Nam thiếu lòng tin vào TMĐT.

4.2.2. Định hướng phát triển của sàn giao dịch Vnemart

Mục tiêu phấn đấu của sàn giao dịch Vnemart trong 5 năm tới là một trong ba sàn TMĐT lớn và có uy tín trong khu vực Đơng Nam Á. Để đạt được mục tiêu này, Vnemart đang từng bước nâng cao chất lượng dịch vụ cung cấp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động. Mục tiêu ứng dụng các công cụ xúc tiến TMĐT tại sàn Vnemart nhằm tăng doanh thu, tăng số lượng thành viên tham gia sàn và quảng bá hình ảnh của sàn trong và ngồi nước. Vnemart có những điều kiện thuận lợi để có thể đạt được mục tiêu trên. Với lợi thế là người đi tiên phong, Vnemart chiếm được sự tin tưởng của các doanh nghiệp, hiệp hội doanh nghiệp.

Thiết lập được các mối liên hệ chặt chẽ với các hiệp hội, ngành hàng tại Việt Nam và trên thế giới. Đây là một lợi thế lớn vì thơng qua các hiệp hội, ngành hàng này Vnemart có nhiều cơ hội tiếp cận với các doanh nghiệp thành viên hơn.

Hiện nay nước ta đang có những chủ trương, chính sách nhằm thúc đẩy sự phát triển TMĐT nói chung và mơ hình kinh doanh cổng thơng tin nói riêng nhằm theo kịp với sự phát triển của thế giới nên Vnemart cũng nhận được sự hỗ trợ của các cơ quan nhà nước, các đơn vị, tổ chức xúc tiến và phát triển thương mại điện tử tại Việt Nam như Bộ Cơng thương…

Tuy nhiên khó khăn cũng rất nhiều địi hỏi Vnemart phải vượt qua. Khó khăn lớn nhất là hành lang pháp lý về TMĐT tại Việt Nam chưa hoàn thiện. Sàn cũng phải đối mặt với sự cạnh tranh khốc liệt với các sàn giao

dịch trong và ngoài nước. Hơn nữa nhận thức của người dân và các doanh nghiệp về TMĐT chưa cao, đa phần các doanh nghiệp chưa tham gia TMĐT đều e ngại về vấn đề an toàn, bảo mật…

4.2.3. Quan điểm giải quyết.

Các chiến lược xúc tiến TMĐT đưa ra phải đồng bộ, phù hợp với chiến lược phát triển chung của sàn, có khả năng thực thi và mang tính chiến lược dài hạn.

Xây dựng chương trình bao gồm các mục tiêu tổng thể, kế hoạch triển khai và chương trình ứng dụng các cơng cụ xúc tiến TMĐT.

Đảm bảo vừa nâng cao hiệu quả xúc tiến TMĐT mà vẫn tiết kiệm chi phí.

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng triển khai xúc tiến TMĐT tại sàn giao dịch vnemart (Trang 53 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)