Tình hình tham gia BHXH Thị Xã Hồng Lĩnh

Một phần của tài liệu Công tác thu bảo hiểm xã hội bắt buộc tại bảo hiểm xã hội hồng lĩnh tỉnh hà tĩnh, thực trạng và giải pháp (Trang 41 - 44)

2.1.5 .Sơ lược về BHXH thị xã Hồng Lĩnh

2.2. Tình hình công tác thuBHXH ở BHXH Thị Xã Hồng Lĩnh

2.2.1. Tình hình tham gia BHXH Thị Xã Hồng Lĩnh

Khi nền kinh tế ngày một phát triển đi kèm với đó là hàng ngàn cơng ty,

doanh nghiệp mới được thành lập khắp cả nước. Hà Tĩnh nói chung và Hồng Lĩnh nói riêng cũng khơng nằm ngồi xu thế ấy. Một khi nền kinh tế phát triển thì nhu cầu của con người khơng chỉ dừng lại ở đó mà cịn có sự trao đổi hàng hóa, cung cầu về lao động sẽ luôn biến động theo chiều hướng đi lên. Áp lực của công việc sẽ làm thay đổi bộ mặt của xã hội.

Trong năm 2009 kinh tế có nhiều biến động, sự khủng hoảng kinh tế thế giới tuy nó khơng làm ảnh hưởng lớn đến kinh tế nước ta nhưng điều này đã làm nền kinh tế trong nước có sự thay đổi.

Năm 2009 vốn đầu tư của nước ngoài vào Hồng Lĩnh đã được tận dụng hiệu quả. Khi cả nước đang trong tình trạng khủng hoảng thì nền kinh tế Hồng Lĩnh ít nhiều đã có những biến động lớn, hoạt động sản xuất không mang lại hiệu quả sẽ bị đào thải điều này làm ảnh hưởng đến số lượng lao động mất việc làm đi cùng đó là số lượng tham gia BHXH sẽ có xu hướng giảm xuống nhanh chóng.

Bảng 1 : Tình hình tham gia BHXH thị xã Hồng Lĩnh năm 2008-2009.

Năm

Số đơn vị tham gia Số người tham gia

Số đơn vị (Đơn vị) Lượng tăng giảm tuyêt đối liên hoàn ( đơn vị) Tốc độ tăng trưởng liên hoàn ( %) Số người (Người) Lượng tăng giảm tuyệt đối liên hoàn (Người) Tốc độ tăng trưởng liên hoàn ( %) 2008 103 6 6,18 3148 52 1,68 2009 120 17 16,5 2535 - 613 -19,47 (Nguồn: Phòng thu BHXH thị xã Hồng Lĩnh)

Về số đơn vị tham gia từ năm 2008 – 2009 tăng từ 103 đơn vị lên 120 đơn vị( tăng thêm 45,7 %) tình hình tăng lên được thể hiện như sau

Khối có nhiều biến động nhất là doanh nghiệp ngồi quốc doanh, năm 2008 chỉ có khoảng 50 đơn vị thì đến năm 2009 đã tăng lên 94 đơn vị, do nhu cầu phát triển kinh tế nên các doanh nghiệp vừa và nhỏ đã được thành lập. Khối hành chính sự nghiệp và đoàn thể cũng tăng lên đáng kể, khối này tách ra từ một số đơn vị và có một số được thành lập mới.

Năm 2009 tổng thể các khối đều có sự biến động, xu hướng giảm. Biến động nhất là các khối thuộc khu vực doanh nghiệp ngoài quốc doanh do ảnh hưởng của nền kinh tế nên các doanh nghiệp gặp khó khăn trong sản xuất, một số doanh nghiệp không tồn tại được đã bị phá sản. Nhiều lao động đã bị mất việc làm nên công tác thu BHXH cũng gặp nhiều hạn chế.

Năm 2008 số người tham gia là 3.148 người tương ứng với 32,26 % số lao động,đến năm 2009 số người tham gia BHXH giảm rõ rệt lên do bị ảnh

hưởng bởi khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Thực tế đó phản ánh rõ khó khăn của BHXH trong bối cảnh các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn, thu hẹp sản xuất, tinh giảm biên chế để giảm gánh nặng tài chính vượt qua khủng hoảng.

Bảng 2 : Tình hình các khối tham gia BHXH bắt buộc tại thị xã Hồng Lĩnh

năm 2008-2009. Đơn vị: Người Năm 2008 2009 Hành chính sự nghiệp 1.582 1.596 Doanh nghiệp 1.566 939 Tổng cộng 3.148 2.535 (Nguồn: Phòng thu BHXH thị xã Hồng Lĩnh)

Con số từ bảng thống kê ta thấy, trong khu vực hành chính sự nghiệp có rất ít biến động và có xu hướng tăng đều theo các năm, ngược lại trong khu vực doanh nghiệp, sự thay đổi về số lượng lao động tham gia rất lớn, đặc biệt là năm 2009. Điều này phản ánh công tác BHXH ở các doanh nghiệp sẽ gặp nhiều khó khăn khi nền kinh tế gặp khủng hoảng.

Qua các năm thì số người tham gia vào khá đơng, qua 2 năm cho thấy số lao động trong các khối đều càng tăng lên. Đây là dấu hiệu đáng mừng cho các đối tượng tham gia BHXH. Theo như kế hoạch đặt ra cho BHXH Thị Xã Hồng Lĩnh thì năm 2009 số đối tượng tham gia sẽ đông hơn nữa và mức thu BHXH ngày càng tăng lên. Khơng những đáp ứng được chi trả mà cịn phát triển tăng trưởng nguồn quỹ và bảo đảm chất lượng cuốc sống cho người lao động.

Năm 2008 có 9.759 người lao động làm việc ở trong nền kinh tế quốc dân, trong đó có 3.148 người tham gia vào BHXH (chiếm 32,26 %). Đến năm 2009 số lao động làm việc trong nền kinh tế quốc dân có 9.039 người,trong khi đó có 2.535 người tham gia vào BHXH (chiếm 28,05%) Số người tham gia BHXH có tỷ lệ khơng tăng nhanh như năm 2008 do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế nên các doanh nghiệp gặp khó khăn trong sản xuất. (CHO VÀO PHẦN ĐẦU CŨNG ĐC)

Nhìn chung những người tham gia BHXH là những người có việc làm điều kiện thu nhập ổn định đó là những người làm việc trong khu vực doanh nghiệp Nhà nước và một số khu vực khác có tính ổn định cao, cịn những người lao động tự tạo việc làm không tham gia vào BHXH nên cuộc sống sẽ gặp phải những rủi ro và không được bảo vệ.

Vậy, dù số người tham gia BHXH tăng lên nhưng tỷ lên tham gia so với lao động xã hội giảm xuống, điều này cho thấy tỷ lệ bao phủ BHXH trong người dân ở Hồng Lĩnh còn thấp. Để đạt được mục tiêu của BHXH thì các ngành chức năng của Hồng Lĩnh cần phải cố gắng, nỗ lực hơn nữa, mở rộng đối tượng tham gia BHXH bắt buộc, triển khai BHXH tự nguyện và tăng nhanh số người tham gia.

Từ những phân tích trên cho thấy rằng tình hình phát triển kinh tế của tỉnh chủ yếu là người dân hoạt động vào lĩnh vực nông nghiệp hoặc tự tạo việc làm, có rất ít người lao động làm việc trong thị trườnglao động chính thức và được ký hợp đồng lao động. Điều đó cũng nói lên rằng rất nhiều người trong độ tuổi lao động không được hệ thống BHXH bảo vệ trước những rủi ro trong cuộc sống và trong lao động như: ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động… Để mở rộng đối tượng tham gia BHXH đòi hỏi bước đầu tiên phải đưa những người thuộc diện tham gia bắt buộc, thực hiện tốt luật lao động những người làm việc cho chủ sử dụng lao động từ đủ 03 tháng trở lên phải ký hợp đồng lao động và tham gia BHXH bắt buộc

Một phần của tài liệu Công tác thu bảo hiểm xã hội bắt buộc tại bảo hiểm xã hội hồng lĩnh tỉnh hà tĩnh, thực trạng và giải pháp (Trang 41 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)