Đặc điểm hàng xuất khẩu sang thị trường Lào

Một phần của tài liệu 1 số biện pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng hoá của VN sang thị trường lào của công ty XNK nam hà nội SIMEX (Trang 30 - 31)

I. ĐẶC ĐIỂM THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU LÀO VÀ ĐẶC ĐIỂM

2. Đặc điểm hàng xuất khẩu sang thị trường Lào

- Mặt hàng chủ yếu của Việt Nam xuất sang Lào theo nghị định thư quy định 39 mặt hàng của các ngành lương thực thực phẩm, dệt may, giầy da, sắt thép, ximăng, vật liệu xây dựng, thuỷ, hải sản đóng hộp và đơng lạnh, trâu bị sống và lợn sữa.... vài năm gần đây trong cơ chế thị trường ngoài trao đổi hàng nông thuỷ sản và hàng tiêu dùng ở chợ đường biên có thêm mặt hàng giấy vở học sinh, đồ nhựa các loại và một số hàng tiêu dùng thiết yếu khác.

- Hàng hoá của Việt Nam xuất khẩu sang Lào vừa nhiều về số lượng, vừa phong phú, đa dạng về chủng loại, chất lượng bảo đảm, gây được lòng tin đối với người tiêu dùng Lào. Trên thực tế hàng hoá của Việt Nam xuất hiện ở Lào đã và đang tăng lên rõ rệt. Đồng thời qua Lào hàng hoá Việt Nam cũng thâm nhập ngày càng nhiều vào Thái Lan, đặc biệt là 6 tỉnh Đông Bắc Thái Lan.

- Trong năm 2001, việc xuất khẩu đổi hàng với Lào thực hiện theo quy định: khuyến khích các doanh nghiệp (khơng kể doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi, xuất khẩu hàng hố do Việt Nam sản xuất sang Lào, theo danh mục hàng hố. + Hàng cơ khí, kim khí. + Hàng thủ cơng mỹ nghệ. + Muối. + Sản phẩm chăn nuôi. + Hàng nông sản. + Dược liệu thực phẩm. + Sản phẩm cao su.

+ Hàng điện, điện tử gia dụng có tỷ lệ nội địa hố trên 60%. + Hàng dệt, may, tơ tằm.

Bộ thương mại hướng dẫn cụ thể danh mục các mặt hàng xuất khẩu đổihàng với Lào nêu trên.

Từ đầu năm 2001 do sự phối hợp tốt hơn giữa các ngành và tiếp tục duy trì việc đổi hàng, 6 tháng đầu năm 2001 kim ngạch XNK 144 triệu USD tăng 4,5 lần so với cung kỳ năm 2000.

Trong đó Việt Nam xuất sang Lào khoảng 79,6 triệu USD gồm các nhóm hàng chính như.

+ Nhóm hàng nơng sản: hạt tiêu, lạc tỏi... 31 triệu USD. + Nhóm hàng thuỷ sản: tơm, cá đơng lạnh....7 triệu USD.

+ Nhóm hàng cơng nghệ phẩm: vải, quần áo, đồ dùng gia đình 25,3 triệu USD.

+ Nhóm hàng mỹ nghệ: đồ gốm1,2 triệu USD. + Nhóm khống sản: thiếc thỏi 1,3 triệu USD.

Với chủ trương mong muốn hàng Việt Nam chiếm lĩnh thị trường Lào, ngày 02/6/1997 Thủ tướng Chính phủ Lào cho phép các công ty nhà nước của các doanh nghiệp sớm hợp tác mua bán với Trung Quốc và Việt Nam những mặt hàng mà thị trường Lào và Thái Lan có nhu cầu. Được nộp thuế một tại cửa khẩu và thu giảm xuống để giảm giá hàng hoá. Ngày 18/9/1997 Thủ tướng Chính phủ Lào có văn bản số 1577/TT cho phép các mặt hàng nhập khẩutừ Việt Nam và Trung Quốc được giảm 50% thuế với điều kiện.

“Trong tờ khai thuế nhập khẩu phải tính giá trị nộp thuế đúng theo giá trị nộp thuế đúng theo giá trị thực tế và theo mức giá quy định trong luật hiện hành, nhưng khi thu tiền thực tế với các cơng ty có liên quan sẽ chỉ thu có một nửa (1/2) của tổng giá trị nộp thuế”.

II. TÌNH HÌNH QUAN HỆ THƯƠNG MẠI VIỆT - LÀO TRONGTHỜI GIAN QUA VÀ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CỦA CÔNG

Một phần của tài liệu 1 số biện pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng hoá của VN sang thị trường lào của công ty XNK nam hà nội SIMEX (Trang 30 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)