Lĩnh vực dịch vụ:

Một phần của tài liệu 1 số biện pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng hoá của VN sang thị trường lào của công ty XNK nam hà nội SIMEX (Trang 50 - 52)

I. TRIỂN VỌNG PHÁT TRIỂN QUAN HỆ KINH TẾ VIỆT-LÀO

2. Sự phát triển kinh tế trong từng lĩnh vực

2.2 Lĩnh vực dịch vụ:

- Về giao thông tiếp tục khảo sát và thiết kế song 7 con đường trong thành phố Viêng Chăn, đường 13 Nam Xavănnakhệt - Pacxê (hoàn thành 50%), tiếp tục khảo sát thiết kế cầu bắc qua sông Mêkông tại Xavanna khệt. Tiếp tục xây dựng và hoàn thành 100t đợt một con đường số 13 Xavannakhệt - Pacxê, hoàn thành 35% con đường Xoong mệch - pacxê - Vơn kham hồn thành 40% con đường số 16 và cầu; hoàn thành 100t. Việc rải nhựa đường số 8; tiếp tục xây dựng đường số 6, 7 cây cầu trên đường số 1. Khởi công xây dựng cầu bắc qua sông Mê Kông tại pacxe và tiếp tục thực hiện các dự án khác.

Tiếp tục xây dựng cảng bản văng tỉnh Viêng Chăn, vận động tìm kiếm vốn để xây dựng cảng bản Món và xây dựng Kè chống sạt lở tại huyện Tôn Phơng tỉnh Bị Kẹt và một số nơi khác. Khởi cơng xây dựng đường xe lửa

Viêng Chăn - Noong Khai, tiếp tục củng cố sân bay quốc tế (vặt - tầy) và sân bay khác.

- Về vận tải tiếp tục thu nhập số liệu thống kê mọi mặt của ngành vận tải đường bộ, đường thuỷ; chuẩn bị đàm phán hiệp định vận tải quá cảnh với Xingapore và Malaixia.

- Về bưu điện viễn thông: chú trọng phát triển mạng lưới bưu điện cấp huyện và các vùng trọng điểm; tiếp tục xây dựng Viba Luông phrabang - xaynhabuly; hoàn thành việc lắp đặt viễn thông đợt 2 tỉnh Bồ Kẹo, Phongxaly, xê - công và Ắttạpư. Tăng số máy điện thoại các tỉnh đã có và một số dự án khác.

- Về kiến trúc, quy hoạch đô thị và nước máy: Đã tiếp tục thực hiện xây dựng hệ thống hành chính đơ thị và phát triển đơ thị loại2. Bắt đầu khảo sát thiết kế quy hoạch tỉnh lỵ xavannakhệt, Bòlikhămxay, Chămpaxắc và trọng điểm Thà Viêng. Tiếp tục thực hiện dự án xây dựng và hoàn thành nhà máy nước ở 7 tỉnh phía Bắc, Thàkẹt, đặc khu Xayxốmbun và hồn thành 75% dự án nhà máy nước Lng - Phrabang đợt 2 khởi công xây dựng nhà máy nước huyện Mường Khoỏng.

- Về thương mại: Chú trọng công tác quản lý giá các mặt hàng thiết yếu như gạo tiêu thụ trong nước, xăng dầu, xi măng, thực phẩm, một số mặt hàng tiêu dùng. Phấn đấu để chỉ số giá cả biến động không quá 9%, kịp thời sử dụng tiền dự trữ can thiệp vào giá gạo tiêu thụ trong nước; khuyến khích các nhà kinh doanh đưa hàng hố và cơng cụ sản xuất về bán tại vùng nông thôn; phối hợp với ngân hàng để mở rộng mạng lưới dịch vụ tín dụng tới những cơ sở sản xuất nhằm khuyến khích sản xuất hàng hố. Kết hợp với Bộ tài chính và các ngành hữu quan củng cố các cơng ty, xí nghiệp quốc doanh trong việc tổ chức thực hiện tốt hơn luật kinh doanh. Đã nghiên cứu khả năng xây dựng vùng buôn bán tự do tại các tỉnh miền Bắc, miền Trung và miền Nam.

Đẩy mạnh xuất khẩu kể cả xuất khẩu tại chỗ nhằm giữ tỷ lệ nhập siêu ở mức 14% GDP. Tiếp tục quản lý nhập khẩu hàng hoá, hạn chế nhập những mặt hàng xa xỉ phẩm nhằm giảm nhập siêu; đề ra chính sách, phương pháp phù hợp về kinh tế trong việc gia nhập khu vực mậu dịch ASEAN.

- Về dịch vụ: Tiếp tục khảo sát và thu thập số liệu về các nguồn du lịch quan trọng trong cả nước cũng như các nguồn du lịch liên quan đến quốc tế nhằm chuẩn bị mở năm du lịch Lào 1999. Tiếp tục mở rộng hợp tác về du lịch với các nước ASEAN và Châu á - Thái Bình Dương, Liên hiệp Châu Âu và

AS Thái Bình dương trong năm 2000 phấn đấu thu hút được hơn 600.000 khách du lịch, tăng khoảng 25% so với năm ngối.

- Về tài chính - ngân hàng: Năm 2000 Lào tiếp tục khắc phục và ổn định tình hình tài chính - tiền tệ, chú trọng tăng thu quản lý nghiêm ngặt các khoản chi tăng cường tiết kiệm, đã tổ chức thực hiện thủ tục quản lý và sử dụng đất, tích cực giải quyết tình trạng chiếm hữu, mua bán đất nhằm tháo gỡ tình hình phức tạp hiện nay. Nhiệm vụ chủ yếu của ngân hàng là phối hợp với các bộ phận hữu quan nhằm kiềm chế và giảm lạm phát bằng biện pháp tài chính - tiền tệ và bằng phương pháp đẩy mạnh khuyến khích sản xuất trong nước, quản lý xuất nhập khẩu lưu thơng phân phối hàng hố. Nhưng do cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ của các nước Châu á đã ảnh hưởng không nhỏ tới tình hình tài chính tiền tệ của Lào kể từ mùa hè năm 1999 đến nay, Lào đã phải phá giá đồng tiền của mình và tỷ lệ lạm phát của nước này đã tăng lên 19,5% năm 2000, mức cao hơn bất kỳ nước nào khác ở Châu á.

Vấn đề mất giá của đồng tiền Kíp xuất phát từ tình trạng thâm hụt cán cân thanh toán dai dẳng và tốc độ tăng trưởng xuất khẩu của Lào sang các nước Châu á và liên minh Châu Âu bị giảm sút. Đến cuối năm 2000, huy động Vốn của Lào đạt 25% và cho vay tín dụng đạt số dư khơng q 20%. Duy trì quỹ dự trữ ngoại tệ của chính phủ hiện nay chỉ đạt 100 triệu USD, tương đương với chi phí nhập khẩu trong vịng 2 tháng.

- Về khoa học - cơng nghệ và mơi trường: Tiếp tục nghiên cứu chính schs và hồn thành luật mơi trường, nghiên cứu cơng ước vì mơi trường và xin gia nhập cơng ước về bảo vệ tầng ôzôn và nghiên cứu các tài liệu văn bản khác. Đã tìm hiểu và quy định về quản lý môi trường đối với dự án năng lượng điện như: dự án Nậm Thon 1, Nậm Thon 2, Xêcamau 1, Nậm ngừm 2, nhà máy điện Hổng xa lịch nay và các dự án khác.

Một phần của tài liệu 1 số biện pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng hoá của VN sang thị trường lào của công ty XNK nam hà nội SIMEX (Trang 50 - 52)