Kiến nghị với Chính phủ

Một phần của tài liệu nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án tại ban quản lý các dự án dạy nghề vốn oda (Trang 95 - 98)

II Vốn lưu động 13

DỰ ÁN DẠY NGHỀ VỒN ODA

3.3.1. Kiến nghị với Chính phủ

Theo mục các nhân tố làm giảm chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư đã được phân tích ở trên, ta thấy sự bất cập trong các quy định, chính sách của Nhà nước là một trong những nhân tố có tác động mạnh mẽ làm giảm chất lượng thẩm định tài chính một dự án đầu tư. Chính phủ cần có những thay đổi trong cơ chế tiếp cận cũng như các chính sách, quy định cho phù hợp với Nhà tài trợ và thông lệ quốc tế.

Đầu tiên, các quy định pháp lý về ODA hiện nay chưa đồng bộ, tản mạn, tính pháp lý chưa cao, vì vậy Chính phủ cần có những sửa đổi khung pháp lý về quản lý và sử dụng vốn ODA cho phù hợp với các quy định mới của Luật Đầu

tư, Luật Xây dựng, Luật Đấu thầu, Luật Ký kết và thực hiện các Điều ước quốc tế đã được Quốc hội thông qua. Mặc dù Chính phủ đã có những cố gắng cải thiện cơ sở pháp lý, tạo môi trường thuận lợi hơn cho việc tiếp nhận và sử dụng hiệu quả vốn ODA nhưng vẫn còn những khác biệt về thủ tục từ khâu chuẩn bị dự án đến phê duyệt, các quy chế về đấu thầu mua sắm, giải phóng mặt bằng, tái định cư,… đã dẫn đến những bất cập gây ảnh hưởng đến quá trình quản lý và thực hiện dự án ảnh hưởng đến chất lượng thẩm định tài chính. Phần lớn các dự án đều bị chậm trễ so với kế hoạch, tỷ lệ giải ngân còn chưa cao ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả của dự án. Vì vậy vấn đề cần đặt ra ở đây là những bất cập này sẽ được giải quyết như thế nào, và sẽ đuwọc giải quyết trong khoảng thời gian bao lâu là điều mà các cơ quan có thẩm quyền của Chính phủ cần quan tâm. Bộ tài chính sớm ban hành những quy định về điều chỉnh định mức chi phí của các Ban quản lý dự án ODA, đặc biệt là chính sách phụ cấp đối với cán bộ Ban quản lý dự án cho phù hợp với tình hình thực tế, nhất là với các ban quản lý dự án có nhiều dự án nằm rải rác trên cả nước để họ thực sự yên tâm công tác, tránh tình trạng họ có những việc làm không mang tính khách quan.

Thứ hai, hài hòa thủ tục giữa Việt Nam và các nhà tài trợ. Trong đó, có hai việc cần phải thực hiện ngay đó là: hài hòa các thủ tục của Nhà tại trợ và hài hòa giữa chu kỳ dự án của nhà tài trợ và của Chính phủ.

Số lượng các nhà tài trợ càng nhiều thì càng có nhiều thủ tục và các quy định khác nhau mà Ban quản lý các dự án phải tuân theo để tiếp nhận và thực hiện các dự án đầu tư được hỗ trợ bằng nguồn vốn ODA. Hiện nay có khoảng 23 quốc gia, 6 tổ chức quốc tế và liên chính phủ, 18 tổ chức quốc tế và khu vực cung cấp ODA cho Việt Nam, riêng Ban quản lý các dự án dạy nghề vốn ODA có 5 nhà tài trợ nhưng chắc chắn trong tương lai gần con số này sẽ không dừng lại ở đó. Trong khi đó, mỗi nhà tài trợ đều có một quy trình thủ tục cung cấp ODA khác nhau. Tất nhiên, điều này được tiếp nhận rộng rãi nhưng cũng đặt những gánh nặng lên Chính phủ về nguồn nhân lực, tài chính và thời gian. Chính vì thế, cần có sự kêu gọi các bên tài trợ có sự thống nhất và hài hòa các thủ tục càng nhiều càng tốt để giảm thiểu các gánh nặng không đáng có. Việc tiêu chuẩn hóa giữa các nhà tài trợ quốc tế về các Hiệp định tín dụng, các hướng dẫn và các văn kiện pháp lý liên quan khác cũng sẽ tạo ra những tác động tích cực đối với việc giảm thiểu khối lượng công việc cần thực hiện của Ban quản lý dự án cũng

như các cấp có thẩm quyền, rút ngắn được thời gian và chi phí thẩm định từ đó nâng cao chất lượng công tác thẩm định tài chính dự án

Ngoài ra, độ trễ thời gian giữa chu kỳ dự án của nhà tài trợ và của Chính phủ quy định trên thực tế là điều thường xuyên xảy ra, chẳng hạn như trong quá trình phê duyệt dự án đã dẫn đến sự chậm trễ trong quá trình thực hiện dự án, ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng thẩm định tài chính. Theo các nhà tài trợ như World Bank, Ngân hang phát triển Châu Á (ADB) thì nội dung Báo cáo tiền khả thi/ báo cáo khả thi là căn cứ để đàm phán Hiệp định vay vốn , đối cới các dự án đầu tư cần bổ sung thêm các nội dung như kế hoạch tái định cư, hồ sơ mời thầu và kế hoạch đấu thầu, thiết kế cơ sở, thậm chí tổng dự toán và kế hoạch giải ngân. Nếu làm được như vậy thì khi Hiệp định có hiệu lực có thể tiến hành mua sắm hay xây dựng được ngay, giảm thiểu thời gian chuẩn bị thủ tục ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện dự án.

Việc kết hợp hài hòa kế hoạch đầu tư được xét đến như một yếu tố có tầm quan trọng quyết định đến quy trình của một dự án ODA và có ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình thẩm định tài chính dự án. Hợp phần dự án trong đó các cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy trình nội bộ đôi khi khác với những gì đã được nhà tài trợ thẩm dịnh và tiếp đó là Hiệp định vay vốn lại được ký kết trên cơ sở kết quả thẩm định này. Điều này diễn ra khi phê duyệt dự án đầu tư bắt buộc phải dựa trên kết quả phê duyệt Báo cáo nghiên cứu khả thi, trong khi đó Ban quản lý dự án trước đó đã được phép lấy Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi để đàm phán, ký kết với nhà tài trợ và tại thời điểm phê duyệt thì báo cáo này đã có những bất cập. Trong một số trường hợp, kế hoạch đấu thầu đặt giá trần hợp đồng cho mỗi gói thầu và thường thấp hơn so với chi phí thực tế tại thời điểm đấu thầu. Thêm vào đó, các đặc trưng của dự án khác với kế hoạch đã được các cấp có thẩm quyền phê duyệt và kế hoạch đã được nhà tài trợ thẩm định (về quy mô, chi phí ước tính và kế hoạch thực hiện) đã tạo ra nhiều khó khăn trong quá trình thực hiện và điều này sẽ có ảnh hưởng đến kết quả thẩm định tài chính dự án đã được xác định trước đó.

Vì vậy, Chính phủ cần phải có những cải cách, đơn giản hóa các thủ tục phê duyệt trong nước nhằm đảm bảo rằng kế hoạch của dự án phù hợp phù hợp với thỏa thuận giữa chính phủ và nhà tài trợ trên cơ sở sự thông nhất cao giữa các kết quả thẩm định tài chính giữa các bên.

Hơn nữa, các dự án đầu tư tại Ban quản lý các dự án dạy nghề vốn ODA thường bao gồm trong tổng vốn đầu tư một lượng vốn đối ứng của Chính phủ. Do đó, trong cơ cấu phân bổ ngân sách cần xây dựng các hướng dẫn rõ ràng về định mức chi phí như lương tư vấn trong nước, mức thù lao cho công tác biên, phiên dịch khi Ban quản lý dự án chưa bố trí đủ nhân viên,… đối với công tác quản lý dự án phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế. Có như vậy, mới giải quyết được tình trạng chậm trễ trong quá trình chuẩn bị và phê duyệt ngân sách, đáp ứng được tiến độ theo yêu cầu của dự án đầu tư.

Nhà nước cần có cơ chế linh hoạt hơn trong việc bố trí kế hoạch, cũng như việc điều chỉnh kế hoạch hàng năm cho nguồn vốn đối ứng với các dự án ODA vì thời gian thực hiện các dự án đầu tư bằng vốn ODA phụ thuộc rất lớn vào thời gian của Hiệp định. Nếu việc xây dựng kế hoạch đòi hỏi phải có đủ điều kiện là Báo cáo khả thi và tổng dự toán được phê duyệt, việc điều chỉnh kế hoạch vốn đối ứng cho dự án chỉ được thực hiện một năm một lần thì sẽ gây rất nhiều khó khăn cho Ban quản lý các dự án. Các dự án đầu tư bằng nguồn vốn trong nước nếu kế hoạch chưa bố trí được thì có thể lùi lại năm sau, hoặc năm sau nữa nhưng các dự án ODA thì không có cơ hội như thế vì nhà tài trợ luôn ràng buộc việc giải ngân vốn ODA gắn với nguồn vốn đối ứng. Và đây là một nhân tố ảnh hưởng rất lớn, làm giảm rõ rệt chất lượng thẩm định tài chính dự án.

Một vấn đề nữa đặt ra là cần đưa nhu cầu ngân sách của các dự án mới đang trong giai đoạn chuẩn bị, thẩm định vào khoản ngân sách dự phòng. Bởi các nhu cầu ngân sách cho những dự án mới thường không nằm trong kế hoạch ngân sách, do kế hoạch ngân sách được phê duyệt vào tháng 7 hàng năm. Vấn đề này đặc biệt phổ biến đối với những dự án chưa được thiết lập hoặc chưa chuẩn bị kịp trước khi cơ cấu ngân sách được phê chuẩn.

Một phần của tài liệu nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án tại ban quản lý các dự án dạy nghề vốn oda (Trang 95 - 98)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(101 trang)
w