Các nhân tố khách quan

Một phần của tài liệu nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án tại ban quản lý các dự án dạy nghề vốn oda (Trang 54 - 58)

- Các phương án và giải pháp xây dựng bao gồm các bước sau:

1.3.2. Các nhân tố khách quan

+) Sự phát triển của nền kinh tế xã hội

Mức độ và trạng thái phát triển của nền kinh tế xã hội quy định năng lực phổ biến của mỗi chủ thể trong nền kinh tế, quy định độ tin cậy của các thông tin vì vậy mà tác động đến chất lượng thẩm định tài chính dự án. Trong điều kiện của Việt Nam hiện nay, khi mà cơ chế còn chứa đựng nhiều thiếu sót, các thị trường còn thiếu đồng bộ đã gây ra những hạn chế trong việc thu nhận những thông tin về thống kê, về các rủi ro và ảnh hưởng không tốt đến công tác thẩm định tài chính dự án.

Tình hình thực tiễn nền kinh tế với những biến động và những phát triển trong nghiên cứu đòi hỏi công tác thẩm định tài chính phải không ngừng được đổi mới và nâng cao. Cán bộ thẩm định phải có cơ sở lý luận, tầm hiểu biết về kinh tế một cách toàn diện, không ngừng tiếp thu những quan điểm mới trong nghiên cứu kinh tế nói chung, trong thẩm định tài chính dự án nói riêng. Sự phát triển kinh tế cùng với nó là sự phát triển khoa học kĩ thuật, công nghệ sẽ mang lại cho thẩm định tài chính dự án những ứng dụng có ý nghĩa.

+) Các chính sách, quy định của nhà nước

Dự án đầu tư được lập và thực hiện dựa trên các điều kiện pháp lý được cơ quan chức năng có thẩm quyền ban hành và được cụ thể hóa thông qua các Nghị định của chính phủ, Quyết định và Thông tư hướng dẫn của các Bộ, ban, ngành, Ủy ban nhân dân các cấp… Hành lang pháp lý, cơ chế chính sách của Nhà nước là những nhân tố thuộc về môi trường kinh tế, pháp luật, xã hội… Đây là những nhân tố bên ngoài ảnh hưởng đến chất lượng thẩm định tài chính dự án và Ban quản lý dự án chỉ có thể khắc phục được một phần. Hành lang pháp lý, cơ chế chính sách của Nhà nước đóng vai trò là khuôn khổ định hướng hoạt động của các chủ thể trong nền kinh tế. Những khiếm khuyết, hay sự chồng chéo, mâu thuẫn của các văn bản pháp lý, các chính sách của Nhà nước đối với các văn bản, chính sách của nước tài trợ nguồn vốn ODA gây khó khăn rất lớn trong hoạt động thẩm định tài chính dự án.

Công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư bằng nguồn vốn ODA chỉ có chất lượng và hiệu quả khi các chính sách và quy định của Nhà nước phải được ban hành một cách đồng bộ, kịp thời và không chồng chéo. Khi thẩm định tài chính dự án cán bộ thẩm định phải nắm vững các quy định hiện hành để dựa trên cơ sở lý thuyết nền tảng cùng tình hình thực tiễn áp dụng vào thẩm định cho từng dự án.Việc thẩm định tài chính dự án cần phải tuân thủ các quy định của Nhà nước. Khi đưa ra số liệu về vốn đẩu tư, các báo cáo tài chính…cán bộ thẩm định phải dựa vào dự án cụ thể cùng các căn cứ quy định về vốn đầu tư. Ngoài ra các quy định còn có tính chất định hướng, hỗ trợ cho hoạt động đầu tư của dự án, cán bộ thẩm định cần nắm vững để không chỉ thẩm định dự án mà còn điều chỉnh dự án sao cho quyết định đầu tư đạt hiệu quả nhất. Quy định của Nhà nước còn là căn cứ để đánh giá tính hợp lệ của dự án đầu tư, đánh giá kết quả thẩm định có được các cấp nhà nước chấp nhận hay không.

Lạm phát là yếu tố bất định có ảnh hưởng đến việc thẩm định tài chính các dự án đầu tư bằng nguồn vốn ODA. Lạm phát gây nên sự thay đổi về giá cả theo thời gian do vậy nó làm biến đổi dòng tiền kỳ vọng và tỷ lệ chiết khấu khi đánh giá tài chính dự án đầu tư. Mức lạm phát không thể dự đoán một cách chính xác vì nó phụ thuộc chủ yếu vào quy luật cung cầu, tâm lý người tiêu dùng, sức mạnh nền kinh tế,… Do vậy, khi đánh giá tính hiệu quả của một dự án nào đó cần phải xác định chính xác, hợp lý đến yếu tố lạm phát. Việc tính đến yếu tố này sẽ giúp cho quá trình thực hiện dự án được dễ dàng hơn, chất lượng thẩm định tài chính dự án cao hơn. Thât vậy, bởi lạm phát còn ảnh hưởng đến lãi suất danh nghĩa, làm giảm giá trị tương lai của các khoản tiền vay và các khoản thanh toán lãi suất cố định, làm ảnh hưởng đến chi phí xuất quỹ trong những năm đầu của dự án làm nó tăng cao lên, đặt ra vấn đề về khả năng thanh toán đối với chủ đầu tư.

+) Các rủi ro bất khả kháng

Các dự án đầu tư bằng nguồn vốn ODA thường là các dự án diễn ra trong thời gian dài, do đó các dự án này thường phải đối mặt với những rủi ro bất khả kháng như thiên tai, chiến tranh, những biến động của môi trường kinh tế vĩ mô… Đây là những nhân tố có thể ảnh hưởng tới chất lượng thẩm định tài chính dự án. Thực tế đã cho thấy, có nhiều dự án bị đổ bể, thất bại khi không tính đến những rủi ro bất khả kháng và hậu quả khi xảy ra những rủi ro này đối với môi trường xung quanh và đời sống sinh hoạt của nhân dân. Một dự án có chất lượng thẩm định tài chính tốt là một dự án phải lường hết được các yếu tố rủi ro phát sinh và đưa ra các phương án, biện pháp phòng ngừa.

+) Các biến động về chính trị

Đối với các dự án được đầu tư bằng nguồn vốn ODA, thì các biện động về chính trị có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng thẩm định tài chính dự án. Một ví dụ điển hình, khi các nước cấp viện trợ quyết định thu hẹp lượng cung cấp viện trợ sẽ khiến cho các dự án chuyển từ khả thi sang không khả thi ngay cả khi trước đó dự án được thẩm định tài chính là hoàn toàn khả thi.

Trên đây là một số các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư. Những nhân tố này sẽ càng ngày càng nhiều và càng có nhiều biến đổi. Vì vậy, Ban quản lý dự án phải nắm bắt tình hình một cách linh hoạt, đồng thời phải thường xuyên đánh giá và giám sát quá trình thực hiện dự án để kịp thời

phát hiện những vướng mắc khó khăn phát sinh, từ đó, có những biện pháo giảu quyết thích hợp, thậm chí một số dự án phải điều chỉnh lại mục tiêu, hay cách thức thực hiện dự án.

Một phần của tài liệu nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án tại ban quản lý các dự án dạy nghề vốn oda (Trang 54 - 58)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(101 trang)
w