- Các phương án và giải pháp xây dựng bao gồm các bước sau:
DẠY NGHỀ VỐN ODA
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Ban quản lý các dự án dạy nghề vốn ODA
2.1 Khái quát chung về Ban quản lý các dự án dạy nghề vốn ODA
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Ban quản lý các dự án dạy nghềvốn ODA vốn ODA
Ban quản lý các dự án dạy nghề vốn ODA ( tên tiếng Anh – ODA funded Vocational Training Management Unit) được thành lập theo Quyết định số 858/QĐ- LĐTBXH của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ngày 26/6/2008.
Theo đó, căn cứ vào:
- Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25/12/2001;
- Nghị định số 131/2006/NĐ-CP ngày 9/11/2006 của Chính phủ về việc ban hành Quy chế quản lý và sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức;
- Nghị định số 178/2007/NĐ-CP ngày 3/12/2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ;
- Nghị định số 186/2007/NĐ-CP ngày 25/12/2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội;
- Thông tư số 03/2007/TT-BKH ngày 12/3/2007 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn về chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của Ban quản lý chương trình, dự án ODA
- Theo đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục dạy nghề
Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ký quyết định thành lập Ban quản lý các dự án dạy nghề vốn ODA (ODA funded Vocational Training Management Unit) thuộc Tổng cục Dạy nghề.
Ban quản lý các dự án dạy nghề vốn ODA là một cơ quan ngang Vụ trực thuộc Tổng cục dạy nghề nhưng được phép sử dụng con dấu riêng và có trụ sở tại 37B Nguyễn Bỉnh Khiêm, quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội.
các dự án có nguồn vốn ODA từ các chương trình, tổ chức: JFPR của Nhật Bản, Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB). Vì vậy, Ban quản lý dự án lúc đó chưa có Giám đốc, việc điều hành chịu trách nhiệm chung vẫn do Tổng cục trưởng Tổng cục dạy nghề chỉ đạo và chỉ có một Phó giám đốc phụ trách các dự án của hai tổ chức này. Thời điểm đó, cũng chỉ có ba phòng chịu sự quản lý trực tiếp của Phó giám đốc khi quản lý, thực hiện các dự án, là: Phòng Kế hoạch – Đấu thầu; Phòng Hành chính – Phiên dịch và Phòng Tài chính – Giải ngân. Phòng Kế hoạch – Đấu thầu lúc đó phải thực hiện cả công việc chuyên môn của Phòng Kỹ thuật – Nghiệp vụ nghĩa là họ phải quản lý và giải quyết luôn các công việc nảy sinh trong quá trình thực hiện hợp đồng.
Đến tháng 4/2009, khi các nguồn vốn ODA của dự án tăng lên đang kể về số lượng các tổ chức, các nước tài trợ cũng như số tiền tài trợ, thì một bộ máy lãnh đạo cũng như phòng ban chuyên môn hoàn chỉnh mới được thiết lập. Theo đó, Ban quản lý dự án lúc này có một Giám đốc, ba Phó giám đốc, và bốn phòng thực hiện công việc chuyên môn.
Ngày 10/6/2009, Tổng cục trưởng Tổng cục dạy nghề ký quyết định đề bạt ông Vũ Năng Khánh – Vụ trưởng Vụ Kiểm định chất lượng dạy nghề làm Giám đốc ban quản lý các dự án, đề bạt thêm ông Nguyễn Chiến Thắng – Vụ phó Vụ đào tạo nghề và bà Nguyễn Thị Hải – Vụ phó Vụ pháp chế làm Phó giám đốc. Đồng thời ký quyết định thành lập Phòng Kỹ thuật – nghiệp vụ thực hiện các công việc nẩy sinh trong quá trình thực hiện hợp đồng mà trước đó Phòng Kế hoạch – Đấu thầu phải kiêm nhiệm.
Trong đó, một Phó giám đốc chịu trách nhiệm quản lý các dự án JFPR của Nhật Bản, dự án của Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB) với số lượng tài trợ ban đầu là 1,2 triệu đô la Mỹ (USD) và cho đến nay đã lên đến 16 triệu USD. Một Phó giám đốc chịu trách nhiệm quản lý các dự án của Ngân hàng tái thiết Đức (KfW) với số lượng vốn tài trợ ban đầu là 3,6 triệu Euro và cho đến thời điểm năm 2012 là 40 triệu Euro. Một Phó giám đốc chịu trách nhiệm quản lý các dự án của Chính phủ Hàn Quốc và Cơ quan phát triển Pháp (AFD) với số lượng vốn tài trợ ban đầu là 8 triệu USD và đến nay lên đến 25 triệu USD đối với các dự án của Chính phủ Hàn Quốc và 1,2 triệu Phờ-răng đối với các dự án của Cơ quan phát triển Pháp.
Như vậy, từ năm 2008 từ một ban quản lý dự án với số lượng lãnh đạo và nhân viện hạn chế với số vốn quản lý ở mức 1,2 triệu USD. Đến nay, Ban quản lý