Chính sách quản lý ngoại hối và điều hành tỷ giá

Một phần của tài liệu tác động của chính sách tiền tệ đối với hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 66 - 68)

MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM PHÁT HUY HIỆU QUẢ CỦA CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG KINH

3.2.2.Chính sách quản lý ngoại hối và điều hành tỷ giá

Thứ nhất, chính sách quản lý ngoại hối: Chính sách quản lý ngoại hối phải hướng tới mục tiêu chủ yếu là bảo vệ đồng tiền Việt Nam, tạo tiền đề cho tương lai có một đồng tiền Việt Nam chuyển đổi. Chính sách quản lý ngoại hối cần được kết hợp chặt chẽ với chính sách ngoại thương để có kết quả bội thu trong cán cân thương mại, ổn định tỉ giá hối đoái, tăng dự trữ ngoại tệ. Cán cân thanh toán quốc tế phải được sử dụng như một công cụ điều tiết vĩ mô. Ngân hàng nhà nước phải phân tích điều chỉnh cán cân thanh toán quốc tế để đảm bảo cân bằng hợp lý trong giao dịch đối ngoại. Cần linh hoạt trong quản lý ngoại hối cho phù hợp với quá trình chuyển đổi nền kinh tế nhằm đảm bảo ổn định tỷ giá, ổn định tiền tệ tạo cơ để điều hành chính sách tiền tệ một cách thuận lợi.

Thứ hai, chính sách điều hành tỷ giá: Chính sách tỷ giá là một bộ phận của chính sách tiền tệ và có nhiệm vụ đảm bảo ổn định tiền tệ kiềm chế lạm phát góp phần tăng trưởng kinh tế mức độ cao, bền vững chính vì vậy cần hướng tới chính sách tỷ giá cân bằng cung cầu vì để đạt được mục tiêu thị trường ngoại hối hoạt động hiệu quả với doanh số giao dich cực đại có độ thanh khoản cao và chi phí giao dịch thấp thì tỷ giá phải được hình thành một cách khách quan theo quy luật cung cầu. Với vai trò là ngân hàng trung ương, hiện nay ngân hàng nhà nước quản lý thị trường ngoại tệ chủ yếu thông qua quan hệ mua bán, công bố tỷ giá bình quân giao dịch liên ngân hàng, quy định trần tỷ giá giao dịch ngay, tỷ giá phần trăm gia tăng của tỷ giá kì hạn và các

biện pháp quản lý ngoại hối. Song song với nó cần hoàn thiện và phát triển thị trường ngoại tệ liên ngân hàng bằng cách thực hiện vai trò của ngân hàng nhà nước là người mua bán cuối cùng trên thị trường ngoại hối, hiện tại do tỷ giá chưa thực sự làm chức năng điều tiết quan hệ cung cầu thì vai trò hướng dẫn điều tiết của ngân hàng nhà nước cần được thể hiện thông qua việc mua bán ngoại tệ cuối cùng trên thị trường ngoại hối. Ngoài ra ngân hàng nhà nước cần tham gia và thực hiện các nghĩa vụ kinh doanh ngoại tệ kì hạn, hoán đổi đúng như quy định nhằm tạo điều kiện cho các ngân hàng thương mại tham gia một cách tích cực hơn vào thị trường ngoại hối. Tiến hành thiết lập thị trường ngoại lệ liên ngân hàng theo quy mô, hình thực tổ chức kép bao gồm thị trường ngoại tệ liên ngân hàng trực tiếp giữa các ngân hàng và thị trường gián tiếp qua môi giới. Mở rộng số lượng thành viên, mặt khác cần tạo ra môi trường và điều kiện để các thành viên tham gia thị trường một cách tích cực hơn Nghiên cứu hình thành hiệp hội các nhà kinh doanh ngoại hối Việt Nam. Hoàn thiện cơ chế giao dịch, hiện đại hóa khâu thanh toán trang thiết bị công nghệ, thông tin tiên tiến nâng cao trình độ và kĩ năng kinh doanh cho các cán bộ trong hệ thống ngân hàng. Đồng thời hoàn thiện và mở rộng các nghiệp vụ kinh doanh tiền tệ. Về nghiệp vụ kì hạn và hoán đổi, trước mắt nên cho phép các ngân hàng thực hiện các hợp đồng với các kì hạn linh hoạt mà không bị khống chế thời hạn. Bên cạnh đó, từng bước nới rộng tỷ lệ gia tăng cho phép để các ngân hàng có thể yết giá cạnh tranh cho thị trường có độ thanh khoản cao hơn và sôi động hơn. Mở rộng nghiệp vụ quyền chọn tiền tệ để phù hợp với trình độ thị trường và nhu cầu thực tiễn, trước mắt ngân hàng nhà nước cho phép và hướng dẫn các ngân hàng thương mại tiến hành thực hiện nghiệp vụ quyền chọn tiền tệ đồng thời chú trọng về nghiệp vụ tương lai mặc dù với thực tế với thị trường non trẻ của Việt Nam hiện nay thì chưa lên mở rộng nghiệp vụ thị trường này do nghiệp vụ này nổi tiếng là một cuộc chơi dành cho những người chấp nhận rủi ro cao.

Một phần của tài liệu tác động của chính sách tiền tệ đối với hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 66 - 68)