Nội dung chính sách tiền tệ của ngân hàng nhà nước giai đoạn từ 2007 đến

Một phần của tài liệu tác động của chính sách tiền tệ đối với hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 33 - 42)

từ 2007 đến 2010

Trong bối cảnh nền kinh tế thế giới cũng như trong nước đối mặt với rất nhiều khó khăn và thách thức. Ngành ngân hàng cũng phải đối mặt với rất nhiều lựa chọn trong việc điều hành và thực thi chính sách tiền tệ nhằm đảm bảo được các mục tiêu kinh tế vĩ mô đã đề ra. Trong bối cảnh năm 2007 là năm đầu tiên Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới – WTO - cũng là năm ngành ngân hàng có rất nhiều cơ hội mới trong việc định hướng phát triển tuy nhiên một thách thức lớn nhất trong thực thi chính sách tiền tệ của ngân hàng nhà nước trong giai đoạn từ năm 2007 đến năm 2010 đó là nhập siêu ở mức cao làm tăng thâm hụt cán cân vãng lai, dòng vốn đầu tư nước ngoài tăng mạnh, lạm phát có xu hướng tăng cao đồng thời thị trường tài chính thế giới cũng có nhiều biến động…. trong hoàn cảnh đó ngân hàng nhà nước đã thực hiện chính sách tiền tệ theo nhiều giai đoạn khác nhau, theo đó giai đoạn từ 2007 đến tháng 08/2008, ngân hàng nhà nước đã định hướng điều hành chính sách tiền tệ từ linh hoạt, đảm bảo ổn định tiền tệ, kiềm chế lạm phát và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế đến thắt chặt tùy theo diễn biến kinh tế trong nước và quốc tế nhằm đảm bảo thúc đẩy phát triển sản xuất kinh doanh đồng thời chủ động ngăn ngừa nguy cơ suy giảm kinh tế và đảm bảo an toàn cho toàn hệ thông ngân hàng. Từ tháng 09/2008 đến những tháng đầu năm 2009 ngân hàng nhà nước đã thực hiện chính sách tiền tệ linh hoạt đến linh hoạt có xu hướng nới lỏng, nhằm tạo điều kiện cho các ngân hàng thương mại trong nước hoạt động có hiệu quả hơn sau những tác động bất lợi của biến động tài chính kinh tế thế giới. Năm 2010 là năm toàn ngành ngân hàng thực hiện đồng bộ chính sách tiền tệ linh hoạt và thận trọng của ngân hàng nhà

nước nhằm đảm bảo mục tiêu cân bằng giữa lạm phát và tăng trưởng đồng thời triển khai đồng bộ các giải pháp điều hành tiền tệ nhằm kiểm soát mức tăng tổng phương tiện thanh toán và tăng trưởng tín dụng, đáp ứng nhu cầu vốn phục vụ mục tiêu tăng trưởng kinh tế. Trọng điểm một số nội dung cơ bản trong điều hành chính sách tiền tệ của ngân hàng nhà nước giai đoạn này có thể thống kê qua một số nội dung cơ bản sau:

Thứ nhất, ngân hàng nhà nước đã điều tiết mức cung tiền thông qua nghiệp vụ thị trưởng mở: Nghiệp vụ thị trưởng mở là một trong những công cụ chủ yếu để điều tiết vốn của các ngân hàng thương mại chính vì vậy trong năm 2007 ngân hàng nhà nước đã thông qua nghiệp vụ thị trường mở cố định phiên mua nhằm khắc phục hạn chế của thị trường tiền tệ, thay đổi phương thức đấu thầu nhằm bám sát mục tiêu điều hành chính sách tiền tệ và diễn biến vốn bằng đồng tiền Việt Nam của các ngân hàng thương mại đồng thời tăng số phiên giao dịch hàng ngày nhằm kiềm chế tốc độ tăng giá thị trường và thực hiện mục tiêu hút tiền về từ nền kinh tế thông qua nghiệp vụ thị trường mở và sẵn sàng hỗ trợ vốn cho các ngân hàng thương mại thực sự thiếu hụt vốn để đảm bảo khả năng thanh toán đồng thời thông qua nghiệp vụ này số lượng các ngân hàng thương mại tham gia nghiệp vụ thị trường mở đã tăng lên 20%. Sang đến năm 2008, nghiệp vụ thị trưởng mở được điều hành kinh hoạt đồng thời ngân hàng nhà nước cũng đã phối hợp chặt chẽ cùng với các công cụ chính sách khác để điều tiết vốn khả dụng cho các tổ chức tín dụng ở mức hợp lý, góp phần ổn định thị trường tiền tệ. Trong 7 tháng đầu năm 2008, cùng với việc thực hiện các giải pháp điều hành chính sách tiền tệ như tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc, phát hành tín phiếu ngân hàng nhà nước, tăng lãi suất cơ bản nhằm góp phần kiềm chế lạm phát, ngân hàng nhà nước đã thực hiện chào bán tín phiếu ngân hàng nhà nước có kỳ hạn áp dụng các mức lãi suất khác nhau. Đồng thời, để hỗ trợ vốn ngắn hạn cho các ngân hàng thương mại và khắc phục tình trạng thị trường tiền tệ chưa thông suốt, ngân

hàng nhà nước đã thực hiện các phiên chào mua giấy tờ có giá hàng ngày dựa trên nhu cầu vốn thanh toán và diễn biến của thị trường tiền tệ từ đó góp phẩn ổn định được thị trường tiền tệ, thông qua thị trường mở là kênh hỗ trợ vốn chủ yếu cho các ngân hàng thương mại đã góp phần ổn định tiền tệ trong nước. Nhất là từ tháng 8/2007, trước những thông tin khả quan về việc kiềm chế tình trạng lạm phát của nền kinh tế trong nước ngân hàng nhà nước đã từng bước nới lỏng chính sách tiền tệ để thúc đẩy phát triển sản xuất kinh doanh và chủ động hạn chế tác động của khủng hoảng tài chính và ngăn chặn nguy cơ suy giảm kinh tế thông qua việc tiếp tục mở các phiên chào mua giấy tờ có giá có kỳ hạn 7 đến 14 ngày với lãi suất hợp lý, phù hợp với việc điều chỉnh lãi suất cơ bản do ngân hàng nhà nước công bố, những yếu tố này đã tạo điều kiện rất thuận lợi cho ngân hàng nhà nước thông qua nghiệp vụ này để tác động vào nền kinh tế và hoạt động của các ngân hàng thương mại trong năm 2009. Nửa đầu năm 2009, ngân hàng nhà nước đã thực hiện cung ứng vốn ngắn hạn cho nền kinh tế thông qua việc thực hiện các phiên chào mua kỳ hạn 14 ngày và giảm lãi suất từ 9%/ năm còn 7%/ năm để tạo điều kiện cho các ngân hàng thương mại đáp ứng được nhu cầu vốn cho các chương trình kích thích tăng trưởng kinh tế đồng thời để chủ động kiểm soát lạm phát và điều tiết linh hoạt vốn khả dụng của các ngân hàng thương mại đáp ứng cho nền kinh tế , đảm bảo an toàn thanh toán cho các ngân hàng thương mại và điều tiết lãi suất giao dịch trên thị trường liên ngân hàng có xu hướng xoay quanh lãi suất chào mua qua nghiệp vụ thị trường mở. Năm 2010, ngân hàng nhà nước đã tăng cường hỗ trợ vốn cho các tổ chức tín dụng thông qua nghiệp vụ thị trường mở với 2 phiên giao dịch/ngày vào quý I đồng thời tăng lượng tiền cung ứng thông qua nghiệp vụ thị trường mở, cho vay tái cấp vốn và hoán đổi ngoại tệ vào quý III. Tăng cường hỗ trợ vốn cho các tổ chức tín dụng thông qua nghiệp vụ thị trường mở với 2 phiên giao dịch/ngày, thực hiện tái cấp vốn và nghiệp vụ Swap với khối lượng lớn và kỳ hạn hợp lý chính vì vâỵ thông qua

việc điều tiết chính sách tiền tệ thông qua nghiệp vụ thị trường mở, có thể nhận thấy ngân hàng nhà nước đã sử dụng có hiệu quả công cụ điều hành của mình nhằm tác động đến nền kinh tế, góp phần kiểm soát tỷ lệ lạm phát và nâng cao chất lượng hoạt động dịch vụ của các ngân hàng thương mại cũng như đảm bảo được các mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô của nhà nước trong giai đoạn khó khăn của nền kinh tế vừa qua.

Thứ hai, chính sách tiền tệ của ngân hàng nhà nước trong khoảng thời gian từ 2007 đến 2010 còn được thể hiện thông qua việc ngân hàng nhà nước sử dụng công cụ dự trữ bắt buộc đối với các ngân hàng thương mại trong giai đoạn này: Trong bối cảnh giữa năm 2007, lạm phát có xu hướng tăng mạnh, ngân hàng nhà nước đã điều chỉnh tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc gấp 1.5 đến 2 lần (áp dụng từ tháng 06/2007) để hút bớt lượng tiền về từ trong lưu thông và kiểm soát tổng khối lượng phương tiện thanh toán trong nền kinh tế. Tỷ lệ dư trữ bắt buộc đối với tiền gửi VNĐ có kỳ hạn dưới 12 tháng tăng từ 5% lên đến 10%, đối với ngoại tệ có kỳ hạn dưới 12 tháng tăng từ 8% lên 10%, Tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với tiền gửi VNĐ và ngoại tệ có kỳ hạn từ 12 tháng đến dưới 24 tháng tăng từ 2% lên 4%.. Việc điều chỉnh tỷ lệ dự trữ bắt buộc như vậy của ngân hàng nhà nước không những không gây ra sự biến động lớn về mặt bằng lãi suất do chênh lệch lãi suất của các ngân hàng thương mại tương đối cao và các ngân hàng thương mại giảm chi phí để cạnh tranh huy động vốn mà còn các tác dụng rất lớn trong việc thực hiện mục tiêu hút bớt lượng tiền trong lưu thông từ đó kiểm soát tỷ lệ lạm phát trong nền kinh tế. Tương tự như vây, năm 2008 nền kinh tế có rất nhiều những biến động khó lường và phức tạp, ngân hàng nhà nước chủ trương thực hiện mục tiêu kiềm chế lạm phát được đặt lên hàng đầu lúc này công cụ dự trữ bắt buộc được coi là biện pháp hoàn hảo và mang lại lợi ích lớn nhất đối với nền kinh tế, chính bởi vậy trong năm 2008 ngân hàng nhà nước liên tục có những điều chỉnh phù hợp đối với tỷ lệ dự trữ bắt buộc cũng như lãi suất áp dụng cho tiền gửi dự trữ bắt

buộc thông qua đó tác động đến lượng tiền lưu thông trong nền kinh tế nhằm ổn định kinh tế vĩ mô và thực hiện mục tiêu kiểm soát lạm phát của chính phủ.

Bước sang đầu năm 2009, nhằm thực hiện mục tiêu kích cầu của chính phủ và chống suy giảm kinh tế đồng thời tăng cường cung ứng vốn cho nền kinh tế , ngân hàng nhà nước đã tiến hành điều chỉnh giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc bằng VNĐ đối với kỳ hạn dưới 12 tháng từ 6% xuống 5% rồi tiếp tục xuống đến 3% đồng thời giảm từ 2% xuống 1% đối với kỳ hạn trên 12 tháng. Riêng đối với tỷ lệ dự trữ bắt buộc bằng ngoại tệ đã được giữ nguyên bằng tỷ lệ của năm 2008 đồng thời tiến hành điều chỉnh giảm lãi suất tiền gửi áp dụng cho các tỷ lệ dự trữ bắt buộc này. Việc giảm lãi suất tiền gửi dự trữ bắt buộc nói trên nhằm để phù hợp với các mức lãi suất điều hành khác của ngân hàng nhà nước và khuyến khích các ngân hàng thương mại sử dụng có hiệu quả nguồn vốn huy động từ nền kinh tế. Ngày 18/1/2010, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có Quyết định số 74/QĐ-NHNN điều chỉnh dự trữ bắt buộc bằng ngoại tệ đối với các ngân hàng thương mại nhằm tạo điều kiện thêm vốn cho các tỷ ngân hàng này, theo đó lệ dự trữ bắt buộc đối với tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 12 tháng bằng ngoại tệ áp dụng cho các ngân hàng thương mại nhà nước (không bao gồm Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Agribank), ngân hàng thương mại cổ phần, ngân hàng 100% vốn nước ngoài, ngân hàng liên doanh, chi nhánh ngân hàng nước ngoài là 4% trên tổng số dư tiền gửi phải dự trữ bắt buộc; giảm mạnh so với mức 7% áp dụng từ 1/1/2009.Tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với tiền gửi từ 12 tháng trở lên bằng ngoại tệ áp dụng cho các ngân hàng thương mại nhà nước (không bao gồm Agribank), ngân hàng thương mại cổ phần, ngân hàng 100% vốn nước ngoài, ngân hàng liên doanh, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, công ty tài chính,

công ty cho thuê tài chính là 2% trên tổng số dư tiền gửi phải dự trữ bắt buộc (trước đó là 3%).

Thứ ba, điều hành chính sách tiền tệ thông qua nghiệp vụ tái cấp vốn và tái chiết khấu : Năm 2007 nguồn vốn của các ngân hàng thương mại xét trong toàn hệ thống tiếp tục dư thừa nhưng do hoạt động liên ngân hàng chưa đảm bảo thông suốt nên một số ngân hàng thương mại đã xảy ra hiện tượng thiếu hụt tạm thời vốn khả dụng chính vì vậy ngân hàng nhà nước đã thông qua kênh tái cấp vốn để đảm bảo khả năng thanh toán cho các ngân hàng này. Bước sang năm 2008, trong những tháng đầu năm, các ngân hàng thương mại có khó khăn tạm thời về vốn khả dụng chính vì vậy ngân hàng nhà nước đã thông qua nghiệp vụ tái cấp vốn hỗ trợ cho các ngân hàng này đặc biệt là các ngân hàng có quy mô nhỏ do vậy cùng với các công cụ điều hành khác đã giúp ổn định thị trường tiền tệ. Đến cuối năm 2008, trong khoảng thời gian của quý bốn khi tình hình thị trường tiền tệ đã đi vào ổn định và nguồn vốn cũng như khả năng thanh toán của các ngân hàng thương mại đã được cải thiện nên nhu cầu về vốn của các ngân hàng này đã giảm do vậy ngân hàng nhà nước cũng không cần sử dụng đến công cụ tái cấp vốn trong điều hành thị trường tiền tệ nữa. Tuy nhiên, việc sử dụng công cụ này trong năm 2009 được coi như hình thức cấp tín dụng có bảo đảm của ngân hàng nhà nước nhằm cung ứng vốn ngắn hạn và phương tiện thanh toán cho các ngân hàng thương mại. Theo đó, ngân hàng nhà nước đã thực hiện tái cấp vốn với kỳ hạn 1 tháng và 3 tháng chủ yếu nhằm đáp ứng nhu cầu về phương tiện thanh toán cho nền kinh tế mặc dù hoạt động này được thực hiện chủ yếu vào thời điểm cuối năm 2009.

Thứ tư, việc điều hành chính sách tiền tệ của ngân hàng nhà nước thông qua công cụ lãi suất: Để tránh những tác động không thuận lợi đối với tăng trưởng kinh tế, trong năm 2007 ngân hàng nhà nước đã giữ nguyên mức lãi suất cơ bản ở con số 8.25%/ năm, lãi suất tái cấp vốn là 6.5%/năm, lãi suất chiết khấu là 4.5%/ năm và lãi suất qua đếm, lãi suất tiền gửi tại ngân hàng nhà nước nhằm ổn định thị trường. Đồng thời cũng tiến hành bỏ lãi suất trần đối với tiền gửi là đồng USD của các pháp nhân tại các ngân hàng thương mại từ 01/01/2007 và cho phép các ngân hàng thương mại được phép ấn định lãi suất tiền gửi bằng USD theo thỏa thuận, việc áp dụng cơ chế như vậy đã giúp cho mặt bằng lãi suất trên thị trường tín dụng năm 2007 tương đối ổn định với lãi suất trên thị trường liên ngân hàng dao động trong khoảng 15%/năm và lãi suất huy động của các ngân hàng thương mại khoảng 10%/năm. Năm 2008, sau hơn hai năm giữ ổn định ở mức 8,25%/năm, lãi suất cơ bản đã được ngân hàng nhà nước điều chỉnh tăng lên mức 8,75% từ 01/02/2008 và nhảy vọt lên mức 12% từ 19/05/08. Chưa đầy 1 tháng sau đó, từ ngày 11/06/09, lãi suất cơ bản đã được đẩy lên mức đỉnh – 14%. Cùng với lãi suất cơ bản, lãi suất tái chiết khấu, lãi suất tái cấp vốn cũng liên tiếp được điều chỉnh tăng với đỉnh tương ứng là 13% và 15% áp dụng trong khoảng thời gian từ 11/06/08- 20/10/08. Tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với các ngân hàng thương mại cũng được điều chỉnh tăng trong khi lãi suất dự trữ bắt buộc bị điều chỉnh giảm. Ngân hàng nhà nước còn phát hành trên 20.000 tỷ đồng tín phiếu bắt buộc đối với các ngân hàng thương mại. Sau khi đã thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt và thành công vai trò kiềm chế lạm phát đến cuối tháng 5 năm 2008, ngân hàng nhà nước đã từng bước nới lỏng chính sách tiền tệ và lãi suất vẫn là một công cụ hết sức quan trọng. lãi suất cơ bản đã hạ dần từ đỉnh 14% xuống 13% (từ 21/10/08), 12% (từ 05/11/08) và liên tiếp được điều chỉnh tới 3 lần trong vòng 1 tháng cuối năm 2008 (11% từ 21/11/08, 10% từ 05/12/08, 8,5% từ

22/12/08) trước khi giữ ổn định ở mức 7% (từ 01/02/09) như hiện nay. Cùng với lãi suất cơ bản, lãi suất tái chiết khấu, lãi suất tái cấp vốn cũng được điều chỉnh giảm; các ngân hàng thương mại được bán tín phiếu bắt buộc trước hạn; Tỷ lệ dự trữ bắt buộc được nới lỏng dần đi kèm với việc điều chỉnh lãi suất dự

Một phần của tài liệu tác động của chính sách tiền tệ đối với hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 33 - 42)