Các kênh truyền dẫn sự tác động của chính sách tiền tệ

Một phần của tài liệu tác động của chính sách tiền tệ đối với hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 30 - 33)

Các kênh truyền dẫn tác động của chính sách tiền tệ tới nền kinh tế được thể hiện thông qua cách tiếp cận với các nhân tố ảnh hưởng đến cầu tiền tệ, đưa ra một số kênh quan trọng mà qua đó chính sách có thể ảnh hưởng đến sản lượng, giá cả. Có bốn kênh quan trọng truyền tải tác động của chính sách tiền tệ đến nền kinh tế, đó là các kênh lãi suất, tín dụng, giá tài sản và kênh tỷ giá.

Sơ đồ 2.1: Cơ chế truyền tải chính sách tiền tệ tác động qua các kênh

- Kênh lãi suất tác động thông qua cầu trong nước và sản lượng: (1) Sự thay đổi lãi suất của ngân hàng trung ương tác động đến cầu thực và sản lượng thực của nền kinh tế, bởi vì xét về mặt ngắn hạn, với kỳ vọng về lạm phát không thay đổi thì sự thay đổi lãi suất danh nghĩa dẫn đến sự thay đổi lãi suất thực. Sự thay đổi lãi suất thực sẽ có tác động nhạy cảm đến sản lượng và giá cả và sự thay đổi về lượng cung tiền cho nền kinh tế.

- Kênh tỷ giá hối đoái (2): Lãi suất tăng dẫn đến giá nội tệ tăng có thể làm cho giá cả hàng hóa sản xuất trong nước so với hàng hóa của nước ngoài, đưa tới giảm nhu cầu của đối với hàng hóa trong nước, tăng nhu cầu hàng nhập khẩu và làm suy yếu cán cân thanh toán thương mại, giảm tổng cầu và sản lượng. tỷ giá không chỉ tác động đến tổng cầu mà còn có thể tác động đến

Cung ứng tiền tệ

Tiền gửi

ngân hàng Lãi suất

Tín dụng ngân hàng Giá cổ phiếu Tỷ giá Thương mại Giá trị doanh nghiệp Tài sản, thu nhập Tài sản ròng Tiêu dùng, đầu tư, giá cả, sản lượng (4) (1) (1) (2) (2) (2) (3) (3) (3) (3) (4)

tổng cung. Như vậy, ngược lại với tổng cầu, tổng cung có thể tăng lên khi đổng nội tệ lên giá. ở những nước có chế độ tỷ giá cố định hoặc bị kiểm soát chặt, chính sách tiền tệ có thể tác động đến tỷ giá thực thông qua giá cả trong nước và do vậy vẫn có thể tác động tới xuất khẩu ròng mặc dù với mức độ thấp hơn và chậm hơn.

- Tác động của thông qua kênh giá tài sản (3), (gồm giá cổ phiếu, trái phiếu, bất động sản): giá trị hiện tại của tài sản có quan hệ nghịch đảo với lãi suất thực. khi lãi suất tăng thì thông thường giá tài sản giảm, như vậy là thu nhập trong tương lại của những người nắm giữ tài sản giảm, điều đó không khuyến khích chi tiêu thu nhập hiện tại và do vậy dẫn đến giảm sự gia tăng GDP do xu hướng tiết kiệm tăng. Sự giảm giá của tài sản cũng tác động tới thực trạng tài chính của doanh nghiệp và hộ gia đình. Sự giảm giá tài sản có thể ảnh hưởng mạnh đến việc chi tiêu khi mức giá đó làm thay đổi tỷ lệ nợ tính trên tổng tài sản của doanh nghiệp hoặc của hộ gia đình.

Tác động thông qua tín dụng: Cơ chế truyền dẫn sự tác động của chính sách tiền tệ thông qua kênh tín dụng được thể hiện qua hai kênh là cho vay và bảng cân đối kế toán. Chính sách tiền tệ thắt chặt làm giảm lượng tiền gửi ngân hàng, để cân đối giữu cung và cầu tín dụng, các ngân hàng không chỉ tăng lãi suất mà còn áp dụng hạn mức tín dụng thông qua việc tăng các chỉ tiêu chuẩn mực về uy tín tín dụng. Sự giảm sút của vốn tín dụng sẽ hạn chế đầu tư và sản lượng của doanh nghiệp, chi tiêu hàng hóa lâu bền của các hộ gia đình. Mặt khác, việc hạn chế cho vay của ngân hàng còn phụ thuộc vào giá trị ròng của doanh nghiệp cũng như hộ gia đình.

Như vậy, thông qua các kênh truyền dẫn sự tác động của chính sách tiền tệ đã đề cập trên đây, ngân hàng trung ương sẽ có sự lựa chọn mục tiêu hoạt động, mục tiêu trung gian và các công cụ chính sách tiền tệ thích hợp với con

đường ngắn nhất và nhạy cảm nhất từ hành động ban đầu của ngân hàng trung ương đến mục tiêu mong muốn.

Một phần của tài liệu tác động của chính sách tiền tệ đối với hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 30 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(84 trang)
w