Quan điểm sử dụng chính sách tiền tệ nhằm phát huy hiệu quả kinh doanh của các ngân hàng thương mại Việt Nam

Một phần của tài liệu tác động của chính sách tiền tệ đối với hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 63 - 65)

MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM PHÁT HUY HIỆU QUẢ CỦA CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG KINH

3.1.Quan điểm sử dụng chính sách tiền tệ nhằm phát huy hiệu quả kinh doanh của các ngân hàng thương mại Việt Nam

kinh doanh của các ngân hàng thương mại Việt Nam

Trong điều kiện nước ta hội nhập kinh tế quốc tế và nhất là trong bối cảnh kinh tế thế giới đang sụt giảm, thì việc sử dụng các công cụ của chính sách tiền tệ cần chủ động, linh hoạt; theo kịp sự phát triển của thị trường tiền tệ và trong đó khả năng kiểm soát tiền tệ là một trong các giải pháp để đạt được chính sách tiền tệ hiệu quả góp phần thực hiện mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô cũng như tạo điều kiện cho các ngân hàng thương mại hoạt động có hiệu quả và phát triển cũng như tăng trưởng bền vững.

Chính sách tiền tệ là công cụ rất hữu hiệu để ngân hàng nhà nước tác động đến hoạt động kinh tế vĩ mô cũng như hoạt động của các ngân hàng thương mại, một chính sách tiền tệ hiệu quả chỉ khi nó đồng thời thỏa mãn được cả hai yếu tố là đảm bảo tăng trưởng và ổn định vĩ mô cũng như là cộng cụ thúc đẩy và phát huy hiệu quả kinh doanh của các ngân hàng thương mại.Ngân hàng nhà nước sử dụng chính sách tiền tệ để điều tiết thị trường tiền tệ đồng thời thông qua chính sách tiền tệ của mình tác động đến hoạt động của toàn nghành ngân hàng. Trong hoạt động của mình,luôn chú trọng mục tiêu liên tục đổi mới cơ chế điều hành lãi suất theo hướng : sử dụng lãi suất tái chiết khấu như lãi suất sàn; lãi suất cho vay qua đêm và lãi suất tái cấp vốn làm lãi suất trần trên thị trường liên ngân hàng nhằm tác động đến việc huy động vốn và cho vay của các ngân hàng thương mại trên thị trường và qua đó đáp ứng được nhu cầu vốn trong nền kinh tế, nâng cao hiệu quả hoạt

động của các ngân hàng thương mại. Tiếp tục điều hành công cụ dự trữ bắt buộc một cách chủ động và linh hoạt theo diễn biến của thị trường nhằm kiểm soát tiền tệ; mặt khác tạo điều kiện cho các tổ chức tín dụng sử dụng vốn khả dụng linh hoạt và hiệu quả. Trong điều kiện kiềm chế lạm phát, trong năm 2007 và năm 2008 ngân hàng nhà nước đã nâng tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với tổ chức tín dụng từ 5%, lên đến 10% và 11% là cần thiết để chống lạm phát; ngược lại trong bối cảnh ngăn chặn nguy cơ sụt giảm nền kinh tế trong nước do ảnh hưởng của kinh tế thế giới, do đó cần giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc nhằm tạo điều kiện cho các tổ chức tín dụng nâng cao sử dụng vốn khả dụng. Kiểm soát và đưa ra các quy định hợp lý về tỷ lệ dự trữ bắt buộc cũng là cách tạo điều kiện cho các ngân hàng thương mại có thể đáp ứng được nhu cầu vốn của nền kinh tế tại từng thời điểm cụ thể. Bên canhjh đó, công tác đẩy mạnh việc đổi mới điều hành công cụ nghiệp vụ thị trường mở và xem thị trường mở là công cụ được sử dụng rộng rãi nhằm duy trì lãi suất chủ đạo “lãi suất liên ngân hàng định hướng”; mở rộng việc kết nạp thành viên tham gia trên thị trường mở; đa dạng hoá hàng hoá giao dịch trên thị trường mở nhằm đáp ứng thanh khoản cho các tổ chức tín dụng. Tạo điều kiện và thúc đẩy sự phát triển của thị trường tiền tệ liên ngân hàng, thị trường đấu thầu tín phiếu kho bạc và thị trường mua bán lại giấy tờ có giá giữa các ngân hàng với nhau cũng như giữa các ngân hàng với khách hàng. Thông qua quyền hạn của mình, ngân hàng nhà nước cũng tiếp tục điều hành chính sách tỷ giá linh hoạt theo quan hệ cung cầu trên thị trường, trong mối quan hệ phối hợp với lãi suất, có sự kiểm soát của Nhà nước nhằm đảm bảo các cân đối vĩ mô nhưng đồng thời tạo điều kiện cho các ngân hàng thương mại có thể quản lý và thu hút nguồn ngoại tệ vào hệ thống ngân hàng từ đó nâng cao quỹ trữ ngoại tệ của Nhà nước. Ngân hàng nhà nước cũng không ngừng nâng cao tính độc lập, trách nhiệm của mình và đẩy mạnh sự phát triển của thị trường tiền tệ, tạo điều kiện

cũng như môi trường hành lang thuận lợi giúp cho các ngân hàng thương mại có thể phát triển bền vững, tạo ra vị thế cạnh tranh cho các ngân hàng trong nước với các ngân hàng nước ngoài, giúp cho các ngân hàng thương mại trong nước có được chỗ đứng trong chính thị trường nội địa rộng lớn với tốc độ phát triển và cơ hội hòa nhập quốc tế mở ra hàng ngày. Trong công tác điều hành thị trường tiền tệ, ngân hàng nhà nước luôn chú trọng tới sự phối hợp giữa chính sách tiền tệ với chính sách tài chính và một số chính sách kinh tế vĩ mô khác tạo hành lang pháp lý ổn định và thuận lợi để đặt nền móng cho các ngân hàng thương mại trong nước có cơ hội hòa nhập cũng như phát huy hết vai trò và khả năng nhằm đạt được hiệu quả trong hoạt động kinh doanh của mình. Sử dụng hợp lý các công cụ của chính sách tiền tệ là cơ sở để tạo ra một môi trường hoạt động thuận lợi cho các ngân hàng thương mại trong nước phát huy được khả năng của mình cũng như tạo điều kiện để cho các ngân hàng này đạt được những mục tiêu tăng trưởng và phát triển trong hoạt động kinh doanh từ đó đóng góp vào sự phát triển bền vững và ổn định của thị trường tiền tệ nói riêng cũng như toàn bộ nền kinh tế vĩ mô nói chung.

Một phần của tài liệu tác động của chính sách tiền tệ đối với hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 63 - 65)