Tác động của chính sách tiền tệ đối với hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại Việt nam giai đoạn 2007 đến

Một phần của tài liệu tác động của chính sách tiền tệ đối với hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 42 - 63)

của các ngân hàng thương mại Việt nam giai đoạn 2007 đến 2010

Dựa trên chính sách tiền tệ của Ngân hàng nhà nước giai đoạn từ 2007 đến 2010 và những tác động vĩ mô của nó đối với hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại Việt Nam trong giai đoạn này có thể nhận thấy thị trường tiền tệ nói chung cũng như hoạt động kinh doanh của các ngân hàng đã

có nhiều biến động do tác động của chính sách tiền tệ của Ngân hàng nhà nước mang lại. Nhận định vấn đề này, có thể tiếp cận qua hai góc độ như sau:

Thứ nhất, tác động tích cực:

Một là: Tác động đến sự thay đổi quy mô vốn của các ngân hàng thương mại: Trong giai đoạn 2007 đến 2010, ngân hàng nhà nước Việt Nam đã thực hiện các chính sách tiền tệ thắt chặt cũng như nới lỏng tại từng thời điểm cụ thể đồng thời đưa ra những quy định chặt chẽ yêu cầu các ngân hàng thương mại phải nâng vốn lên nhằm đảm bảo cho hoạt động an toàn cũng như hiệu quả của hệ thống ngân hàng và đảm bảo cho sự hỗ trợ tối đa từ hệ thống ngân hàng cho việc thực hiện các mục tiêu kinh tế vĩ mô của Nhà nước. Chính vì vậy, để đảm bảo yêu cầu của ngân hàng nhà nước, trong trong thời gian qua các ngân hàng thương mại đã không ngừng huy động nhằm tăng vốn điều lệ thông qua các hoạt động như huy động phát hành cổ phiếu, trái phiếu…chính vì vậy đã có sự biến chuyển rất lớn trong việc nâng cao sức mạnh tài chính của hệ thống ngân hàng. Một yếu tố quan trọng dẫn đến việc một loạt các ngân hàng đều bước vào cuộc đua tăng vốn điều lệ là do hệ quả của sự bùng nổ thị trường chứng khoán niêm yết cũng như thị trường chứng khoán OTC mà trong đó cổ phiếu ngân hàng được đánh giá là một trong các mặt hàng được các nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán quan tâm nhiều nhất vào thời điển năm 2007 và đầu năm 2008. Đồng thời đến cuối năm 2008, ngân hàng nhà nước quy định các ngân hàng thương mại phải có vốn điều lệ tối thiểu 3000 tỷ đồng trở lên. Việc tăng vốn điều lệ này là cần thiết vì thực tế quy mô vốn điều lệ của các ngân hàng thương mại Việt nam vẫn còn khá khiêm tốn so với các ngân hàng thương mại trong khu vực hiện nay.

Bảng 2.1: Quy mô tăng vốn điều lệ của một số ngân hàng thương mại Việt Nam

Ngân hàng Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Agribank 10.464 10.543 11.283 20.708 BIDV 7.629 8.756 12.418 14.374 Vietinbank 7.608 7.717 12.572 18.712 Sacombank 4.448 5.116 7.310 9.179 Vietcombank 13.528 13.946 16.710 17.528 Eximbank 2.800 7.220 9.129 10.560 ACB 2.630 6.355 7.814 9.377 Techcomban k 2.521 3.642 5.400 7.138 VP bank 2.000 2.117 2.427 4.000 Đông Á Bank 1.600 2.880 3.400 4.500 MHB 744 810 823 3.000

(Nguồn: Báo cáo thường niên của các ngân hàng thương mại)

Như vậy, dưới tác động của chính sách tiền tệ các ngân hàng thương mại đã không ngừng tăng vốn điều lệ nhằm gia tăng năng lực cạnh tranh trong hệ thống cũng như khả năng cạnh tranh đối với các ngân hàng nước ngoài.

Hai là: Tác động đến hoạt động cho vay tín dụng : Bên cạnh sự tăng trưởng về vốn điều lệ, quy mô hoạt động của hệ thống ngân hàng thương mại cũng đã tăng trưởng rất mạnh mẽ. Tốc độ tăng trưởng hoạt động cho vay tín dụng đạt mức rất cao, do nhu cầu tín dụng trong nền kinh tế tăng cao trong năm 2007 đã làm cho tốc độ tăng trưởng cho vay tín dụng đạt đến con số 54%, đặc biệt trong sáu tháng cuối năm. Chênh lệch thu chi của các ngân hàng thương mại năm 2007 đạt đến gần 8.000 tỷ đồng, con số này đạt được đã gấp đôi năm 2006. Thu nhập cao nhờ tăng tốc cho vay và dư nợ vay tín dụng, 82.3% thu nhập của các ngân hàng thương mại trong thời điểm này là từ lãi cho vay. Ngoài ra thực hiện chính sách kích cầu tiêu dùng của Nhà nước hoạt động cho vay tín dụng của ngân hàng thương mại cũng đã được mở rộng tới tất cả các lĩnh vực của nền kinh tế nên mức dư nợ tín dụng năm 2008 tăng 21% so với thời điểm cuối năm 2007. Chính sách tiền tệ linh hoạt có xu

hướng nới lỏng giai đoạn này cũng đã tạo điều kiện cho các ngân hàng thương mại hoạt động có hiệu quả hơn khắc phục những bất lợi từ tình hình khủng hoảng kinh tế thế giới chính vì vậy kết thúc quý I năm 2009 cùng với các giải pháp chống suy giảm kinh tế của Nhà nước, ngân hàng nhà nước đã thực hiện việc nới lỏng dần chính sách tiền tệ, dư nợ tín dụng chỉ tăng 2.67% so với cuối năm 2008 tuy nhiên đến tháng 7 năm 2009con số này đã tăng lên đến gần 20% do các ngân hàng thương mại tăng cường vốn đầu tư cho nền kinh tế. Theo số liệu thống kê từ ngân hàng nhà nước, thông qua hoạt động cho vay tín dụng của các ngân hàng thương mại nguồn vốn đầu tư cho việc phát triển kinh tế năm 2009 lên đến 37.7 % so với cuối năm 2008 thậm chí con số này ở một số ngân hàng còn lên đến 50%. Bước sang năm 2010 ngân hàng Nhà nước đã khống chế tổng phương tiện thanh toán và dư nợ tín dụng đối với nền kinh tế chỉ tăng khoảng 25% và chỉ cao hơn một chút so với 2008 là năm thắt chặt chính sách tiền tệ để chống lạm phát do năm 2010 là năm tập trung điều hành cung ứng tiền mặt một cách chặt chẽ, kiểm soát chặt tăng trưởng tín dụng tuy nhiên để đảm bảo tập trung vốn cho sản xuất cũng đã sự chuyển dịch vốn theo ngành, lĩnh vực, địa bàn, kỳ hạn và khách hàng cho vay đồng thời hạn chế cho vay các nhu cầu phi sản xuất.

Sơ đồ 2.2 : Tốc độ tăng trưởng cho vay tín dụng của các ngân hàng thương mại Việt Nam

(Nguồn: Ngân hàng nhà nước) Ba là: Tác động của chính sách tiền tệ đến khả năng huy động vốn của các ngân hàng thương mại: Bên cạnh những tác động của chính sách tiền tệ tới tốc độ tăng trưởng cho vay tín dụng, chính sách tiền tệ của Ngân hàng nhà nước cũng đã tác động đến tình hình huy động tín dụng của các ngân hàng thương mại trong nước. Trong giai đoạn từ năm 2007 đến năm 2010, thông qua công cụ lãi suất ngân hàng nhà nước đã tác động đến khả năng huy động tín dụng từ nền kinh tế của các ngân hàng thương mại nhằm thực hiện các mục tiêu kinh tế vĩ mô của nhà nước. Năm 2007, do việc tăng trưởng quá cao dư nợ tín dụng của các ngân hàng thương mại trong các tháng cuối năm đã dẫn đến áp lực nhu cầu vốn rất lớn, một số ngân hàng thương mại có biểu hiện hiếu hụt thanh khoản trong điều kiện lạm phát là mối lo ngại lớn của nền kinh tế. Chính vì vậy, ngân hàng nhà nước đã giữ nguyên mức lãi suất cơ bản, lãi suất qua đêm, lãi suất tiền gửi tại ngân hàng nhà nước nhằm ổn định thị trường tiền tệ đã giúp cho việc huy động vốn của các ngân hàng thương mại gặp nhiều thuận lợi. tăng trưởng huy động tín dụng tại thời điểm này đạt tới 54%, các ngân hàng thương mại đã thu hút được khối lượng lớn nguồn tiền

nhàn rỗi trong nền kinh tế thúc đẩy hoạt động tài trợ cho đầu tư và sản xuất trong đó tăng trưởng về huy động tín dụng cao nhất tập trung ở khối ngân hàng thương mại cổ phần lên đến 105.27%. Bước sang năm 2008, trong điều kiện lạm phát và nhập siêu tăng mạnh, ngân hàng nhà nước đã sử dụng chính sách thắt chặt tiền tệ nhằm hạn chế tác động của suy giảm kinh tế toàn cầu chính vì vậy trong điều kiện phải đón nhận nhiều chính sách điều hành từ ngân hàng nhà nước nên nhiều ngân hàng đã đứng trước khả năng thiếu hụt trầm trọng về tiền mặt, tình hình huy động vốn tín dụng của các ngân hàng thương mại cũng bị giảm sút mạnh xuống chỉ còn 22.84%, trước tình hình đó các ngân hàng thương mại đã điều chỉnh tăng lãi suất huy động vốn trong vòng nửa đầu năm 2008 và điều chỉnh giảm trở lại từ giữa tháng 07/2008 khi vốn khả dụng của các ngân hàng thương mại bớt căng thẳng. Trong điều kiện thực hiện chính sách tiền tệ nới lỏng thận trọng, năm 2009 nhu cầu huy động vốn của hệ thống ngân hàng đạt ở con số tăng 29.88% so với 2008 trong điều kiện nền kinh tế chịu tác động của suy giảm kinh tế toàn cầu, trong bối cảnh này hoạt động vay vốn của các ngân hàng trong nền kinh tế gặp không ít khó khăn. Yếu tố chính tác động đến tình hình này là do chính sách nới lỏng tiền tệ của ngân hàng nhà nước được áp dụng trong giai đoạn này. Bên cạnh đó, với mục tiêu duy trì tăng trưởng cũng như kiểm soát lạm phát trong nước, năm 2010 huy động vốn từ nền kinh tế của các ngân hàng thương mại đạt con số tăng 29,1% so với năm 2009. Những thay đổi về nhu cầu vốn tín dụng của các ngân hàng trong giai đoạn này phần nào đã biểu hiện thông qua những thay đổi trong điều hành chính sách tiền tệ của ngân hàng nhà nước và những tác động của nó đến nền kinh tế nói chung cũng như hoạt động của các ngân

hàng thương mại nói riêng thông qua khả năng huy động vốn của các ngân hàng cũng như sự đáp ứng nhu cầu này từ nền kinh tế.

Sơ đồ 2.3 : Tình hình huy động tín dụng của các ngân hàng thương mại Việt Nam

(Nguồn: Ngân hàng nhà nước) Bốn là: Tác động tới tổng phương tiện thanh toán (M2): Bên cạnh những tác động của chính sách tiền tệ tới tổng dư nợ cho vay và huy động tín dụng của các ngân hàng thương mại, yếu tố tổng phương tiện thanh toán cũng chịu tác động nhiều từ những sự thay đổi về chính sách của ngân hàng nhà nước. Như trên đã đề cập, đầu năm 2008 trong một loạt các biện pháp kiềm chế lạm phát, Ngân hàng Nhà nước đã đưa ra Quyết định số 187/2008/QĐ-NHNN về việc tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc nhằm rút bớt tiền từ lưu thông về, chủ động kiểm soát tốc độ tăng tổng phương tiện thanh toán và tăng trưởng dư nợ tín dụng phù hợp với các mục tiêu kinh tế vĩ mô do vậy ngân hàng Nhà nước đã mở rộng diện các loại tiền gửi phải dự trữ bắt buộc, bao gồm các loại tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn, thay cho việc áp dụng dự trữ bắt buộc đối với tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn từ 24 tháng trở xuống trong thời gian qua.

Tiếp đó là quyết định số 346/QĐ-NHNN về việc phát hành tín phiếu Ngân hàng Nhà nước bằng tiền đồng dưới hình thức bắt buộc đối với các tổ chức tín dụng nhằm thu hút 20.300 tỉ đồng, những động thái này của ngân hàng nhà nước đã làm cho tổng phương tiện thanh toán tại các ngân hàng thương mại đối mặt với khó khăn đó là sự thiếu hụt nguồn cung tiền đồng sau những quyết định của Ngân hàng Nhà nước. Tình trạng thiếu hụt tiền đồng của các ngân hàng thương mại thể hiện qua việc lãi suất cho vay qua đêm của các ngân hàng trong vòng một tháng đã có lúc lên tới 30%. Điều này đã đẩy các ngân hàng đến chỗ đua nhau tăng lãi suất huy động.Trước tình hình đó, Ngân hàng Nhà nước đã quy định trần lãi suất huy động là 12%/năm nhằm hạn chế cuộc đua này. Đến ngày 17/05/2008, Ngân hàng Nhà nước thông báo những điều chỉnh trong chính sách điều hành lãi suất về cơ chế điều hành lãi suất cơ bản bằng đồng Việt Nam thông qua đó các ngân hàng thương mại ấn định lãi suất kinh doanh (lãi suất huy động và lãi suất cho vay) bằng đồng Việt Nam không vượt quá 150% của lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố áp dụng trong từng thời kỳ và thực hiện cơ chế lãi suất thoả thuận trong hoạt động tín dụng thương mại bằng VNĐ của tổ chức tín dụng đối với khách hàng hết hiệu lực thi hành. Việc huy động vốn bằng VNĐ của các tổ chức tín dụng phù hợp với quy định về cơ chế điều hành lãi suất cơ bản, mức trần lãi suất huy động 12%/năm trước đó cũng không còn hiệu lực. Chính sách tiền tệ thắt chặt với hàng loạt các động thái quyết liệt trên đã tạo ra một lực hút mạnh thu hút tiền từ lưu thông đồng thời làm giảm mạnh cấp tín dụng từ các ngân hàng thương mại ra thị trường. Và kết quả là lạm phát đã bị chặn đứng và đẩy lùi từ đỉnh điểm 3,91%/tháng (tương đương 25,2%/năm) trong tháng 5 năm 2008 xuống các mức thấp hơn trong quý 3 và thậm chí âm trong các tháng cuối năm. Tỷ lệ lạm phát cả năm 2008 chỉ còn là 19,89%.

nước trong giai đoạn này đã ngăn chặn được nguy cơ xáo trộn thị trường tiền tệ và mất khả năng thanh toán của các Ngân hàng thương mại trong những tháng cuối năm 2008; an toàn hệ thống ngân hàng được đảm bảo, củng cố lòng tin của các nhà đầu tư, doanh nghiệp và người dân đối với hệ thống ngân hàng. Khắc phục được tình trạng cạnh tranh không lành mạnh trong huy động vốn giữa các Ngân hàng thương mại. Cùng với diễn biến lạm phát có xu hướng giảm, kinh tế vĩ mô ổn định và hoạt động của các Ngân hàng thương mại đảm bảo khả năng thanh toán, làm cho thị trường tiền tệ và lãi suất trong năm 2009 cũng như 2010 tương đối ổn định.Biện pháp điều hành lãi suất đã có hiệu lực và hiệu quả đối với hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương mại và lãi suất thị trường, thể hiện là lãi suất huy động và cho vay của các Ngân hàng thương mại biến động theo cung - cầu vốn và tăng, giảm theo sự thay đổi của các mức lãi suất điều hành của Ngân hàng Nhà nước , đã tác động làm thu hẹp hoặc mở rộng tín dụng. Năm 2008 và những tháng đầu năm 2009, tăng trưởng tổng phương tiện thanh toán và tín dụng phù hợp với chủ trương thắt chặt hoặc nới lỏng tiền tệ một cách thận trọng. Việc điều hành linh hoạt lãi suất, vừa là công cụ tác động tới tổng phương tiện tahnh toán , vừa là động thái phát tín hiệu về chủ trương của Chính phủ và giải pháp điều hành chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước là thắt chặt hay mở rộng tiền tệ thể hiện được vai trò và những tác động tích cực của chính sách tiền tệ đối với việc kiềm chế lạm phát và điều tiết kinh tế vĩ mô.Trước bối cảnh lạm phát tăng cao, ngân hàng nhà nước đã thực hiện nhiều biện pháp thắt chặt tiền tệ nhằm khống chế mức tăng cung tiền cho nền kinh tế như tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc, tăng lãi suất cơ bản, phát hành tín phiếu…những biện pháp này có ảnh hưởng trực tiếp đến tính thanh khoản, mức độ rủi ro cũng như khả năng sinh lời của các ngân hàng đồng thời tác động trực tiếp tới tổng phương tiện thanh toán của nền kinh tế. Thực tế cho thấy, ngân hàng nhà nước đã áp dụng nhiều

biện pháp tích cực trong điều hành chính sách tiền tệ do vậy tổng phương tiện thanh toán của các ngân hàng thương mại trong giai đoạn 2007 đến 2010 liên tục tăng trong đó cơ cấu của tổng phương tiện thanh toán cũng có những thay đổi tích cực theo hướng khối lượng thanh toán không dùng tiền mặt trong nền kinh tế tăng cao qua con số 16.63% là tỷ trọng tiền mặt trong tổng phương tiện thanh toán vào năm 2007, năm 2008 là 14.6% và 14.01% của năm 2009 làm cho tỷ trọng tiền gửi qua đó cũng liên tục tăng tương ứng qua các năm. Chính sách tiền tệ của ngân hàng nhà nước đã có tác động tích cực đến tổng phương tiện thanh toán của hệ thống ngân hàng từ đó góp phần đảm bảo mục tiêu an toàn cho hoạt động của hệ thống ngân hàng và nền kinh tế vĩ mô.

Năm là: Tác động của chính sách tiền tệ đến hiệu quả kinh doanh hay

Một phần của tài liệu tác động của chính sách tiền tệ đối với hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 42 - 63)