Quy trình nghiên cứu

Một phần của tài liệu Tác động của tài sản trí tuệ đến tốc độ tăng trưởng kinh tế quốc gia (Trang 38 - 43)

3.2. Vận dụng mô hình nghiên cứu

3.2.2. Quy trình nghiên cứu

Để tiến hành nghiên cứu, tác giả đã thực hiện các hoạt động nghiên cứu theo các bước trong hình 3.1 như sau:

Bước 1 - Xem xét cơ sở khoa học của nghiên cứu: xem xét các lý thuyết liên quan

đến tăng trưởng, lý thuyết và các nghiên cứu định lượng đã được thực hiện

Bước 2 - Phương pháp nghiên cứu: Trên cơ sở các lý thuyết và nghiên cứu định lượng đã xem xét ở bước 1, tác giả xác định và mô tả các dữ liệu dùng để thực hiện nghiên cứu và xây dựng mơ hình mơ hình hồi quy cho dữ liệu bảng. Đồng thời, xây dựng quy trình nghiên cứu cho mơ hình

Bước 3 - Thống kê mô tả dữ liệu : Dữ liệu sau khi thu thập sẽ được thống kê để xem xét mức độ đầy đủ (balanced) hay khơng, có những bất thường gì về mặt dữ liệu để có biện pháp xử lý dữ liệu kịp thời, đảm bảo bộ dữ liệu sẵn sàng đưa vào nghiên cứu định lượng.

Bước 4 - Kiểm định đa cộng tuyến: Tác giả tiến hành kiểm định hiện tượng đa cộng

tuyến của các biến trong mẫu (thông qua kiểm tra hệ số khuếch đại phương sai VIF). Trường hợp có đa cộng tuyến, tác giả điều chỉnh lại mơ hình cho đến khi hiện tượng này khơng cịn q nghiêm trọng.

Bài viết chỉ sử dụng dữ liệu bảng với trong khoảng thời gian tương đối ngắn (15 năm), do đó khơng thực hiện kiểm định về:

- Tính dừng (Stationery) của panel-data

- Tính độc lập của các đơn vị chéo (Cross-sectional dependence) - Hiện tượng tương quan chuỗi (Serial correlation) trong bảng dữ liệu

Bước 5- Thực hiện hồi quy dữ liệu với mơ hình Pooled OLS và mơ hình REM Bước 6- Thực hiện kiểm định Pagan LM để kiểm tra hiện tượng phương sai của sai

số ước lượng thay đổi.

- Trường hợp p_value ≥ 0.05 : chọn kết quả hồi quy Pooled OLS để giải thích - Trường hợp p_value < 0.05 : chọn kết quả hồi quy REM để giải thích

Bước 7 - Thực hiện hồi quy dữ liệu với mơ hình FEM và mơ hình REM Bước 8 - Kiểm định Hausman

- Trường hợp p_value ≥ 0.05 : chọn kết quả hồi quy REM để giải thích - Trường hợp p_value < 0.05 : chọn kết quả hồi quy FEM để giải thích

Bước 9 - Thực hiện hồi quy FEM hoặc REM tùy theo kết quả kiểm định ở bước 7 Bước 10 – Xem xét khả năng xuất hiện hiện tượng nội sinh bằng cách xem xét độ lớn của hệ số thống kê Rho (Cohen và Cohen, 1983) và hệ số tương quan giữa phần dư với các biến.

- Nếu các hệ số này không lớn (Rho so với 0.3, Corr(u_i, x) so với 0.2) thì chọn kết quả từ hồi quy REM hoặc FEM để giải thích

- Nếu các hệ số Rho ≥ 0.3, Corr(u_i, x) ≥ 0.2 thì chọn giải thích kết quả theo GMM

Lưu ý : Hiện vẫn chưa có kiểm định đặc thù cho tính chất của biến giải thích có nội sinh hay không. Tác giả sử dụng cách lấy phần dư từ ước lượng để xem tương quan giữa phần dư này với các biến. Biến được xem là có thể có hiện tượng nội sinh khi có hệ số tương quan lớn.

Bước 11– Đọc kết quả hồi quy

Căn cứ theo các kiểm định, tiến hành đọc và diễn giải kết quả ước lượng theo một trong các mơ hình hồi quy đã được giới thiệu. Trong quá trình thực hiện hồi quy, một số kiểm định đã được thực hiện đồng thời như sau

- Kiểm định Arellano-Bond (AB): dùng để kiểm định hiện tượng tương quan chuỗi theo bậc sai phân. Thông thường, kiểm định này được quan tâm có tự tương quan ở bậc 2 hay không. Khi p-value < 0.1 cho thấy có hiện tượng tự tương quan, đòi hỏi phải thay đổi biến cơng cụ cho thích hợp hơn hoặc chuyển từ GMM sai phân sang sử dụng GMM hệ thống.

- Kiểm định Sargan-Hansen (SH) hay J-test: dùng để kiểm định có thừa biến cơng cụ hay không. P-value < 0.05 cho phép kết luận ước lượng không thừa biến.

1. Cơ sở khoa học 2. Phương pháp nghiên cứu

3. Thống kê mô tả dữ liệu

4. Kiểm định đa công tuyến

5. Hồi quy với Pooles OLS và REM

P-value ≥0.05 6. Kiểm định Pagan LM

P-value <0.05 7. Hồi quy với FEM và REM

P-value ≥0.05 P-value <0.05

8. Kiểm định Hausman

9.2. Hồi quy với FEM 9.1. Hồi quy với REM

Rho ≥ 0.3

Corr ≥ 0.2 Rho ≥ 0.3Corr ≥ 0.2

10.1. Kiểm định nội sinh 10.2. Kiểm định nội sinh

11.1 Giải thích kết quả với REM11.2 Giải thích kết quả với GMM11.3 Giải thích kết quả với FEM11.4 Giải thích kết quả với Pooled OLS

Hình 3.1 Quy trình nghiên cứu

Kết luận Chương 3

- Trong chương này, tác giả đã mô tả bộ dữ liệu gồm 100 quốc gia ở các nhóm nước có thu nhập khác nhau.

- Căn cứ vào xem xét các mơ hình nghiên cứu và cách thức chọn biến cho mơ hình, tác giả xây dựng mơ hình nghiên cứu tổng qt và mơ hình hồi quy, đồng thời giải thích các biến dùng trong mơ hình và kỳ vọng dấu dự kiến cho hệ số của các biến.

- Tác giả xây dựng quy trình nghiên cứu xuyên suốt từ giai đoạn xem xét lý thuyết đến các bước hồi quy, kiểm định.

Chương 4 – NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Tác động của tài sản trí tuệ đến tốc độ tăng trưởng kinh tế quốc gia (Trang 38 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(126 trang)
w