Kết luận chung về tài sản trí tuệ

Một phần của tài liệu Tác động của tài sản trí tuệ đến tốc độ tăng trưởng kinh tế quốc gia (Trang 72 - 73)

- Nghiên cứu này kiểm chứng lại tác động của tài sản trí tuệ và mức độ bảo hộ sở hữu trí tuệ lên tốc độ tăng trưởng kinh tế. Tác giả phân tích dữ liệu nghiên cứu theo 4 nhóm nước có mức độ phát triển kinh tế khác nhau: nhóm thu nhập thấp, trung bình thấp, trung bình cao và thu nhập cao.

- Kết quả hồi quy cho thấy, mức độ bảo hộ sở hữu trí tuệ của nhóm nước có thu nhập cao và nhóm nước thu nhập thấp gây kìm hãm tốc độ tăng trưởng kinh tế là phù hợp với nhận định của Maskus về mức độ bảo hộ sở hữu trí tuệ quá mức hoặc quá yếu.

- Số lượng tài sản trí tuệ ở nhóm nước thu nhập cao tác động không đáng kể vào tốc độ tăng trưởng kinh tế, ngược lại ở nhóm nước thu nhập thấp lại đóng góp đáng kể vào tốc độ tăng trưởng kinh tế, phù hợp với nhận định của Maskus về mức độ bảo hộ sở hữu trí tuệ q mức có thể hạn chế lợi ích xã hội về sáng chế vì làm giảm ưu đãi phổ biến sản phẩm của nó.

- Kết quả tương tác khác nhau đáng kể giữa nhóm nước thu nhập trung bình cao và nhóm thu nhập trung bình thấp tương đồng với quan điểm Maskus (2000) về “Sự gia tăng việc bảo hộ sở hữu trí tuệ từ các nước nghèo sang các nước thu nhập trung bình là ít hơn đáng kể so với các nước thu nhập trung bình với các nước giàu”. Cụ thể là trong khi mức bảo hộ sở hữu trí tuệ tác động tích cực có ý nghĩa lên tăng trưởng kinh tế của các nước thu nhập trung bình thấp thì ở các nước thu nhập trung bình cao lại khơng có ý nghĩa. Ngược lại, số lượng tài sản trí tuệ chỉ tác động đáng kể lên nhóm quốc gia thu nhập trung bình cao và không phát huy hiệu quả rõ ràng lên tăng trưởng kinh tế ở các nước thu nhập trung bình thấp. Có thể giải thích sự khác nhau này được hình thành do tình hình kinh tế của các nước thu nhập trung bình cao gần giống với các nước thu nhập cao và khác xa đáng kể với nền kinh tế của các nước có thu nhập trung bình thấp.

- Mức độ bảo hộ sở hữu trí tuệ ở nhóm nước thu nhập trung bình thấp tác động có ý nghĩa lên tăng trưởng kinh tế, ngược lại tổng lượng tài sản trí tuệ khơng có tác động lên tăng trưởng kinh tế. Điều này phù hợp với kết quả thực nghiệm của (Kim và cộng sự, 2012) về ảnh hưởng của mức độ bảo hộ sở hữu trí tuệ có ý nghĩa tích cực về đổi mới của các quốc gia có thu nhập cao, khơng có ý nghĩa đối với các nước thu nhập trung bình đến thấp.

- Như vậy, trong các giai đoạn phát triển kinh tế, việc nâng cao mức độ bảo hộ sở hữu trí tuệ, cơ chế thực thi quyền bảo hộ hiệu quả và khả năng R&D mang lại những kết quả tác động khác nhau lên tăng trưởng kinh tế. Các quốc gia trong nhóm nước thu nhập trung bình thấp, trong đó có Việt Nam, có thể đang trong giai đoạn mở rộng hội nhập với nền kinh tế quốc tế, do đó họ bắt buộc phải tuân thủ các quy định quốc tế về bảo hộ sở hữu trí tuệ, từ đó thu hút đầu tư làm tăng tốc độ tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, cơ chế thực thi quyền bảo hộ của họ không theo kịp, cùng với khả năng R&D không cao dẫn đến tổng lượng tài sản trí tuệ đóng góp cho cộng đồng bị hạn chế.

Một phần của tài liệu Tác động của tài sản trí tuệ đến tốc độ tăng trưởng kinh tế quốc gia (Trang 72 - 73)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(126 trang)
w