Vốn hiệu quả sử dụng vốn, luôn là chỉ tiêu được các nhà quản trị quan tâm, việc đảm bảo nhu cầu vốn thường xuyên cũng như việc tiết kiệm vốn đồng nghĩa với việc nâng cao hiệu qủa sử dụng vốn. Chứng tỏ trình độ của cán bộ quản lý tài chắnh. Trong
thực tế để vốn công ty đạt mức tối ưu trong sử dụng mỗi công ty lại có những biện pháp thực tế riêng.
a. Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định
Theo kết quả phân tắch thì hiệu quả sử dụng VCĐ của công ty một vài năm trở lại đây chưa được khả quan. Mặc dù công ty luôn chú trọng đổi mới trang thiết bị hiện đại như việc lắp đạt 7 hệ thông mái phao chống hao hụt +Trong quá trình sử dụng công ty phải quản lý chặt chẽ TSCĐ, thực hiện đúng quy chế sử dụng bảo dưỡng. Không để xảy ra tình trạng TSCĐ hư hỏng trước thời hạn hoặc hư hỏng bất thường gây thiệt hại ngừng sản xuất kinh doanh. Trường hợp công ty không có đủ vốn để mua sắm TSCĐ công ty có thể tiến hành thuê tài chắnh. Đây cũng là biện pháp hữu ắch giúp công ty có thể gia tăng năng lực sản xuất mà không bị ứ đọng vốn đầu tư vào TSCĐ. Hơn nữa nó là phương thức tài trợ để công ty đáp ứng các cơ hội kinh doanh.
b.Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động
Đối với một đơn vị chuyên kinh doanh như công ty thì TSLĐ luôn chiếm tỷ trọng cao so với TSCĐ là hợp lý. Hằng năm, công ty đã sử dụng một lượng TSLĐ là rất cao cho việc kinh doanh của mình với nguồn tài trợ có thể nói là khá chắc chắn. Tuy nhiên, lượng hàng tồn kho của công ty là khá lớn, các khoản phải thu nhiều chắnh là nguyên nhân làm giảm hiệu quả sử dụng TSLĐ của công ty .
- Quản lý hàng tồn kho :
Trong tổng số hàng tồn kho nguyên vật liệu ,chi phắ sản xuất kinh doanh thành phẩm tồn kho luôn làm phát sinh các chi phắ như chi phắ bảo quản vật tư hàng hoá dự trữ chi phắ cơ hội của VLĐ bị lưu giữ. Đối với hàng tồn kho cần có biện pháp nhằm tối thiểu hoá các chi phắ dự trữ hàng tồn kho mà vẫn đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh được diễn ra bình thường.
- Đối với hàng tồn kho
+ Chỉ dự trữ hàng khi có độ an toàn cao, giữ được phẩm cấp và ắt hao hụt với lượng trên đủ để cung cấp một lượng thường xuyên liên tục .
+Có kế hoạch xác định nhu cầu dự trữ phù hợp với từng thời điểm trong cung ứng tiêu thụ ,chứ không nên dự trữ một cách tràn lan, dàn đều .
+ Đối với mặt hàng bán tái xuất cuả công ty là rất khó dự đoán mặc dù đem lại nguồn ngoại tệ lớn tuy nhiên cần có kế hoạch tránh rủi ro ,cần xem xét và dự đoán chắnh xác
nhu cầu về lượng hàng tái xuất tránh ứ đọng vốn .
+ Dự trữ hàng hoá có đơn đặt hàng hoặc của người mua đã ứng trước tiền. Thậm chắ chấp nhận cho người mua được thanh toán chậm một thời gian nhằm mục đắch nâng cao hàng hoá tiêu thu được giảm bớt lượng hàng tồn kho.
+Rút ngắn thời gian vận chuyển hàng hoá bằng cách xây dựng bài toán điều độ hàng hoá tối ưu, thực hiện quá trình bơm chuyển hợp lý.
- Quản lý các khoản phải thu :
Các khoản phải thu lớn sẽ dẫn đến tình trạng công ty bị chiếm dụng vốn, nguy cơ nợ quá hạn tăng cao, ứ đọng vốn việc thu hồi công nợ lớn sớm sẽ nhanh chóng đưa vào vốn sản xuất kinh doanh, tăng tốc độ luân chuyển vốn tạo khả năng thanh toán dồi dào. Để quản lý các khoản phải thu một cách hiệu quả dồng thời nhanh chóng thu hồi các khoản phải thu công ty có thể áp dụng các biện pháp sau :
Thứ nhất, theo dõi các khoản nợ phải thu một cách chi tiết từng đơn vị trong và
ngoài ngành để có thể thường xuyên kiểm tra, đôn đốc thu hồi nợ đúng hạn.
Thứ hai, khuyến khắch khách hàng đặt tiền hàng trước đối với khách hàng mua hàng
với số lượng lớn thanh toán tiền hàng ngay nên ưu tiên về giá cả, được hưởng chiết khấu .
Thứ ba, áp dụng hình thức thanh toán bảo đảm thu tiền như séc bảo chi ,thư tắn
dụng.
Thứ tư, hạn chế thực hiện doanh thu bán chịu, xác định thời gian trả chậm hợp lý để
có thể giảm rủi ro trong thanh toán cuả khách hàng.
- Riêng đối với các mặt hàng kinh doanh như dầu mỡ nhờn, kinh doanh gas do có nhiều đối thủ cạnh tranh và một số mặt hàng có chất lượng thấp giá rẻ nên cũng đã làm ảnh hưởng đến việc bán hàng của công ty. Do vậy, cần phải đẩy mạnh các biện pháp bán hàng và sau bán hàng tạo được uy tắn cho khách hàng trước là điều đáng quan tâm cần làm như chắnh sách giá cả phù hợp, kết hợp với các chương trình khuyến mại để tiêu thụ sản phẩm (cần khai thác thêm nguồn hàng ) nhằm tiêu thụ hàng hoá nhanh chóng thu được tiền ngay.