+Phân tắch tình hình vốn lưu động thường xuyên
Đối với một doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường, việc đánh giá tình hình đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh có ý nghĩa thực sự to lớn. Nó giúp doanh nghiệp xem xét rủi ro tài chắnh hiện tại và xu hướng biến động trong tương la1: Công ty Xăng dầu tuy có sự bảo trợ vốn của nhà nước ban đầu, trên cơ sở đó phải bảo toàn và phát triển nguồn vốn được giao, làm ăn sao có hiệu quả. Vì vậy, với số vốn được giao, công ty không ngừng đẩy mạnh sản xuất kinh doanh đầu tư đem lại lợi nhuận tối đa. Do đó, để đạt được hiệu quả cao hơn nữa công ty cần phải chú trọng việc phân tắch tình hình bảo đảm nguồn vốn sao cho có cái nhìn toàn diện hơn.
Khi tiến hành sản xuất kinh doanh công ty có TSCĐ và TSLĐ. Để hình thành hai loại tài sản này có nguồn vốn tài trợ tương ứng bao gồm nguồn vốn ngắn hạn và dài hạn . Chênh lệch giữa nguồn vốn ngắn hạn với TSCĐ và giữa nguồn vốn ngắn hạn với TSLĐ được gọi là vốn lưu động thường xuyên .
+VLĐ thường xuyên =Nguồn vốn dài hạn - TSCĐ hoặc = Nguồn vốn ngắn hạn - TSLĐ Ta xem xét chỉ tiêu qua bảng :
Bảng số 2.4: Bảng phân tắch tình hình VLĐ thường xuyên
Đơn vị: tỷ đồng
Chỉ tiêu 2011 2012 2013 Lượng 2012/2011% Lượng %2013/2012
1.Nguồn vốn chủ sở hữu 127,14 156,42 216,92 29,28 123,02 60,50 138,67 2.Nợ dài hạn 2,55 2,46 2,1 - 0,09 96,47 -0,36 85,36 3. TSCĐ 94,97 95,08 111,45 0,11 100,10 16,37 117,21 4.VLĐ thường xuyên 34,72 63,8 107,57 29,08 183,75 43,77 168,60
+Năm 2011 nguồn vốn dài hạn = 129,69 tỷ đồng > TSCĐ (94,97) nên VLĐ(34,72) > 0 chứng tỏ nguồn vốn dài hạn hoàn toàn đủ đầu tư cho TSCĐ và còn thừa để đầu tư cho
TSLĐ để thanh toán nợ ngắn hạn. Năm 2012, 2013 VLĐ thường xuyên lần lượt là 63,8 ; 107,57 >0 đồng thời TSLĐ cũng > nguồn vốn ngắn hạn chứng tỏ khả năng thanh toán của công ty là rất khả quan.
-Thông qua việc phân tắch VLĐ thường xuyên ta thấy rằng công ty có đủ khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn và TSCĐ được tài trợ một cách chắc chắn bằng nguồn vốn dài hạn.
+ Phân tắch nhu cầu vốn lưu động thường xuyên.
- Nhu cầu vốn lưu động thường xuyên là lượng vốn ngắn hạn công ty cần để tài trợ cho một phần TSLĐ. Đó là hàng tồn kho và các khoản phải thu.
Nhu cầu VLĐ thường xuyên = Tồn kho và các khoản phải thu - Nợ ngắn hạn
Bảng số 2.5: Bảng phân tắch nhu cầu VLĐ thường xuyên
Đơn vị:tỷ đồng
Chỉ tiêu 2011 2012 2013 Lượng 2012/2011% Lượng %2013/2012
1.Hàng tồn kho 185,51 258,98 241,41 - 26,53 85,69 82,43 151,84 2. Các khoản phải
thu 352,54 135,86 280,22 - 216,68 38,53 144,36 206,25 3.Nợ ngắn hạn 535,99 279,24 434,81 -256,75 52,69 155,57 155,70 4. Nhu cầu vốn lưu
động thường xuyên 2,06 15,60 86,82 13,54 757,28 71,22 556,53
+ Nhu cầu vốn lưu động thường xuyên của ba năm đều > 0 nghĩa là nguồn vốn ngắn hạn từ bên ngoài không đủ tài trợ các sử dụng ngắn hạn mà cần phải bổ sung, Cụ thể năm 2013 VLĐ cần 86,82 tỷ, điều đó cho thấy công ty cần khai thác thêm vốn ngắn hạn để tài trợ cho chu kỳ kinh doanh. Mặt khác, công ty cần nhanh chóng giải phóng hàng tồn kho và có kế hoạch thu của người mua sao cho có hiệu quả tránh dây dưa kéo dài. Với chỉ tiêu VLĐ > 0 và nhu cầu VLĐ >0 qua bảng ta thấy vốn bằng tiền qua ba năm đều đạt mức dương.
Bảng số 2.6: Bảng vốn bằng tiền
Đơn vị:Tỷ đồng
Chỉ tiêu 2011 2012 2013
1.Vốn lưu động thường xuyên 34,72 63,80 107,57
2. Nhu cầu VLĐ thường xuyên 2,06 15,60 86,82
Vốn bằng tiền 32,66 48,20 20,75