Chỉ tiêu ĐVT Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017
1. Tổng nguồn vốn Đồng 330.245.409.670 539.133.552.333 682.368.066.679 2. Nguồn vốn chủ sở hữu Đồng 320.970.586.371 521.035.307.922 523.324.611.427 3. Nợ phải trả Đồng 9.274.823.299 18.098.244.411 159.043.455.252 a. Tỷ suất tự tài trợ (2/1) Lần 0,9719 0,9664 0,7669 b. Hệ số nợ (3/1) Lần 0,0281 0,0336 0,2331 c. Hệ số đảm bảo nợ (3/2) Lần 0,0289 0,0347 0,3039 Nguồn: Phịng Tài chính kế tốn Tỷ suất tự tài trợ:
Tỷ suất tài trợ cho biết một đồng vốn kinh doanh công ty được tài trợ bởi bao nhiêu đồng vốn chủ sở hữu nên chỉ số này càng cao càng tốt. Tỷ suất tài trợ của cơng ty có sự sụt giảm do trong thời gian này do nợ phải trả tăng lên, cụ thể do tăng mục phải trả người bán. Dù sụt giảm nhưng chỉ tiêu tỷ suất tự tài trợ của công ty vẫn giữ mức cao, điều này cho thấy cơng ty có tính chủ động trong đầu
tư và có khả năng độc lập về vốn. Ngồi ra cũng cho thấy cơng ty chiếm dụng vốn từ bên ngồi khá ít, chủ yếu là từ phải trả người bán.
Hệ số nợ:
Qua bảng 3.4 ta thấy hệ số nợ của công ty đều ở mức thấp, điều này chứng tỏ mức độ phụ thuộc về vốn vay của công ty là không nhiều và vẫn nằm trong khả năng của công ty. Tốc độ phát triển bình quâncủa chỉ tiêu hệ số nợ trong giai đoạn này là khá cao cũng dễ hiểu khi công ty cần vay vốn nhiều hơn để phục vụ việc chuyển đổi hình thức kinh doanh.
Hệ số đảm bảo nợ:
Hệ số đảm bảo nợ giúp nhà đầu tư có một cái nhìn khái qt về sức mạnh tài chính, cấu trúc tài chính của doanh nghiệp và làm thế nào doanh nghiệp có thể chi trả cho các hoạt động. Thông thường, nếu hệ số này lớn hơn 1, có nghĩa là tài sản của doanh nghiệp được tài trợ chủ yếu bởi các khoản nợ, cịn ngược lại thì tài sản của doanh nghiệp được tài trợ chủ yếu bởi nguồn vốn chủ sở hữu. Về nguyên tắc, hệ số này càng nhỏ, có nghĩa là nợ phải trả chiếm tỷ lệ nhỏ so với tổng tài sản hay tổng nguồn vốn thì doanh nghiệp ít gặp khó khăn hơn trong tài chính. Hệ số này càng lớn thì khả năng gặp khó khăn trong việc trả nợ hoặc phá sản của doanh nghiệp càng lớn.
Quả bảng phân tích ta thấy hệ số đảm bảo nợ của công ty là khá thấp, năm 2015 là 0,0289, năm 2016 là 0,0347, năm 2017 là 0,3039 do cơng ty có mua sắm nhiều hơn nên có sự gia tăng khá nhiều. Nhìn chung cơng ty kiểm sốt khá tốt các khoản nợ và có khả năng trả các khoản nợ này.
Qua phân tích bảng 3.4 ta thấy cơng ty có khả năng độc lập tự chủ về tài chính khá cao, tương đối ít phụ thuộc vào vốn vay bên ngồi. Vì vậy cơng ty cần chú trọng việc quản lý về vốn của mình để cân đối phù hợp giữa vốn tự chủ và vốn vay.
3.2.2. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn của công ty
Hiệu quả sử dụng vốn cố định
Vốn cố định là một trong những yếu tố quan trọng đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Sự phát triển và hoàn thiện vốn cố định có ý
nghĩa rất lớn, và là điều kiện tăng lên không ngừng của năng suất lao động, cũng như khối lượng sản phẩm. Để hoạt động sản xuất kinh doanh diễn ra liên tục đáp ứng được nhu cầu công việc hay những yêu cầu về mở rộng sản xuất kinh doanh, hiện đại hóa sản xuất thì các doanh nghiệp phải ln ln duy trì lượng máy móc đủ để sản xuất kinh doanh, thay đổi công nghệ khi cần thiết, sử dụng công nghệ hết năng suất. Để làm được điều đó cơng ty phải sử dụng vốn cố định một cách hiệu quả bằng cách cân nhắc khi mua thêm máy móc thiết bị, thay mới thiết bị để nâng cao năng suất lao động, công ty cần phải cân nhắc thật kỹ lưỡng trước khi quyết định vì chi phí bỏ ra sẽ rất lớn, các khoản đầu tư dài hạn cũng phản ánh việc sử dụng vốn cố định có đem lại hiểu quả hay khơng.
Vốn cố định là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ tài sản cố định. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn cố định nhằm đánh giá được tiềm năng, xác định được quy mô đầu tư và khắc phục những yếu kém trong quản lý và sử dụng vốn cố định, để đánh giá được hiệu quả sử dụng vốn cố định ta đi phân tích các chỉ tiêu thể hiện trong bảng 3.5.