Hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty

Một phần của tài liệu Khoá luận tốt nghiệp Kế toán: Phân tích tình hình tài chính và khả năng thanh toán của Công ty TNHH Thương mại Hòa Phát, Hà Nội (Trang 43 - 48)

ĐVT: Đồng

Chỉ tiêu Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017

1. Doanh thu thuần 902.373.383.493 127.577.245.696 13.350.116.210

2. Vốn lưu động bình quân 286.403.892.106 240.601.582.377 188.316.162.966

3. Lợi nhuận trước thuế 21.284.212.745 196.722.108 3.583.211.293

4. Một số chỉ tiêu hiệu quả (lần)

a. Vòng quay VLĐ (1/2) 3,1507 0,5302 0,0709

b. Kỳ luân chuyển VLĐ (360/a) 114 679 5078

c. Hệ số đảm nhiệm VLĐ (2/1) 0,3174 1,8859 14,1060

d. Tỷ suất sinh lời VLĐ (3/2) 0,0743 0,0008 0,0190

 Vòng quay vốn lưu động:

Số vịng quay vốn lưu động của cơng ty có sự biến động giảm trong 3 năm. Cụ thể năm 2015 số vòng quay vốn lưu động đạt 3,1507, nhưng đến năm 2016 chỉ đạt 0,5302, năm 2017 tiếp tục giảm chỉ còn 0,0709. Nguyên nhân do sự suy giảm của vốn lưu động lớn hơn sự sụt giảm của doanh thu thuần rất nhiều. Trong thời gian tới cơng ty nên đưa ra những chính sách để tăng doanh thu trở lại, từ đó gia tăng số vịng quay vốn lưu động, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động, đạt hiệu quả sử dụng cao nhất.

 Kỳ luân chuyển vốn lưu động:

Chỉ tiêu này cho biết cần bao nhiêu ngày để vốn lưu động quay hết một vòng. Năm 2015 kỳ luân chuyển là 114 ngày, năm 2016 tăng lên 679 ngày cho thấy tình hình sử dụng vốn lưu động không được hiệu quả. Năm 2017 tiếp tục sụt giảm mạnh khi chỉ đạt 5078. Ta thấy tình hình sử dụng vốn lưu động của cơng ty có xu hướng đi xuống nhanh, cơng ty cần sớm tìm ra VLĐ đang ứ đọng tại khâu nào, cùng với đó là nguyên nhân và chính sách khắc phục sớm để hiệu quả sản xuất kinh doanh được tốt hơn.

 Hệ số đảm nhiệm vốn lưu động:

Chỉ tiêu này cho ta biết để tạo ra một đồng doanh thu thuần trong kỳ cần bao nhiêu đồng vốn lưu động bình quân. Hệ số này càng nhỏ thể hiện hiệu quả sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp càng cao. Trong 3 năm 2015-2017 chỉ tiêu hệ số đảm nhiệm vốn lưu động của cơng ty có sự biến động tăng theo từng năm, tốc độ phát triển bình quân đạt 666,66%. Đây là dấu hiệu không tốt cho cơng ty, cần sớm có biện pháp quản lý và sử dụng vốn lưu động một cách hiệu quả hơn.

 Tỷ suất sinh lời vốn lưu động:

Lợi nhuận trước thuế của cơng ty giai đoạn này có sự sụt giảm nên đã kéo theo chỉ tiêu tỷ suất sinh lời của VLĐ bị suy giảm. Năm 2016 đạt 0,0008 chỉ bằng 1,10% so với năm 2015. Năm 2017 có sự tăng trưởng trở lại phần nào khi đạt 0,0190 tuy nhiên tính cả giai đoạn 2015-2017 thì chỉ tiêu này đã sụt giảm khá đáng kể khi tốc độ phát triển bình quân chỉ đạt 50,60%.

Qua phân tích ta thấy khả năng sử dụng vốn lưu động của công ty giai đoạn này có khá nhiều bất ổn nhiều chỉ tiêu phát triển theo chiều hướng xấu,

việc sử dụng VLĐ mang lại hiệu quả cực kỳ thấp. Cơng ty cần sớm có chính sách thích hợp để thốt khỏi tình trạng này do VLĐ là trọng tâm trong các quyết định tài chính ngắn hạn và là nội dung to lớn đến mục tiêu tối đa hóa giá trị doanh nghiệp.

3.3. Phân tích khả năng thanh tốn của cơng ty

Phân tích khả năng thanh tốn của cơng ty nhằm cung cấp thông tin cho mọi đối tượng biết được khả năng tài chính của cơng ty. Mặt khác phân tích khả năng thanh tốn cịn cho biết tình hình sử dụng vốn của công ty đã hiệu quả chưa, công ty đã xây dựng chế độ thu chi phù hợp hay chưa. Để có cơ sởđánh giá khả năng thanh tốn của cơng ty ta phân tích bảng 3.7 sau:

+ Hệ số thanh toán tổng qt: hệ số thanh tốn tổng qt của cơng ty trong 3 nămcó sự biến động giảm nhưng vẫnở mức cao (lớn hơn 1). Cụ thể năm 2015 đạt 35,5927, nằm 2016 giảm xuống 29,7814, đến năm 2017 hệ số này tiếp tục giảm xuống còn 3,4150 lần. Điều này cho thấy doanh nghiệp vẫn có khả năng chi trả các khoản nợ của mình, tuy nhiên doanh nghiệp cầnđiều chỉnh để chỉ tiêu này không tiếp tục suy giảm trong thời gian tới.

+ Hệ số thanh toán ngắn hạn: hệ số thanh toán ngắn hạn là chỉ tiêu cho thấy khả năng đáp ứng các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp là cao hay thấp. Nợ ngắn hạn là những khoản nợ mà doanh nghiệp phải thanh tốn trong vịng một năm hay một chu kỳ sản xuất kinh doanh. Nếu trị số của chỉ tiêu này xấp xỉ bằng 1, doanh nghiệp cóđủ khả năng thanh tốn các khoản nợ ngắn hạn và tính hình tài chính là bình thường hoặc khả quan. Trong giai đoạn 2015-2017 ta thấy hệ số thanh tốn ngắn hạn của cơng ty đều lớn hơn 1, điều này cho thấy công ty kiểm sốt khá tốt nợ ngắn hạn của mình và có khả năng chi trả khá tốt.

+ Hệ số thanh toán của doanh nghiệp khá cao, cho thấy doanh nghiệp có khả năng chi trả các khoản nợ một cách nhanh chóng. Tuy nhiên doanh nghiệp cũng cần kiểm soát trị số của chỉ tiêu này, do khi chỉ tiêu hệ số thanh tốn nhanh lớn hơn hoặc bằng 1 thì doanh nghiệpđảm bảo thừa khả năng thanh tốn nhanh nhưng vì thế sẽ làm tăng lượng tiền và các khoản tương đương tiền khiến hiệu quả sử dụng vốn vị suy giảm, làm giảm hiệu quả kinh doanh.

Bảng 3.7. Các chỉ tiêu đánh giá khả năng thanh tốn của cơng ty giai đoạn 2015-2017

Chỉ tiêu ĐVT Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017

1. Tổng tài sản Đồng 330.245.409.670 539.133.552.333 682.368.066.679 2. Tài sản ngắn hạn Đồng 323.257.958.250 157.945.206.504 218.687.119.428

3. Hàng tồn kho Đồng 1.598.376.576

4. Các khoản phải thu Đồng 323.257.958.250 159.543.583.080 218.687.119.428

5. Nợ phải trả Đồng 9.274.823.299 18.098.244.411 159.043.455.252

6. Nợ ngắn hạn Đồng 9.274.823.299 18.098.244.411 159.043.455.252

7. Lợi nhuận trước thuế Đồng 21.284.212.745 196.722.108 3.583.211.293

8. Lãi vay phải trả trong kỳ Đồng 364.873.344 5.627.778 972.222

9. Hệ số thanh toán tổng quát (1/5) Lần 35,6067 29,7893 4,2905

10. Hệ số thanh toán ngắn hạn (2/6) Lần 34,8533 8,7271 1,3750

11. Hệ số thanh toán nhanh ((2-3)/6) Lần 34,8533 8,6388 1,3750

12. Hệ số thanh toán lãi vay (7/8) Lần 58,3332 34,9556 3685,5896

13. Hệ số khoản phải thu so với khoản phải trả (4/6) Lần 34,8533 8,8154 1,3750

+ Hệ số thanh toán lãi vay: hệ số thanh toán lãi vay cho biết mức độ lợi nhuận đảm bảo khả năng trả lãi như thế nào. Nếu công ty quá yếu về mặt này, các chủ nợ có thể gây sức ép lên cơng ty, thậm chí dẫn tới phá sản. Trong giai đoạn 2015-2017 hệ số thanh tốn lãi vay của cơng ty có sự biến động tăng khi tốc độ phát triển bình quân của chỉ tiêu này là 5768,40%, điều này cho thấy khả năng thanh tốn lãi vay của cơng ty là rất tốt, cơng ty có khả năng chi trả các khoản lãi vay của mình một cách nhanh chóng. Đây là một điểm tốt mà công ty cần phát huy hơn nữa.

+ Hệ số khoản phải thu so với khoản phải trả:hệ số các khoản phải thu so với các khoản phải trả của cơng ty giai đoạn 2015-2017 có sự biến động giảm. Năm 2015 đạt 34,8533, năm 2016 giảm xuống chỉ đạt 8,8154, năm 2017 tiếp tục sự suy giảm khi chỉ đạt 1,3750. Đây là dấu hiệu không tốt đối với công ty, do chỉ tiêu này qua các năm của công ty đều lớn hơn 50% cho thấy công ty bị chiếm dụng vốn nhiều hơn vốn chiếm dụng, đây là nguyên nhân dẫn đến hiệu quả sử dụng vốn giảm, cần sớm có biện pháp khắc phục tình hình này.

Qua phân tích ta thấy cơng ty có khả năng thanh tốn được các khoản nợ của mình và đảm bảo được khả năng kiểm sốt các khoản nợ nạy, tuy nhiên cần lưu ý đến việc tránh để các công ty khác chiếm dụng vốn làm ảnh hưởng đến việc kinh doanh.

3.4. Phân tích khả năng sinh lợi của cơng ty

Lợi nhuận là mục tiêu cuối cùng của hoạt động sản xuất kinh doanh, lợi nhuận càng cao doanh nghiệp càng tự khẳng định vị trí và sự tồn tại của mình trên thị trường. Nhưng nếu chỉ thông qua số lợi nhuận mà doanh nghiệp thu được trong kỳ cao hay thấp thì chưa đủ đánh giá được chất lượng hoạt động sản xuất kinh doanh là tốt hay xấu. Để khắc phục nhược điểm này các nhà phân tích thường bổ sung thêm những chỉ tiêu tương đối bằng cách đặt lợi nhuận trong mối quan hệ với doanh thu đạt được trong kỳ với tổng số vốn mà doanh nghiệpđã huy động vào sản xuất kinh doanh. Để thấy được rõ hơn ta đi phân tích bảng 3.8:

Một phần của tài liệu Khoá luận tốt nghiệp Kế toán: Phân tích tình hình tài chính và khả năng thanh toán của Công ty TNHH Thương mại Hòa Phát, Hà Nội (Trang 43 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(60 trang)