mãn các yêu cầu của Đăng kiểm viên.
(1) Kiểm tra trạng thái thực trên thân chịu áp lực và các khoang chịu áp lực, cửa của lỗ quan sát và nắp đậy;
(2) Kiểm tra bên trong các két kể cả các khoang nổi;
(3) Đo chiều dày của thân chịu áp lực và chiều dày của vòng gia cường, nếu thấy cần;
(4) Kiểm tra trạng thái thực của máy móc, trang thiết bị và đường ống (bao gồm cả hệ thống bảo vệ con người và hệ thống kiểm soát mơi trường) và kiểm tra độ ăn mịn bên trong của ống nước biển khi thấy cần thiết;
(5) Kiểm tra tồn bộ các máy móc quan trọng như hệ thống điều động, bơm dằn, bơm điều chỉnh cân bằng dọc tàu, v.v..., khi Đăng kiểm thấy cần thiết;
(6) Kiểm tra đệm kín nước và thử thủy lực đối với cửa của lỗ quan sát, nắp đậy và trang bị chống rò rỉ của thân chịu áp lực hoặc khoang chịu áp lực và đối với các ống và van chịu áp lực ngồi (tuy nhiên, nếu khó tiến hành thử như vậy thì có thể thay bằng cách thử và kiểm tra khác với điều kiện được Đăng kiểm chấp nhận) như quy định ở 7.2.1(3), 7.2.2-4 hoặc 7.2.2-6(7), Phần 8-C.
(7) Thử hoạt động các hạng mục sau đây: (a) Hệ thống điều khiển tính nổi;
(b) Hệ thống điều chỉnh cân bằng dọc tàu; (c) Hệ thống điều động tàu;
(d) Các cơ cấu chỉ vị trí đóng hoặc mở của các nắp đậy và các van; (e) Ắc quy;
(f) Hệ thống đèn chiếu sáng;
(g) Thiết bị đo độ sâu quy định ở 4.1.5, Phần 8-C;
(h) Phương tiện nhả thoát sự cố quy định ở 4.1.6, Phần 8-C;
(i) Phương tiện điều chỉnh cân bằng áp lực quy định ở 4.2.5, Phần 8-C;
(j) Thiết bị đo bằng siêu âm và/hoặc máy phát báo ra đa quy định ở 4.2.7, Phần 8-C; (k) Hệ thống thông tin liên lạc dưới nước quy định ở 4.2.8, Phần 8-C;
(l) Thiết bị bảo vệ và thiết bị ngắt sự cố quy định ở 4.3.4, Phần 8-C; (m) Hệ thống bảo vệ sinh mạng con người và kiểm sốt mơi trường.
(8) Thử điều chỉnh đồng hồ chỉ báo áp suất của bình chịu áp lực cao, dụng cụ chỉ báo mức chất lỏng của két dằn, dụng cụ đo hàm lượng O2, dụng cụ đo hàm lượng H2, dụng cụ đo độ sâu và đồng hồ đo áp lực của khí bên trong;
(9) Kiểm tra trạng thái thực trên các dụng cụ chữa cháy và phương tiện cứu sinh; (10) Thử hoạt động dưới nước ở độ sâu theo yêu cầu của Đăng kiểm;
(11) Thử lặn đến độ sâu cực đại hoặc thử thủy lực bên ngoài tương đương với áp suất cực đại; (12) Thử điện trở cách điện của thiết bị điện;
(13) Kiểm tra trạng thái thực tế và thử hoạt động các phương tiện cố định được đặt trên tàu mẹ để giữ tàu lặn và tổng kiểm tra hệ thống hạ và nâng tàu hoặc cần trục để nâng tàu, nếu thấy cần thiết: (14) Kiểm tra và thử các hạng mục khác mà Đăng kiểm thấy cần thiết.