Lịch trình bảo dưỡng

Một phần của tài liệu Thi-Cong-Lap-dat-Thiet-bi-Pccc-TCVN-7161-1-2002-ISO-14520-1-2000 (Trang 27 - 28)

9 Kiểm tra, bảo dưỡng, thử nghiệm và đào tạo 1 Qui định chung

9.3.3 Lịch trình bảo dưỡng

Lịch trình bảo dưỡng bao gồm các yêu cầu về kiểm tra và thử nghiệm định kỳ đối với toàn bộ hệ thống chữa cháy đã được lắp đặt hồn chỉnh, bao gồm cả các bình chứa chịu áp lực như đã qui định trong các tiêu chuẩn quốc gia tương ứng.

Lịch trình bảo dưỡng phải do người có đủ năng lực thực hiện và người thực hiện lịch bảo dưỡng phải cung cấp cho người sử dụng một báo cáo kiểm tra có nội dung và ngày kiểm tra và chữ ký trong đó có các thơng báo về các sửa chữa cần được thực hiện.

Trong quá trình bảo dưỡng phải thận trọng và đề phịng để tránh làm thốt khí chữa cháy. Phụ lục F giới thiệu một lịch trình bảo dưỡng thích hợp.

9.4 Đào tạo

Tất cả mọi người có thể thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, thử nghiệm, bảo dưỡng hoặc vận hành các hệ thống chữa cháy phải được đào tạo đầy đủ về các chức năng, nhiệm vụ mà họ phải thực hiện.

Các nhân viên làm việc bên trong khu vực kín được bảo vệ bằng khí chữa cháy phải được huấn luyện về cách vận hành và sử dụng hệ thống chữa cháy, đặc biệt là những vấn đề an toàn.

Phụ lục A

(qui định)

Hồ sơ A.1 Qui định chung

Các hồ sơ này phải do những người có đủ kinh nghiệm trong thiết kế các hệ thống chữa cháy chuẩn bị. Sự sai khác so với các hồ sơ này phải được cơ quan có thẩm quyền cho phép.

A.2 Hồ sơ

Hồ sơ phải bao gồm nội dung sau:

a) các bản vẽ theo một tỷ lệ đã cho của hệ thống chữa cháy bằng khí bao gồm các bình chứa, vị trí của các bình chứa, đường ống và đầu phun, van và cơ cấu giảm áp (nếu được lắp) và khoảng cách giữa các giá treo đường ống;

b) tên của người chủ sở hữu và người sử dụng;

c) vị trí của tịa nhà trong đó có mối nguy hiểm cháy được xác định vị trí; d) vị trí và cấu trúc của các thành và vách ngăn của cấu kiện bao che bảo vệ;

e) mặt cắt ngang của cấu kiện bao che, chiều cao tồn bộ hoặc sơ đồ bố trí bao gồm sàn tiếp cận đi lên và trần treo;

f) loại khí chữa cháy được sử dụng;

g) nồng độ dập tắt hoặc nồng độ làm trơ, nồng độ thiết kế và nồng độ lớn nhất;

h) mơ tả các vùng có nguy cơ cháy lan do cháy các vùng có sự cố cháy đã được bảo vệ; i) đặc tính kỹ thuật của bình chữa cháy được sử dụng, bao gồm dung tích, áp suất bảo quản và khối lượng kể cả khí chữa cháy;

j) mơ tả về đầu phun được sử dụng, bao gồm cả kích thước cửa vào, tình trạng miệng lỗ và cỡ/mã của lỗ và cỡ kích thước lỗ của cơ cấu giảm áp, nếu có;

k) mô tả về các đường ống dẫn, van và phụ tùng đường ống được sử dụng, bao gồm cả đặc tính kỹ thuật của vật liệu, cấp và trị số áp suất;

l) danh mục thiết bị hoặc hóa đơn của các vật liệu cho mỗi chi tiết của thiết bị hoặc cơ cấu biểu thị tên cơ cấu, thiết bị nhà sản xuất, mẫu (model) hoặc số liệu chi tiết, số lượng và sự mô tả;

m) sơ đồ không gian của hệ thống phân phối khí chữa cháy biểu thị chiều dài và đường kính của mỗi đoạn ống và số nút chuẩn liên quan đến các tính lưu lượng;

n) các tính về sự nén tăng áp của cấu kiện bao che và thơng gió;

o) mơ tả về sự phát hiện đám cháy, các hệ thống khởi động và điều khiển.

Một phần của tài liệu Thi-Cong-Lap-dat-Thiet-bi-Pccc-TCVN-7161-1-2002-ISO-14520-1-2000 (Trang 27 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(73 trang)
w