Chuẩn bị thử

Một phần của tài liệu Thi-Cong-Lap-dat-Thiet-bi-Pccc-TCVN-7161-1-2002-ISO-14520-1-2000 (Trang 47 - 49)

9 Kiểm tra, bảo dưỡng, thử nghiệm và đào tạo 1 Qui định chung

C.6.3.3.1 Chuẩn bị thử

Trước khi tiến hành các thử nghiệm phải xác định thành phần của khí chữa cháy bằng phân tích. Ghi lại khối lượng của các tấm chất dẻo trước khi thử.

C.6.3.3.2 Tiến hành thử

Heptan phải được đốt cháy và cho phép được cháy hoàn toàn trong 210 s sau khi đốt cháy heptan. Tất cả các cửa phải được đóng kín và phải khởi động hệ thống chữa cháy bằng tay. Lúc khởi động hệ thống, lượng oxy trong cấu kiện bao che khơng được lớn hơn nồng độ oxy bình thường trong khí quyển trừ đi 0,5% theo thể tích. Trong q trình thử, nồng độ oxy khơng được thay đổi lớn hơn 1,5% theo thể tích do các sản phẩm của đám cháy. Sự thay đổi này phải được xác định bằng cách so sánh nồng độ oxy đo được trong thử nghiệm phun nguội với nồng độ đo được trong thử nghiệm đám cháy này (lấy các giá trị trung bình).

Cấu kiện bao che phải được giữ nguyên hiện trạng trong tổng thời gian là 10 min sau khi kết thúc việc phun. Sau khoảng thời gian để ngấm, thơng gió cho cấu kiện bao che và quan sát xem liệu còn lại đủ nhiên liệu để chịu được sự đốt cháy nữa hay khơng và tìm các dấu hiệu của sự bốc cháy trở lại.

Phải ghi lại các thông tin sau:

a) sự hiện diện và vị trí của nhiên liệu đang cháy; b) có hay khơng có sự bốc cháy lại của đám cháy; c) khối lượng của kết cấu đám cháy sau khi thử.

Khi cần thiết, bổ sung nồng độ khí chữa cháy và lặp lại chương trình thử nghiệm tới khi đạt được ba lần dập tắt đám cháy liên tiếp thành công.

C.6.3.3.3 Ghi lại kết quả

Sau khoảng thời gian đốt cháy sơ bộ được yêu cầu cần ghi lại các dữ liệu sau cho mỗi thử nghiệm:

a) thời gian phun có hiệu quả: nghĩa là đối với các khí chữa cháy hóa lỏng, thời gian của pha khí trước hóa lỏng cộng với thời gian của dịng hai pha; đối với các khí chữa cháy khơng hóa lỏng, thời gian từ khi mở van bình chứa tới khi dừng phun, thời gian phun đối với các khí chứa cháy hóa lỏng phải được xác định bởi áp suất đầu phun, nhiệt độ đầu phun hoặc sự kết hợp của cả hai;

b) thời gian yêu cầu để đạt được việc “dập tắt” ngọn lửa, nghĩa là thời gian khi chỉ có ngọn lửa ở các cạnh trên đỉnh của hai tấm chất dẻo bên trong, tính bằng giây; thời gian này phải được xác định bởi quan sát bằng mắt hoặc các phương tiện thích hợp khác;

c) thời gian yêu cầu để đạt được sự dập tắt ngọn lửa, tính bằng giây; thời gian này phải được xác định bởi quan sát bằng mắt hoặc bằng phương tiện thích hợp khác;

d) tổng khối lượng của khí chữa cháy được phun vào cấu kiện bao che thử;

e) thời gian duy trì (thời gian từ khi kết thúc việc phun của hệ thống chữa cháy tới khi mở cấu kiện bao che thử).

CHÚ THÍCH: Kết thúc việc phun là thời điểm khi việc phun đã thực sự dừng lại. Đối với các khí chữa cháy hóa lỏng tăng áp, đây là lúc phun ra hầu hết là khí. Đối với các khí chữa cháy hóa lỏng khơng tăng áp và các khí chữa cháy khơng hóa lỏng, cơ cấu ngắt được dùng để dừng phun, đây là lúc áp suất ở đầu phun giảm tới không (0).

C.6.3.4 Xác định nồng độ thiết kế của khí chữa cháy

Nồng độ dập tắt đối với mỗi nhiên liệu là nồng độ để đạt được sự dập tắt đáp ứng yêu cầu đối với đám cháy qua ba lần thử liên tiếp. (Chỉ có ngọn lửa ở các cạnh trên đỉnh của hai tấm chất dẻo bên trong sau khi kết thúc việc phun được 180 s, khơng có sự bốc cháy sau khi kết thúc việc phun được 60s và khơng có sự bốc cháy lại sau khi kết thúc việc phun được 10 min). Cũng có thể sử dụng ba lần thử khơng liên tiếp, có kết quả và lấy nồng độ cao nhất trong các lần thử này (nghĩa là thử nghiệm với khối lượng lớn nhất của khí chứa cháy được phun và thời gian phun dài nhất). Nồng độ thiết kế nhỏ nhất là nồng độ cao nhất trong các nồng độ trong phịng thí nghiệm đối với ba nhiên liệu (xem C.6.3.2.2) nhân với một hệ số an tồn thích hợp.

Phụ lục D

(qui định)

Phương pháp đánh giá nồng độ trơ của khí chữa cháy D.1 Phạm vi

Phụ lục này qui định phương pháp để xác định nồng độ trơ hoặc nồng độ ức chế của khí chữa cháy dựa trên các số liệu của biểu đồ khả năng cháy của hệ thống ba thành phần (nhiên liệu, khí chữa cháy, khơng khí).

Hỗn hợp nhiên liệu/khí chữa cháy/khơng khí ở áp suất 1 at (1 bar hoặc 14,7 psi) được đốt cháy bằng tia lửa hồ quang và đo sự tăng lên của áp suất.

D.3 Thiết bị

Một phần của tài liệu Thi-Cong-Lap-dat-Thiet-bi-Pccc-TCVN-7161-1-2002-ISO-14520-1-2000 (Trang 47 - 49)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(73 trang)
w