9 Kiểm tra, bảo dưỡng, thử nghiệm và đào tạo 1 Qui định chung
E.3.4.4 Tính lần cuối đối với thời gian duy trì
Tính lại thời gian duy trì, t1 khi sử dụng giá trị F được xác định như trong E.3.4.3. Đối với các khí chữa cháy nặng hơn khơng khí, F khơng nên lớn hơn 0,5 hoặc nhỏ hơn 0,15. Nếu F nhỏ hơn
0,15, dùng F = 0,15. Nếu F lớn hơn 0,5, dùng F = 0,5. Đối với các khí chữa cháy nhẹ hơn khơng khí, F khơng nên nhỏ hơn 0,5 hoặc hớn hơn 0,85. Nếu F nhỏ hơn 0,5, dùng 0,5. Nếu F lớn hơn 0,85, dùng F = 0,85.
Các giá trị cực hạn của F gần với 0 hoặc 1 có thể tạo ra các thời gian duy trì dự báo trước dài khơng thực tế. Nếu diện tích rị rỉ ở lối ra (trên hoặc dưới tùy thuộc vào khí chữa cháy nặng hơn hoặc nhẹ hơn khơng khí) là lớn thì dịng khơng khí vào cũng như dịng hỗn hợp ra có thể xảy ra ở lối ra - làm cho các phương trình thời gian duy trì khơng có hiệu lực.
E.4 Báo cáo
Soạn thảo báo cáo viết gồm các thông tin sau:
a) các đặc tính dịng rị rỉ của cấu kiện bao che (nghĩa là các giá trị trung bình của k1 và n); b) nồng độ ban đầu của khí chữa cháy, nồng độ nhỏ nhất và khí chữa cháy được sử dụng; c) số lượng khí chữa cháy được cung cấp;
d) thể tích của cấu kiện bao che;
e) chiều cao của cấu kiện bao che và, đối với cấu kiện bao che phi tiêu chuẩn, các kích thước thích hợp;
f) đối với cấu kiện bao che khơng có sự hịa trộn liên tục, chiều cao yêu cầu được bảo vệ; g) thời gian duy trì dự báo và giá trị tn theo hoặc khơng tuân theo yêu cầu của 7.8.2 e), nghĩa là giá trị nhỏ hơn 10 min hoặc cần dài hơn;
h) thơng tin về sự bố trí và tình trạng của cấu kiện bao che, mơi trường xung quanh và trang bị phục vụ như đã qui định trong E.25 và E.2.7.1.4
i) dữ liệu về sự hiệu chuẩn hiện hành đối với thiết bị quạt và các cơ cấu đo áp suất, các chứng chỉ tương ứng nếu có và các kết quả kiểm tra sự hiệu chuẩn khu vực cấu kiện bao che;
j) các kết quả thử bao gồm cả hồ sơ của các phép đo kiểm tra và các tính thích hợp; k) kích thước và vị trí của các chỗ rị rỉ.
Phụ lục F
(tham khảo)
Kiểm định tính năng của hệ thống chữa cháy
Qui trình thích hợp để kiểm tra hệ thống chữa cháy như sau:
a) Ba tháng một lần: kiểm tra và bảo dưỡng tất cả các hệ thống phát hiện và báo động bằng điện theo qui định của các tiêu chuẩn quốc gia có liên quan;
b) Sáu tháng một lần: thực hiện các kiểm tra sau:
1) xem xét bên ngồi đường ống để xác định tình trạng của nó, thay thế hoặc thử áp suất và sửa chữa khi cần thiết đường ống bị gỉ hoặc có hư hỏng cơ học;
2) kiểm tra chức năng điều khiển đúng bằng tay của tất cả các van điều khiển và kiểm tra bổ sung chức năng điều khiển tự động chính xác của các van tự động;
3) xem xét bên ngồi các bình chứa đối với các dấu hiệu hư hỏng hoặc sửa đổi không được phép và các hư hỏng đối với các ống mềm của hệ thống;
4) kiểm tra các áp kế của các bình chữa cháy; khí hóa lỏng nên có chênh lệch áp suất trong khoảng 10% và khí khơng hóa lỏng là 5% so với áp suất nạp đúng; thay thế hoặc nạp lại bất kỳ bình chứa nào có tổn thất áp suất lớn hơn;
5) đối với các khí hóa lỏng, kiểm tra bằng cân hoặc sử dụng các dụng cụ chỉ báo mực chất lỏng để kiểm tra dung lượng đúng của các bình chứa; thay thế hoặc nạp lại bất kỳ bình chứa nào có tổn thất dung lượng lớn hơn 5%.
Tiến hành kiểm tra tính tồn vẹn của cấu kiện bao che khi sử dụng phương pháp, được mô tả trong 9.2.4.1. Nếu tổng diện tích rị rỉ đo được tăng lên so với diện tích đo được trong q trình lắp đặt đã ảnh hưởng có hại đến tính năng của hệ thống thì phải có biện pháp làm giảm sự rị rỉ đi.
d) Theo yêu cầu qui định của pháp luật, và khi thuận tiện cần tháo các bình chứa và thử áp lực khi cần thiết.
Phụ lục G
(tham khảo)
Hướng dẫn an toàn cho các nhân viên tiếp xúc với các khí chữa cháy G.1 Phạm vi áp dụng
Phụ lục này bao gồm thông tin để xác lập qui tắc thực hành cần thiết nhằm ngăn ngừa sự tiếp xúc không cần thiết của các nhân viên với sự phun khí chữa cháy hoặc mơi trường sau khi phun có chứa các khí chữa cháy được nêu trong tiêu chuẩn này.
Sự đề phịng an tồn theo u cầu của tiêu chuẩn này không nhằm vào các ảnh hưởng độc hại hoặc các ảnh hưởng về mặt sinh lý liên quan đến các sản phẩm cháy do đám cháy gây ra. Sự đề phòng an toàn theo tiêu chuẩn này chấp nhận thời gian tiếp xúc tối đa là 5 min. Thời gian tiếp xúc dài hơn 5 min có thể chịu ảnh hưởng về mặt sinh lý hoặc độc hại và không được qui định trong tiêu chuẩn này. Các yêu cầu trong 4.2 và 4.3 của tiêu chuẩn này đối với việc lắp đặt và sử dụng các cơ cấu đo thời gian trễ, các bộ phận chuyển mạch tự động/bằng tay, cơ cấu khóa ngắt phải được áp dụng cho phụ lục này.
G.2 An tồn
Bất cứ khí chữa cháy nào được tiêu chuẩn này thừa nhận hoặc được đề nghị đưa vào tiêu chuẩn này trước tiên phải được đánh giá theo phương pháp tương đương với phương pháp được sử dụng trong chương trình SNAP của cơ quan bảo vệ môi trường (EPA) của Hoa Kỳ hoặc được các viện phê duyệt khí chữa cháy quốc tế/quốc gia khác sử dụng.