Thảo luận kết quả nghiên cứu

Một phần của tài liệu Những nhân tố ảnh hưởng đến hành vi dự định mua máy tính bảng của người dân TP hồ chí minh (Trang 70 - 73)

CHƯƠNG 5 : KẾT LUẬN

5.1 Thảo luận kết quả nghiên cứu

5.1.1 Về sự tác động của các biến nghiên cứu đến hành vi dự định mua máy tính bảng của người dân TP.HCM bảng của người dân TP.HCM

Qua kết quả phân tích hồi quy tuyến tính thì các nhân tố lịng trung thành với thương hiệu, sự quen thuộc với công nghệ, chuẩn chủ quan, nhận thức kiểm sốt hành vi, nhận thức sự hữu ích, nhận thức tính dễ sử dụng, chiêu thị đều có tác động cùng chiều đến hành vi dự định mua máy tính bảng của người dân TP.HCM. Ngồi ra, kết quả hồi quy có R2 hiệu chỉnh là 0.65 cho thấy các yếu tố giải thích được 65% độ biến thiên về hành vi dự định mua máy tính bảng của người dân TP.HCM, điều này chứng tỏ ngoài 7 yếu tố được sử dụng trong mơ hình nghiên cứu, cịn những yếu tố khác tác động đến hành vi dự định mua máy tính bảng của người dân TP.HCM nhưng chưa được khám phá và đưa vào mơ hình nghiên cứu.

Bên cạnh đó, mức độ ảnh hưởng của 7 yếu tố trong mơ hình hồi quy tuyến tính theo thứ tự từ lớn đến nhỏ lần lượt là: Lòng trung thành với thương hiệu (β = 0.283), nhận thức kiểm soát hành vi (β = 0.198), nhận thức sự hữu ích (β = 0.173), chiêu thị (β = 0.148), nhận thức tính dễ sử dụng (β = 0.126), chuẩn chủ quan (β = 0.117), cuối cùng là sự quen thuộc với công nghệ (β = 0.115). Kết quả này xuất phát từ những nguyên nhân sau:

Thứ nhất, đối với yếu tố lòng trung thành với thương hiệu: kết quả từ nghiên cứu cho thấy yếu tố lòng trung thành đối với thương hiệu tác động cùng chiều đến hành vi dự định mua máy tính bảng của người dân TPHCM. Nhiều nhà nghiên cứu trước đó cũng đưa ra kết luận tương tự như Sacharin (2001) nghiên cứu về hành vi dự định mua một sản phẩm công nghệ mới, Cooper va Donald (2001) nghiên cứu về lòng trung thành với thương hiệu tác động đến dự định mua ipad của người dùng,

Erdogan và Baker (2000) chỉ ra rằng lòng trung thành với thương hiệu có tác động cùng chiều đến hành vi dự định mua một sản phẩm công nghệ mới, nghiên cứu của Supawadee Khumrat (2012) cũng cho kết quả tương tự. Có thể nói lòng trung thành với thương hiệu là một trong những đặc trưng của hành vi tiêu dùng. Một thương hiệu nếu thực sự nổi tiếng và chứng tỏ được đẳng cấp cũng như giá trị thông qua chất lượng các dòng sản phẩm bán ra thì sẽ thu hút được một lượng lớn những người dùng, từ đó thúc đẩy ý định mua sắm của họ. Có thể lấy ví dụ đó là thương hiệu Apple nổi tiếng với các dòng sản phẩm đẳng cấp như máy nghe nhạc ipod, điện thoại thông minh iphone hay những chiếc Macbook, từ đó, tạo tiền đề vững chắc cho việc ra đời dịng sản phẩm máy tính bảng ipad được sự ủng hộ đơng đảo từ phía người dùng.

Thứ hai, đối với yếu tố nhận thức kiểm soát hành vi: : kết quả từ nghiên cứu cho thấy yếu tố nhận thức kiểm soát hành vi tác động cùng chiều đến hành vi dự định mua máy tính bảng của người dân TPHCM. Kết quả này cũng hoàn toàn giống như những kết quả nghiên cứu trước đây của Novak et al. (2003), Sa’nchez-Franco và Rolda’n (2005). Trong bài nghiên cứu này, yếu tố nhận thức kiểm soát hành vi được đề cao là do đa phần đối tượng là những người đã đi làm, có thu nhập và kinh nghiệm từ thực tiễn xã hội nên họ có xu hướng cảm thấy tự tin đối với việc kiểm soát nhận thức của mình trong việc muốn mua máy tính bảng.

Thứ ba, đối với yếu tố nhận thức sự hữu ích: kết quả từ nghiên cứu cho thấy yếu tố nhận thức sự hữu ích tác động cùng chiều đến hành vi dự định mua máy tính bảng của người dân TPHCM. Kết quả này cũng hoàn toàn giống như những kết quả nghiên cứu trước đây của Adams (2000), Davis (2002), Bagozzi (2003), Swanberg (2004) và nghiên cứu của tác giả Đỗ Thị Kim Năm (2012). Một chiếc máy tính bảng hữu ích được người dùng đặc biệt quan tâm là do họ tin tưởng rằng việc mua và sử dụng máy tính bảng sẽ làm tăng hiệu quả cho cơng việc của họ. Đồng thời cũng giúp dễ dàng hơn trong việc thực hiện những công việc hàng ngày như kiểm tra thư điện tử, đọc tin tức trên mạng, ...

Thứ tư, đối với yếu tố chiêu thị: kết quả từ nghiên cứu cho thấy chiêu thị bao gồm các hoạt động như quảng cáo và khuyến mãi cũng có tác động cùng chiều đến dự định mua máy tính bảng của người dùng, nếu các chương trình quảng cáo giới thiệu về máy tính bảng xuất hiện thường xun thì sẽ tác động vào nhận thức của người dùng về việc muốn mua một chiếc máy tính bảng để phục vụ cho cơng việc, tương tự, những chương trình khuyến mãi như giảm giá, trả góp, quà tặng kèm theo cũng thu hút và gây nhiều chú ý cho họ, nên có khả năng là cũng tác động không nhỏ đến hành vi dự định mua máy tính bảng của người dùng.

Thứ năm, đối với yếu tố nhận thức tính dễ sử dụng: kết quả từ nghiên cứu cho thấy yếu tố nhận thức tính dễ sử dụng tác động cùng chiều đến hành vi dự định mua máy tính bảng của người dân TPHCM. Kết quả này cũng hoàn toàn giống như những kết quả nghiên cứu trước đây của Adams (2000), Davis (2002), Bagozzi (2003), Swanberg (2004) và nghiên cứu của tác giả Đỗ Thị Kim Năm (2012). Ở đây đa phần đối tượng là những người đi làm và phần lớn là không am hiểu sâu sắc về máy tính bảng, bên cạnh đó, do máy tính bảng cũng là một loại sản phẩm cơng nghệ mới tích hợp nhiều tính năng tiện ích nên yếu tố nhận thức tính dễ sử dụng cũng được người dùng đặc biệt quan tâm.

Thứ sáu, đối với yếu tố chuẩn chủ quan: kết quả từ nghiên cứu cho thấy yếu tố chuẩn chủ quan tác động cùng chiều đến hành vi dự định mua máy tính bảng của người dân TPHCM. Kết quả này cũng hoàn toàn giống như những kết quả nghiên cứu trước đây của Ma’aruf et al (2003), Ramayah và Suki (2006). Do đa phần đối tượng là những người đi làm và ln có những mối quan hệ xã hội nhất định nên suy nghĩ và ý kiến của những người xung quanh cũng có tác động đến dự định mua máy tính bảng của họ. Vì vậy, thơng thường người dùng thường tìm hiểu hỏi han những người thân, bạn bè hay những người mà họ tin tưởng về kiến thức chuyên môn công nghệ để cân nhắc về dự định mua máy tính bảng trong tương lai của họ.

Thứ bảy, đối với yếu tố sự quen thuộc với công nghệ: kết quả từ nghiên cứu cho thấy sự quen thuộc với công nghệ tác động cùng chiều đến hành vi dự định mua máy tính bảng của người dân TPHCM. Kết quả này cũng giống với những nghiên

cứu trước đây của Cheung, Park và Jun (2003), Yang (2005), Richards và Shen (2007). Điều này cho thấy người dân TPHCM cũng giống như nhiều nơi khác trên thế giới, việc họ có quen thuộc đối với các sản phẩm cơng nghệ hay khơng có tác động đến hành vi dự định mua máy tính bảng của họ trong tương lai.

5.1.2 Về sự khác biệt theo đặc điểm cá nhân ảnh hưởng đến hành vi dự định mua máy tính bảng của người dân TP.HCM máy tính bảng của người dân TP.HCM

Nghiên cứu này cho thấy khơng có sự khác biệt theo đặc điểm cá nhân của đối tượng khảo sát như giới tính, độ tuổi, trình độ học vấn và lĩnh vực cơng tác đối với hành vi dự định mua máy tính bảng của người dân TPHCM. Do mẫu khảo sát đa phần là những người đi làm, một phần cũng do máy tính bảng là một loại sản phẩm cơng nghệ mới, thêm vào đó, tác giả tiến hành phân tích xử lý số liệu dựa trên 250 đối tượng trả lời hợp lệ, có thể kích cỡ mẫu chưa đủ lớn để có thể thấy được sự khác biệt rõ rệt theo đặc điểm cá nhân (giới tính, độ tuổi, trình độ học vấn và lĩnh vực công tác) đối với hành vi dự định mua máy tính bảng của người dân TPHCM.

Một phần của tài liệu Những nhân tố ảnh hưởng đến hành vi dự định mua máy tính bảng của người dân TP hồ chí minh (Trang 70 - 73)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(112 trang)
w