7. Kết cấu của luận văn
1.4. Các quy định của pháp luật hiện hành về thời giờ làm việc
1.4.2. Các loại thời giờ làm việc
1.4.2.1. Thời giờ làm việc theo tiêu chuẩn
Thời giờ làm việc theo tiêu chuẩn là thời giờ làm việc bình thường, loại thời giờ làm việc áp dụng cho phần lớn những người lao động làm việc trong điều kiện lao động, môi trường làm việc bình thường. Theo quy định tại khoản 1 Điều 105 Bộ luật Lao động 2019 thì “thời giờ làm việc bình thường
khơng quá 08 giờ trong 01 ngày và 48 giờ trong 01 tuần”. Quy định này
chính là cơ sở pháp lý để bảo vệ quyền lợi tối thiểu của người lao động, ngăn chặn những hậu quả xấu có thể xảy ra, đồng thời đảm bảo lợi ích lâu dài cho người sử dụng lao động. Thời giờ làm việc bình thường được quy định dựa trên cơ sở tiêu chuẩn hóa thời giờ làm việc. Căn cứ vào quy định này, người lao động và người sử dụng lao động thỏa thuận về thời giờ làm việc trong nội dung hợp đồng lao động hoặc thỏa ước lao động tập thể phù hợp.
Căn cứ vào quy định khoản 1 Điều 105 Bộ luật Lao động 2019 quy định “người sử dụng lao động có quyền quy định làm việc theo giờ hoặc ngày hoặc
tuần, trường hợp theo tuần thì thời giờ làm việc bình thường khơng q 10
giờ trong 01 ngày, nhưng không quá 48 giờ trong 01 tuần.”. Như vậy, quy
định như tại khoản 1 Điều 105 Bộ luật Lao động 2019 sẽ khuyến khích cả hai bên trong quan hệ lao động có những thỏa thuận có lợi cho người lao động, khuyến khích các đơn vị sử dụng lao động cạnh tranh giảm giờ làm cho người lao động. Quy định “Nhà nước khuyến khích người sử dụng lao động thực
hiện tuần làm việc 40 giờ” vừa phù hợp với sự phát triển của nền sản xuất, kinh doanh và hoạt động kinh tế của người sử dụng lao động, vừa phù hợp với nhu cầu, sức khỏe của người lao động. Trong một số trường hợp, do tính chất sản xuất, cơng tác và đặc thù cơng việc của doanh nghiệp, người sử dụng lao động buộc phải bố trí lại thời gian làm việc trong tuần, trong tháng cho phù hợp với quy định của pháp luật và vẫn đảm bảo được hiệu quả kinh doanh.
Tại Công ước số 47 của tổ chức lao động quốc tế về giảm thời giờ làm việc cịn 40 giờ/tuần (có hiệu lực bắt đầu kể từ ngày 23/6/1957) quy định rằng “mỗi nước thành viên của Tổ chức Lao động Quốc tế phê chuẩn Công ước
này phải thừa nhận nguyên tắc tuần lễ 40 giờ được áp dụng sao cho không
gây ra hậu quả là mức sống bị giảm sút”. Tại một số nước trong khu vực
Đông Nam Á, ví dụ như Indonesia, quy định “Người lao động không được
phép làm quá 7 giờ một ngày hoặc 40 giờ một tuần”, Nhật Bản quy định “Nhà tuyển dụng không được quy định thời giờ làm việc quá 8 tiếng một ngày, 40 tiếng một tuần”,... Như vậy, các nước đã không quy định độ dài thời giờ làm
việc cụ thể mà quy định bằng giới hạn tối đa thường là “không quá 8 giờ trong 1 ngày và không quá 48 giờ trong một tuần”. Quy định này đã khuyến
khích các bên thương lượng, thỏa thuận độ dài thời gian làm việc, tạo thuận lợi cho người lao động.
Hiện tại, Việt Nam chưa phê chuẩn nội dung của Công ước số 47 của ILO về giảm thời giờ làm việc còn 40 giờ một tuần nhưng quy định về thời giờ làm việc tiêu chuẩn của Việt Nam cũng khơng nằm trong dịng chảy chung của pháp luật lao động quốc tế về quy định mức tối đa về thời giờ làm việc và xu hướng giảm dần số giờ làm việc tiêu chuẩn
1.4.2.2. Thời giờ làm việc không tiêu chuẩn
Thời giờ làm việc khơng tiêu chuẩn là thời giờ do tính chất cơng việc mà không thể xác định được số giờ làm việc cụ thể, người lao động phải thực hiện những nhiệm vụ lao động khác giờ làm việc bình thường nhưng không được trả thêm lương. Thời giờ làm việc không tiêu chuẩn áp dụng cho một số đối tượng sau:
- Những người lao động do tính chất phục vụ phải thường xuyên ăn ở và làm việc tại nơi làm việc;
- Những người lao động do tính chất cơng việc mà phải thường xuyên đi sớm về muộn hơn người lao động khác hoặc những người lao động được tự ý bố trí thời gian làm việc. Ví dụ như cơng nhân lao công, tạp vụ, công nhân phụ trách bảo dưỡng, lau chùi máy móc,…
- Người lao động do điều kiện khách quan không thể xác định hoặc biết trước thời gian làm việc cụ thể, do thực tế phát sinh như lãnh đạo, cán bộ ngoại giao; hoặc những người lao động do tính chất cơng việc được giao mà họ tự ý bố trí thời gian làm việc của mình như cán bộ nghiên cứu khoa học,… Tuy vậy, thời giờ làm việc tiêu chuẩn vẫn là cơ sở để giao công việc và nghiệm thu kết quả làm việc của họ.
Căn cứ vào những quy định trên, có thể thấy, thời giờ làm việc không tiêu chuẩn chỉ áp dụng cho một số đối tượng nhất định và một số đặc thù cơng việc. Cơng việc có tính chất phục vụ phải ăn ở và làm việc tại nơi làm việc là cơng việc khó xác định được thời giờ làm việc cụ thể. Người sử dụng lao động sẽ khó kiểm sốt được vấn đề, khi nào người lao động thực hiện công việc, khi nào người lao động nghỉ ngơi mà chỉ kiểm sốt được kết quả cơng việc. Công việc phụ trách phải đi sớm về muộn hơn người lao động khác hoặc những lao động được tự ý bố trí thời gian làm việc. Đặc thù công việc này, người lao động không thực hiện thời giờ làm việc bình thường, mà phải thực hiện thời giờ theo bản chất cơng việc. Ví dụ, người qt dọn nhà xưởng, họ phải làm việc sớm hơn những người lao động bình thường, phải dọn dẹp sạch sẽ nhà xưởng trước khi công nhân bắt đầu giờ làm việc và sau khi công nhân kết thúc giờ làm việc. Mặt khác, cơng việc mà người lao động tự ý bố trí thời gian làm việc của mình, ví dụ như những bác sĩ, y tá làm việc tại các bệnh viện, trung tâm y tế, phịng khám bệnh, họ phải thực hiện cơng việc theo tính chất cơng việc chứ không theo thời giờ làm việc.
Như vậy, thời giờ làm việc không tiêu chuẩn là chế độ thời giờ làm việc khá tích cực và thuận lợi cho người lao động cũng như người sử dụng lao động trong một số ngành nghề nhất định. Thực hiện tốt thời giờ làm việc không tiêu chuẩn, các bên trong quan hệ lao động sẽ giải quyết được mâu thuẫn của các vấn đề về thời giờ làm thêm, thời giờ rút ngắn,…
Thời giờ làm việc rút ngắn là loại thời giờ làm việc có độ dài ngắn hơn thời giờ làm việc bình thường mà vẫn hưởng đủ lương, áp dụng với một số trường hợp người lao động đặc biệt, đó là những trường hợp thực hiện công việc nặng nhọc, nguy hiểm, độc hại, người lao động nữ mang thai, lao động chưa đủ 18 tuổi, lao động khuyết tật, lao động là người cao tuổi.
Tại khoản 2 Điều 137 Bộ luật Lao động 2019 quy định “lao động nữ làm
công việc nặng nhọc khi mang thai,chuyển sang làm công việc nhẹ hơn, an
toàn hơn hoặc giảm bớt 01 giờ làm việc hằng ngày mà không bị cắt giảm tiền
lương và quyền, lợi ích cho đến hết thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi.” và
tại khoản 4 Điều này quy định “Lao động nữ trong thời gian hành kinh được
nghỉ mỗi ngày 30 phút; trong thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi, được nghỉ mỗi ngày 60 phút trong thời gian làm việc. Thời gian nghỉ vẫn được
hưởng đủ tiền lương theo hợp đồng lao động”.
Tại khoản 2 Điều 146 Bộ luật Lao động 2019 quy định “thời giờ làm
việc của người lao động chưa thành niên từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi không được quá 08 giờ trong 01 ngày và 40 giờ trong 01 tuần. Thời giờ làm việc của người dưới 15 tuổi không được quá 04 giờ trong 01 ngày và 20 giờ trong 01 tuần và không được sử dụng làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm”
Đối với người lao động cao tuổi (người lao động cao tuổi là người tiếp tục lao động sau độ tuổi lao động, đối với nam sẽ sau 62 tuổi, nữ sau 60 tuổi), theo quy định tại Điều 149 Bộ luật Lao động 2019 quy định: “người lao động
cao tuổi được rút ngắn thời giờ làm việc hàng ngày hoặc được áp dụng chế độ làm việc không trọn thời gian”.
Có thể nói, các quy định pháp luật lao động về thời giờ làm việc trên nhằm mục đích bảo vệ sức khỏe, quyền lợi cho người lao động, đồng thời là những biện pháp cần thiết để ngăn chặn hành vi bóc lột sức lao động của người sử dụng lao động. Tại một số nước trên thế giới, thời giờ làm việc rút ngắn được áp dụng cho các đối tượng là người lao động làm các công việc độc hại, nguy hiểm, lao động nữ và lao động chưa thành niên và người lao động cao tuổi như Luật Lao động của Nhật Bản quy định “lao động chưa
thành niên mỗi ngày làm việc 7 giờ, mỗi tuần làm việc 42 giờ, trong đó bao gồm cả giờ học tập”, Luật Lao động của Lào quy định “giờ làm việc tối đa là 6 giờ/ngày hoặc 36 giờ/tuần đối với người lao động làm việc trong các ngành
nghề liên quan đến tia phóng xạ hoặc các bệnh lây nhiễm, khói độc hại, hóa chất nguy hiểm như chất nổ, trong hầm mỏ hoặc hầm ngầm, dưới nước hoặc trên khơng”.
Có thể khẳng định rằng, so sánh với các nước trên thế giới, pháp luật Việt Nam có những quy định rất tiến bộ, mục đích nhằm để bảo vệ quyền và lợi ích cho người lao động trong các trường hợp đặc biệt như người lao động làm việc trong môi trường nguy hiểm, độc hại, người lao động chưa thành niên, lao động nữ, người lao động cao tuổi.
1.4.2.4. Thời giờ làm thêm
Theo Từ điển Kinh tế học, Đại học Kinh tế Quốc dân của tác giả Nguyễn Văn Ngọc ghi nhận rằng “Giờ làm thêm hay cịn gọi là ngồi giờ (overtime)
là những giờ làm việc thêm so với số lượng giờ đã thỏa thuận giữa chủ và người lao động. Người chủ sử dụng hình thức làm thêm giờ để đáp ứng mức cầu đột ngột tăng lên vì họ cho rằng sử dụng lao động cơng nhân ngồi giờ có lợi hơn là tuyển cơng nhân mới. Những hợp đồng giữa cơng đồn và quản trị doanh nghiệp thường có điều khoản khuyến khích cơng nhân làm thêm giờ”.
Theo quy định tại khoản 1 Điều 107 Bộ luật Lao động 2019 quy định về làm thêm giờ là khoảng thời gian làm việc ngoài thời giờ làm việc bình thường được quy định trong pháp luật, thỏa ước lao động tập thể hoặc theo nội quy lao động.
Cũng theo quy định tại khoản 2 Điều 107 Bộ luật Lao động 2019, người sử dụng lao động được sử dụng người lao động làm thêm giờ khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây: “Phải được sự đồng ý của người lao động; Bảo đảm số giờ làm thêm của người lao động khơng q 50% số giờ làm việc bình thường trong 01 ngày, trường hợp áp dụng quy định làm việc theo tuần thì tổng số giờ làm việc bình thường và số giờ làm thêm khơng quá 12 giờ trong 01 ngày; không quá 30 giờ trong 01 tháng và tổng số không quá 200 giờ trong 01 năm, trừ một số trường hợp đặc biệt do Chính phủ quy định thì được làm thêm giờ khơng q 300 giờ trong 01 năm; Sau mỗi đợt làm thêm giờ nhiều ngày liên tục trong tháng, người sử dụng lao động phải bố trí để người lao động được nghỉ bù cho số thời gian đã không được nghỉ”.
Tại Điều 60 Nghị định 145/2020/NĐ-CP hướng dẫn chi tiết một số điều của Bộ luật Lao động 2019 (sau đây gọi là Nghị định 145/2020/NĐ-CP) quy định về làm thêm giờ khơng được vượt q 50% số giờ làm việc bình thường trong 01 ngày; khi áp dụng quy định làm việc theo tuần thì tổng số giờ làm việc bình thường và số giờ làm thêm khơng quá 12 giờ trong 01 ngày; không quá 12 giờ trong 01 ngày khi làm thêm vào ngày nghỉ lễ, tết và ngảy nghỉ hàng tuần.
Tại Điều 61 Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định việc tổ chức làm thêm từ 200 giờ đến 300 giờ trong 01 năm được quy định các trường hợp được tổ chức làm thêm như sản xuất, gia công xuất khẩu sản phẩm là hàng dệt, may, da, giày, chế biến nông, lâm, thủy sản; sản xuất, cung cấp điện, viễn thông, lọc dầu, cấp, thoát nước; các trường hợp khác phải giải quyết công việc cấp bách, khơng thể trì hỗn. Khi do nhu cầu sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cần tổ chức làm thêm giờ, người sử dụng lao động cần phải thông báo bằng văn bản tới cơ quan chuyên môn giúp Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) quản lý nhà nước về lao động tại địa phương. Đặc biệt, hai bên trong quan hệ lao động phải thỏa thuận với nhau và phải đảm bảo số giờ làm thêm không được trái với quy định về thời giờ làm việc, các quy định về cấm hoặc hạn chế làm thêm giờ đối với một số đối tượng và đảm bảo chế độ trả lương làm thêm giờ cho người lao động.
Bên cạnh đó, pháp luật nước ta cũng quy định về việc hạn chế làm thêm hoặc cấm làm thêm đối với các đối tượng như lao động nữ mang thai từ tháng thứ 07 hoặc tháng thứ 06 nếu làm việc ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi (khoản 1 Điều 137 Bộ luật Lao động 2019); lao động chưa thành niên (Điều 143 Bộ luật Lao động 2019); lao động là người khuyết tật suy giảm khả năng lao động từ 51% trở lên (Điều 159 Bộ luật Lao động 2019).
Theo quy định tại Bộ luật Lao động thì thời giờ làm việc ban đêm được quy định tại Điều 105 được tính từ 22 giờ đến 6 giờ sáng ngày hôm sau. Như vậy, căn cứ theo quy định này thì ca đêm được tính từ 22 giờ đến 6 giờ sáng hơm sau. Tuy nhiên, giờ làm việc này có thể do các bên thỏa thuận, thương
lượng sao cho phù hợp với tính chất cơng việc, yêu cầu của công ty nhưng vẫn cần đảm bảo được điều kiện về thời giờ nghỉ ngơi cho người lao động.
Ở một số nước, quy định về giờ làm việc ban đêm rất linh hoạt bởi vì tùy thuộc vào từng vùng khác nhau, yếu tố khí hậu ảnh hưởng tới độ dài của ngày và đêm là khác nhau. Tại nước Nhật Bản, thời giờ làm việc ban đêm được tính từ 10 giờ tối đến 5 giờ sáng hôm sau nhưng tùy theo mùa, khu vực và độ tuổi của người lao động. Tại Campuchia quy định, đêm là khoảng thời gian ít nhất 11 giờ liên tục có nghỉ giải lao trong khoảng 10 giờ tối đến 5 giờ sáng.
Cơ chế hoạt động của con người chủ yếu vào ban ngày, do vậy khi người lao động làm việc vào ban đêm, điều này sẽ làm thay đổi đồng hồ sinh học của cơ thể con người, bắt cơ thể phải làm việc theo nhịp cả ngày lẫn đêm. Điều này làm ảnh hưởng nhiều đến giấc ngủ, làm thay đổi thói quen sinh hoạt hàng ngày như ăn uống, nghỉ ngơi, vui chơi giải trí,… của người lao động. Làm việc vào thời gian ban đêm cũng dẫn đến hạn chế các mối quan hệ với những người xung quanh, giảm các hoạt động ngoài trời, như vậy sẽ gây căng thẳng, mệt mỏi và làm tăng nguy cơ mắc bệnh. Những người làm ca đêm có nguy cơ mắc các bệnh như đau dạ dày, tá tràng, các bệnh tim mạch, tăng nguy cơ mắc các bệnh ung thư,...Từ những điều này, dẫn đến nhu cầu được bảo vệ và bù đắp hao phí sức lao động so với làm việc vào ban ngày.
1.4.2.5. Thời giờ làm việc linh hoạt (Thời giờ làm việc không trọn ngày,